Rõ ràng ông Chu Ân Lai biết có hàng chục triệu đồng bào nông dân chết đói đang ngày ngày phải vật lộn để sinh tồn, thế mà ông ta lại ngang nhiên viết bài nói về vụ mùa bội thu đăng trên Nhân dân Nhật báo vào năm 1958 và năm 1959. Ông ta làm ngơ trước sinh mạng của 500 triệu nông dân, nói ra những lời tùy tiện, vô lương tâm.
Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Trung Quốc Đại Lục đã xảy ra nạn đói chấn động thế giới, bao nhiêu người đã chết đói trong nạn đói này đến nay vẫn là một dấu hỏi. Theo báo Boxun, chính cựu Thủ tướng Chu Ân Lai đã ra lệnh cho tiêu hủy số liệu thống kê số người chết trong thời đại họa nạn đói kéo dài 3 năm. Những dẫn chứng từ tư liệu cho thấy, ông Chu Ân Lai đã lừa gạt dân chúng trong thời kỳ đói khổ cùng cực này làm cho nạn đói ngày càng tệ hơn, bộ mặt thật của ông Chu Ân Lai đã được lịch sử vạch trần.
Vào ngày 29/11/2012, một bộ phim có tên «1942» của đạo diễn Phùng Tiểu Cương (Feng Xiaogang) được công chiếu ở Trung Quốc Đại Lục. Nhà làm phim đã lấy bối cảnh từ nạn đói ở Hà Nam vào năm 1942.
Blogger Điền Tuấn Vũ sau khi xem phim đã chia sẻ trên Blog cá nhân: Tại sao ông Chu Ân Lai lại ra lệnh tiêu hủy số liệu thống kê số người chết đói trong thời kỳ 3 năm đói khổ đó?
Bài báo cho biết, vào năm 1942 ở Hà Nam đã xảy ra nạn đói chưa từng có, 30 triệu người bị chết đói. So với nạn đói ở Hà Nam năm 1942, nạn đói từ năm 1959 đến 1961, số người chết ở Trung Quốc Đại Lục là bao nhiêu thì không thấy chính quyền Cộng sản Trung Quốc có công bố chính thức. Theo bài báo, Trung Quốc có số liệu thống kê rõ ràng số người chết trong nạn đói ở Hà Nam năm 1942 nhưng lại không có số liệu thống kê thời kỳ nạn đói 3 năm là do ông Chu Ân Lai đã ra lệnh tiêu hủy tài liệu này.
Bài báo chỉ ra, cuối năm 1961, Bộ trưởng Lương thực Trung Quốc là Trần Quốc Đống (Chen Guodong) cùng Bộ trưởng Thống kê Cổ Khải Doãn (Jiaqi Yun) và Chủ nhiệm Văn phòng Bộ Lương thực Chu Bá Bình (Zhou Boping) đã cùng thực hiện công tác điều tra về số người chết đói trong nạn đói 3 năm này.
Vào thập niên 80 thế kỷ XX, ông Chu Bá Bình đã có báo cáo về nhân khẩu tại Viện Khoa học Xã hội và thông báo họ có bảng thống kê bao nhiêu người chết đói, con số lên đến hàng chục triệu người. Ông Chu Ân Lai sau khi xem xong báo cáo thống kê này đã ra lệnh cho họ phải ngay lập tức cho tiêu hủy. Sau đó một tuần, ông Chu Ân Lai vẫn không yên tâm lại tiếp tục truy hỏi xem họ đã tiêu hủy hay chưa. Mọi người ai nấy đều trả lời đã làm theo lệnh, thậm chí cả trong đầu cũng không còn nhớ được gì.
Theo bài báo, khi đó ông Chu Ân Lai muốn giấu ông Mao Trạch Đông về sự thật thảm họa này. Ông Đinh Trữ (Ding Shu), chuyên gia về lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc nói, vào thời kỳ đầu thực hiện Đại nhảy vọt (1958 – 1963), ông Chu Ân Lai đã có nhiều chủ trương bừa bãi, bị ông Mao Trạch Đông nghiêm khắc phê bình, để bảo vệ chức vụ nên đã tìm cách đối phó bằng cách che giấu mọi mặt tiêu cực, không báo cáo tin tức xấu nào cho ông Mao Trạch Đông.
Tội ác của ông Chu Ân Lai trong thảm họa nạn đói
Tháng 11/2013, Blogger Chung Sơn Tiều Phu đã có bài viết trên trang mạng Bowen tiêu đề “Tội ác ít người biết của ông Chu Ân Lai.” Theo bài viết, nạn đói trong thời Đại nhảy vọt vào thế kỷ trước của Trung Quốc là một trong những sự kiện nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Thế nhưng Thủ tướng đương nhiệm khi đó là ông Chu Ân Lai lại không để lại một chữ nào cho thế nhân.
Trang mạng Bowen còn đăng lại bài báo đầy sức nặng của ông Chu Ân Lai trên Nhân dân Nhật báo vào ngày 6/10/1959. Bài báo tựa đề “10 năm vĩ đại” với đầy những lời dối trá này chính là bản tội chứng vạch trần tội lỗi của ông Chu Ân Lai, giấy trắng mực đen.
Trong bài báo ông Chu Ân Lai đã trắng trợn tâng bốc những thành tựu kinh tế, gọi năm 1958 là năm đại nhảy vọt về sản xuất công nông nghiệp, tổng sản lượng công nghiệp so với năm 1957 tăng 66%. Chỉ tiêu công nghiệp năm 1959 sau khi điều chỉnh so với tổng sản lượng công nghiệp năm 1958 cao hơn 25,6%…
Theo bài trên trang Bowen, sau 2 tháng xuất bản bài báo “10 năm vĩ đại” thì đến thời đỉnh cao của nạn đói. Tác giả viết, toàn bộ người thân trong gia đình một số bạn học thời cấp 3 của tác giả đều phải sống trong cảnh đói khổ từ tháng 12/1959 – 1/1960. Như vậy, căn cứ vào tình hình khi đó, ông Chu Ân Lai đúng là lòng lang dạ sói. Rõ ràng ông ta biết có hàng chục triệu nông dân chết đói đang ngày ngày phải vật lộn để sinh tồn, thế mà ông ta lại ngang nhiên viết bài nói về vụ mùa bội thu đăng trên Nhân dân Nhật báo vào năm 1958 và năm 1959. Ông ta làm ngơ trước sinh mạng của 500 triệu nông dân, nói ra những lời tùy tiện, vô lương tâm.
Vào ngày 26/1/1960, sau khi hơn chục triệu nông dân bị chết đói, Quốc vụ viện lại tuyên bố: “Năm 1958 và 1959 tình hình lương thực được mùa bội thu, thực trạng vô cùng khả quan.”
(Ảnh: internet)Theo tư liệu công bố, từ năm 1960, trong tình trạng vô số người chết đói khắp nơi, thế mà ông Chu Ân Lai lại có quyết định lấy lương thực đổi vàng, hàng năm đều cho mua vàng. (Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)Theo tư liệu công bố, từ năm 1960, trong tình trạng vô số người chết đói khắp nơi, thế mà ông Chu Ân Lai lại có quyết định lấy lương thực đổi vàng, hàng năm đều cho mua vàng. (Ảnh: internet)
Vào ngày 26/1/1960, sau khi hơn chục triệu nông dân bị chết đói, Quốc vụ viện lại tuyên bố: “Năm 1958 và 1959 tình hình lương thực được mùa bội thu, thực trạng vô cùng khả quan.”
Cuối cùng bài báo trên Bowen đã phải diễn tả, những câu chữ đầy tội ác này khiến người ta xem xong có thể muốn khóc mà không khóc nổi! Tội ác của ông Chu Ân Lai tày trời, có xử ông ta cả vạn lần tử hình cũng khó xua tan nỗi hận của hơn 500 triệu nông dân.
Theo tư liệu công bố, từ năm 1960, trong tình trạng vô số người chết đói khắp nơi, thế mà ông Chu Ân Lai lại có quyết định lấy lương thực đổi vàng, hàng năm đều cho mua vàng.
Vận động Đại nhảy vọt của Cộng sản Trung Quốc bắt đầu từ năm 1958, gây ra nạn đói chưa từng có trong 3 năm liền, dẫn đến hàng triệu người bị chết đói.
Theo một bài viết “Đại đói khổ” trong sách «Lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa» của Nhà xuất bản Hồng Kỳ, xuất bản tháng 2/1994, số nhân khẩu sinh ra giảm bất thường trong khoảng từ năm 1959 – 1961 là 40 triệu người… Nguyên nhân của việc giảm 40 triệu người này có thể chính là hệ quả của nạn đói lớn nhất thế giới trong thế kỷ XX.
Ký giả cao cấp của Tân Hoa xã là Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) từng viết trong sách «Bia mộ: Thực trạng nạn đói trong thập niên 60 ở Trung Quốc» cho biết, từ năm 1958 đến 1962, tại Trung Quốc đã có 36 triệu người chết đói; vì chết đói khiến tỷ lệ sinh giảm, số người sinh giảm 40 triệu người, tổng cộng giảm dân số là 76 triệu người.
Trong sách «Bia mộ» đã tiết lộ, nguyên nhân của nạn đói trong 3 năm từ 1959 – 1961 hoàn toàn là do con người gây ra.
Vậy mà cho đến tận ngày nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn lừa dối nhân dân tuyên bố đây là tai họa do tự nhiên để phủ lên sự thực nguyên nhân gây ra thảm họa này.
Bộ mặt giả dối của ông Chu Ân Lai
Bộ mặt giả dối của cựu Thủ tướng Chu Ân Lai đã lừa gạt vô số người Trung Quốc. Tư liệu lịch sử vạch rõ toàn diện bộ mặt thật của ông Chu Ân Lai là một kẻ đạo đức giả, ích kỷ, tàn nhẫn và giảo hoạt.
Nhắc lại thời Cách mạng Văn hóa, từ Chủ tịch nước cho đến Nguyên soái đều không có được may mắn thoát khỏi cảnh bị đánh thê thảm, nhưng ông Chu Ân Lai thì ngoại lệ. Bí quyết của ông ta chính là phục tùng hoàn toàn ông Mao Trạch Đông đi tàn sát người dân lương thiện. Ông Chu Ân Lai có thể bán đứng bất cứ kẻ nào để giữ địa vị của mình. Các ông Lưu Thiếu Kỳ, Hạ Long, Bành Đức Hoài, Đào Chú, đều bị hại chết; các vụ án oan của Bành Chân, La Thụy Khanh, Trần Định Nhất, Dương Thượng Côn, ông Chu Ân Lai đều là kẻ trực tiếp nhúng tay vào. Ông Chu Ân Lai từng đổ tội cho ông Lưu Thiếu Kỳ là “kẻ phản bội, nội gián, làm tay sai cho tư sản” và phê duyệt “người này phải giết!”
Ông Nguyễn Minh, một người từng là cố vấn cho nhà cải cách xuất chúng Hồ Diệu Bang có bài viết “Chu Ân Lai múa trên vũ đài” đã chỉ ra, “Trong điều tra về tội ác của bè lũ 4 tên đã phát hiện nhiều vụ án oan trong thời Cách mạng Văn hóa đều ký tên ông Chu Ân Lai, trong đó có cả vụ bắt người con và người cháu duy nhất của chính ông ta.” Để bảo vệ bản thân, ông Chu Ân Lai đã ra chỉ thị bắt cả người em ruột Chu Đồng Vũ, rồi đến người cảnh vệ theo sát ông ta mười mấy năm trời cũng bị bán đứng.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
Tinh Vệ biên dịch
Thảm án chôn sống 400.000 bại binh: Mối họa lớn "báo hại" nhà Tần
Nguyễn Nhung |
Chôn sống 400.000 quân chiến bại của nước Triệu, đại tướng Tần triều Bạch Khởi không ngờ rằng ông ta đã gây họa cho đất nước.
Khi đem quân đánh nước Triệu trong chiến dịch Trường Bình, đại tướng Tần quốc là Bạch Khởi đã giết chủ tướng Triệu Quát, buộc 400.000 quân Triệu phải đầu hàng.
Tuy nhiên, số phận của hàng trăm nghìn người lính này thậm chí còn thảm hại hơn là họ bỏ mạng trên chiến trường. Chỉ trong vòng 1 đêm, Bạch Khởi hạ lệnh chôn sống tất cả những viên lính bại trận. Với hành động này, ông ta xứng đáng là một kỳ tướng hay một tội thần?
Tư tưởng truyền thống của Trung Quốc cho rằng: giết người trong chiến tranh là vì dân tộc, vì quốc gia và vì chính nghĩa. Vì thế cho nên hành động này không có tội.
Tuy nhiên, nếu vì ân oán cá nhân, đặc biệt là đối với những người đã đầu hàng mà vẫn giết hại, chôn sống họ, thì đây là một tội lớn.
Theo kinh nghiệm lịch sử, hành động này khó có thể dẫn đến thành công.
Hành động của Bạch Khởi không chỉ khiến Tần triều gặp khó khăn trong việc chinh phục thiên hạ mà còn để lại tiếng xấu muôn đời.
Vào những năm cuối của nhà Thanh, Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương khi đánh quân Thái Bình thiên quốc đã bất đắc dĩ phải viện đến “đội quân súng tây” của Anh quốc do tướng Charles George Gordon cầm đầu.
Khi đánh đến Tô Châu, 8 đại tướng của Thái Bình thiên quốc đem vài chục nghìn quân đầu hàng Lý Hồng Chương.
Điều kiện mà Lý Hồng Chương phải đáp ứng khi đó là phải đảm bảo chức tước cho họ. Tuy nhiên, khi bại tướng của Thái Bình thiên quốc gặp Lý Hồng Chương, một vị tướng của Thanh triều đã bắt tất cả đem đi giết. Kết cục của người đó sau cũng không tốt đẹp.
Ngay cả tướng Charles George Gordon khi đó cũng rất phản đối hành động giết hại những người đã đầu hàng triều đình.
Lịch sử Trung Quốc sau này bình luận rằng, đến một người ngoại quốc còn đề cao chính nghĩa đến vậy, không chủ trương giết hại người đầu hàng, ắt hẳn người đời chẳng mấy ai tán thành hành vi của Bạch Khởi khi xưa.
Mối họa giáng xuống nước Tần từ tay Bạch Khởi
Hà Yến thời Tam Quốc nói rằng, việc Bạch Khởi chôn sống 400.000 quân Triệu là một trò lừa đảo “khó có thể chấp nhận”.
Bạch Khởi đã đồng ý tha chết cho những người lính bại trận, họ mới đầu hàng. Thế nhưng khi họ đã hạ vũ khí, tất cả đã bị giết hại thảm khốc chỉ trong một đêm. Hành động này không nói lên điều gì ngoài sự tàn bạo và thiếu tính toán của Bạch Khởi và Tần triều.
Nếu nói về toàn bộ chiến dịch Trường Bình khi đó, thì đây quả thực là cách làm thất sách, khiến chiến dịch thất bại.
Có thể dễ dàng nhận thấy, nếu như dự đoán trước được việc bị mắc lừa mà chết, chắc hẳn 400.000 quân Triệu dù không có vũ khí trong tay, tay không chiến đấu, họ cũng sẽ sống mái đến cùng.
Chỉ quyết tâm của một người phải đối mặt với sự sinh – tồn thôi đã đủ sợ, chứ chưa nói đến sức mạnh của 400.000 người được trang bị cả áo giáp và vũ khí sắc bén trên tay.
Vì hành động thiếu suy tính kỹ lưỡng của một đại tướng quân không xứng tầm, khát khao thống trị thiên hạ của Tần Thùy Hoàng đã gặp phải không ít khó khăn.
Hà Yến cũng nhận định, Bạch Khởi khi đó làm ra vẻ rất cao minh, nhưng trên thực tế, việc làm của ông ta đã làm tăng phần khó khăn cho việc thống nhất thiên hạ của nước Tần.
Nguyên nhân là bởi chỉ một lần “lật mặt” ấy, người trong thiên hạ đã rút ra kết luận rằng, phàm là những người đầu hàng nước Tần, đều không có một kết cục tốt đẹp.
Cũng từ sau lần ra tay hạ sát cùng lúc hàng trăm nghìn người, nước Tần nếu xảy ra chiến tranh với các nước khác, đối thủ đều hiểu rõ, những lúc đối mặt với cái chết cũng phải chết cho oanh liệt, vì dù có đầu hàng người nước Tần, trước sau gì họ cũng sẽ chết.
Chính vì lý do này mà kể từ đó, nước Tần bất luận là tấn công, khai binh bố trận ở đâu cũng đều phải rất khó khăn mới dành thắng lợi.
Cách Bạch Khởi đối xử với 400.000 quân Triệu không khác gì một lời tuyên bố với thiên hạ rằng, họ phải kiên cường, tuyệt đối không được đầu hàng. Và vô hình trung, vị đại tướng quân này đã kéo dài giấc mơ thống trị thiên hạ của Tần vương.
Vì hy vọng đạt được công lao nhất thời, Bạch Khởi khi đó không thể ngờ được rằng, dã tâm của ông ta đã nung nấu thêm ý chí và quyết tâm của các nước chư hầu.
Về phương diện chính sách và chiến lược, cách làm của Bạch Khởi không khác gì tự mình đánh mất đi lợi thế của mình vào đúng thời điểm xuất binh.
Ảnh vẽ của nhân vật lịch sử Bạch Khởi.
Nước Triệu dù thua đau đớn trước đội quân của nước Tần nhưng không vì thế mà diệt vong.
Kể từ sau cuộc đại thảm sát do Bạch Khởi gây ra, các nước khác liên tiếp tuyên chiến với Tần nên tham vọng thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng trở nên khó khăn hơn. Ngay cả đối phó với nước Triệu không khác gì phế nhân khi đó, nhà Tần cũng không dám manh động.
Nguyên nhân không phải Triệu quốc xuất hiện thêm những vị tướng tài, mà là bởi các nước chư hầu cùng liên kết lại để cứu nước Triệu. Hơn ai hết, Tần vương hiểu nguồn cơn dẫn đến kết cục này, chỉ là ông không nói ra mà thôi.
Một điều cần nhấn mạnh thêm, là trong chiến dịch Trường Bình này, nếu nhìn từ một góc độ khác, có thể thấy quân Tần lực lượng rất mỏng.
Trước chiến dịch, vì nguồn binh lực không đủ nên triều đình phải ban lệnh, bắt ép tất cả những thanh niên từ 15 tuổi trở lên phải ra trận.
Những chiến binh “vắt mũi chưa sạch” này liệu có thể làm được những gì ngoài chiến trưởng? Nhưng Bạch Khởi không suy nghĩ sâu xa và không nhìn thấu điều đó.
Kết quả là, có đến quá nửa số tân binh của nước Tần hoặc chết, hoặc bị thương trong các cuộc chiến đối phó với các nước chư hầu.
Từ những gì đã xảy ra, có thể rút ra kết luận rằng, Bạch Khởi đem quân đi đánh trận đã không thể tiêu diệt được nước Triệu mà đã lừa và đẩy 400.000 người vào cảnh chết thảm. Trong khi đó, tổn thất mà ông ta gây ra cho nước Tần thì không thể nào bù đắp được.
Và để đánh giá trên cương vĩ một tướng lĩnh thì Bạch Khởi hoàn toàn không phải là một vị tướng tài. Bởi đã là một viên đại tướng, cần phải hiểu chính trị, sách lược và hơn hết, người đó phải có tầm nhìn xa trông rộng.
theo Trí Thức Tr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét