Tin tức chuyên ngành

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

3 lý do Putin sẽ thất bại trong "canh bạc" Syria


Lâm Nguyễn | 15/10/2015 20:00

3 lý do Putin sẽ thất bại trong "canh bạc" Syria



Một bài phân tích mới đây trên tờ The Moscow Times nhận định, chiến dịch quân sự tại Syria của Tổng thống Nga Vladimir Putin không hoàn toàn thắng lợi như nhiều người lầm tưởng.

Kể từ hồi đầu tháng 9, khi Nga tăng cường can thiệp quân sự tại Syria, báo chí phương Tây thường xuyên đưa ra những lời bình luận về việc chiến lược này đã chứng tỏ sức mạnh của Nga, đồng thời bộc lộ những điểm yếu của Mỹ.
Tuy nhiên, theo tác giả Ilan Berman, việc Nga tăng cường hiện diện tại Syria vẫn tiềm ẩn đầy rẫy nhưng nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến nước này trong tương lai không xa.
Thứ nhất, chiến lược này không bền vững trong thời gian dài. Mặc dù điện Kremlin thường công bố những thắng lợi trước phiến quân IS, việc loại bỏ IS cũng như những mối nguy hại khác đến chính phủ Tổng thống Assad đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa về nhân sự và vũ khí.
Tuy nhiên, Nga khó có thể đáp ứng những điều trên. Tác giả cho biết, hiện tại nhân lực quân đội Nga chỉ có 770.000 người, và hơn 1.500.000 nữa sẵn sàng phục vụ. Một phần lớn trong số đó hiện đang phải điều sang vùng viễn đông của nước này/

Như vậy, ngay cả lời hứa chi 150.000 quân đến chiến trường Syria của ông Putin cũng rất khó thực hiện nếu không đánh đổi những vị trí chiến lược ở quê nhà.
"Việc loại bỏ IS cũng như những mối nguy hại khác đến chính phủ Tổng thống Assad đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa về nhân sự và vũ khí" - Ilan Berman
Thứ hai, chiến lược này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Nga.
Sau khi bị phương Tây cấm vận vào hè năm ngoái, dự án hệ thống khí đốt Dòng chảy phương Nam nhằm dẫn khí sang bán cho châu Âu đã phải hoãn lại.
Thay vào đó, Nga đặt hy vọng vào một dự án khác có tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ để dẫn khí vòng qua Thổ Nhĩ Kỳ sang đường ống ở Hungary.
Tuy nhiên, trước tình hình căng thẳng hiện nay giữa Kremlin và Ankara, vào đầu tháng 9, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng mọi đàm phán xoay quanh dự án này.
Quan hệ Nga-Thổ đang có chiều hướng xấu đi trong thời gian qua. Ảnh: AP
Quan hệ Nga-Thổ đang có chiều hướng xấu đi trong thời gian qua. Ảnh: AP
Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế vốn đang suy thoái của Nga, đặc biệt là trong hoàn cảnh giá dầu vẫn không có xu hướng tăng và Nga vẫn phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Thứ ba, việc Nga không kích phiến quân IS sẽ khiến nước này có nguy cơ bị trả đũa bởi các thế lực khủng bố trong và ngoài nước.
Hàng chục giáo sĩ Hồi giáo từng đưa thư yêu cầu quân đội người Sunni đến Syria để chiến đấu chống lại “Liên minh thập tự/Shiite” (am chỉ Nga và Iran).
Ngoài ra, âm hưởng của cuộc chiến thất bại trước đó tại Afghanistan sẽ khiến những phần tử cực đoan tại Nga chạy sang đầu quân cho phiến quân IS một khi quân bộ Nga được gửi sang Syria.
Còn trong nước, Nga vẫn đang gặp rắc rối với những phần tử cực đoan trong nhóm người Hồi giáo thiểu số. Nhóm jihad mạnh nhất tại nước này vừa tuyên bố liên minh với IS vào tháng 6 năm nay.
Tác giả kết luận, mặc dù cuộc chiến tại Syria có thể đem lại những lợi ích nhất định về mặt chính trị, nhưng hậu quả của nó với Nga trong tương lai cũng không nhỏ chút nào.
theo Trí Thức Trẻ

Nhìn từ Syria: Mỹ ấn tượng trước sự hồi sinh của quân đội Nga

Thiên Minh | 16/10/2015 07:20
Nhìn từ Syria: Mỹ ấn tượng trước sự hồi sinh của quân đội Nga
Phi công Nga tại Syria

Hoạt động của Nga ở Syria có thể được coi là một thông điệp cho Mỹ và các nước phương Tây khác, thể hiện sự hồi sinh sức mạnh quân sự của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.

Theo hãng tin Sputnik, tờ The New York Times của Mỹ đã đưa ra đánh giá tiềm năng gia tăng của quân đội Nga qua chiến dịch tại Syria.
Cụ thể, tờ báo Mỹ viết:
"Hai tuần không kích vào các cứ điểm của IS tại Syria đã khiến cho các cơ quan tình báo và lãnh đạo quân sự phương Tây đánh giá cao những thay đổi trong quân đội Nga.
Nó thể hiện khả năng của Nga trong việc tiến hành các hoạt động bên ngoài biên giới và đảm bảo cho công chúng chứng kiến các loại vũ khí, chiến thuật và chiến lược mới ".
Tờ báo lưu ý rằng trong 2 tuần qua, hàng ngày không quân Nga đã giáng đòn tấn công vào các vị trí của phiến quân nhiều bằng số lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành trong cả tháng.
 Tàu chiến Nga phóng tên lửa tiêu diệt IS
Tàu chiến Nga phóng tên lửa tiêu diệt IS
Hoạt động quân sự của Nga có sự tham gia của loại máy bay chưa được thử nghiệm trong tình trạng chiến tranh, trong đó có Su-34 và các bệ phóng tên lửa bố trí trên tàu chiến Hạm đội Caspi từ khoảng cách hơn 1.400 km.
Theo một số nhà phân tích, tên lửa này có những tính năng vượt trội so với loại tương tự của Mỹ.
New York Times cũng nhấn mạnh rằng hoạt động ở Syria "đã cho phép các quan chức và các nhà phân tích có một cái nhìn sâu hơn vào quân đội Nga.
Hơn một phần tư thế kỷ qua, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô, quân đội Nga từng bị coi là đội quân suy yếu, không đáng kể, có trang thiết bị lỗi thời, tham nhũng đến nỗi chẳng nguy hiểm gì khi ra khỏi biên giới của mình".
Như Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, hoạt động của Nga ở Syria có thể được coi là một thông điệp cho Mỹ và các nước phương Tây khác, thể hiện sự hồi sinh sức mạnh quân sự của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.
New York Times cũng ghi nhận tính chuyên nghiệp và tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao của quân đội Nga.
Căn cứ tiện nghi như khách sạn cho binh sĩ Nga tại Syria (Nguồn: Người đưa tin)
Nga triển khai lực lượng chính của họ tại căn cứ không quân gần Latakia, bố trí trong 3 tuần ở đó khoảng 50 máy bay và trực thăng, xe tăng và xe bọc thép, tên lửa và hệ thống pháo binh, cũng như điều kiện cho 2.000 người phục vụ.
"Điều khiến tôi tiếp tục ngạc nhiên là khả năng của họ nhanh chóng cung cấp nguồn lực quân sự đáng kể trên một khoảng cách dài như vậy" người chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu, tướng Ben Hodges nói.
Ấn tượng bởi tốc độ triển khai các máy bay Nga và trực thăng tại Syria ở giai đoạn đầu chiến dịch, các quân nhân Mỹ tuyên bố rằng Nga mới chỉ sử dụng một phần tiềm năng lực lượng không quân, sử dụng vũ khí thông thường cùng với các tên lửa chính xác cao.
Rõ ràng rằng người Nga có thể rút ra bài học từ chiến dịch này cho hoạt động quân sự trong tương lai, Tướng về hưu David Deptula, người đã tham gia vào việc lập kế hoạch sử dụng không quân Mỹ ở Afghanistan và Iraq, cho biết.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét