TPO - Trước đề xuất của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm “gom” các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm” vào một khu vực để tăng cường quản lý, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đồng ý đề xuất này.
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng ý lập khu “đèn đỏ” để quản lý. Ảnh minh họaNhiều đại biểu Quốc hội đồng ý lập khu “đèn đỏ” để quản lý. Ảnh minh họa
Ngoài việc thực hiện ở một số thành phố trọng điểm, người lao động trong ngành nghề “nhạy cảm” này sẽ được hưởng lương và được pháp luật bảo vệ.
Ngày 26/10, trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng - Trần Ngọc Vinh tỏ ra đồng tình với đề xuất này, song cũng lưu ý phương án thực hiện cho phù hợp. 
“Cần phải có những khu “gom” các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm để quản lý chắc chắn. Nếu ngoài khu đó ra thì phải xử lý hình sự”, ĐB Vinh kiến nghị.
Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cũng cho rằng, cần khuyến khích nếu địa phương nào có giải pháp tốt thì trình cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Theo ĐB Tiến, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy, việc “gom” hoạt động mại dâm vào một khu phố không chỉ quản lý tốt hơn những người hành nghề mại dâm mà còn quản lý được cả cán bộ, công chức.

“Cán bộ công chức nào nếu "mon men" đi vào khu đó, có nghĩa là có vấn đề”, ĐB Tiến nhìn nhận, tuy nhiên cũng cho rằng, phương án này hiện còn nhiều ý kiến khác nhau, bởi như vậy vô hình chung sẽ thừa nhận hoạt động mại dâm. Ngược lại nếu không thừa nhận, có thể hoạt động này vẫn tồn tại.

“Cần nghiên cứu kỹ để tìm giải pháp vừa giảm thiểu tệ nạn xã hội, vừa quản lý được chặt chẽ. Nếu đã có những khu riêng biệt như vậy phải đi đôi với công tác quản lý chặt chẽ, nếu buông lỏng coi như chúng ta đã thừa nhận việc đó”, ĐB Tiến khuyến cáo.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) thì cho rằng, phải cân nhắc giữa việc hạn chế các tệ nạn xã hội, với bảo vệ thuần phong mỹ tục. Từ thực tế này, nhiều nước đã “gom” hoạt động nhạy cảm này lại để quản lý tốt hơn, điển hình như Hà Lan, họ gom lại ở một số địa điểm nhất định, nếu sử dụng bên ngoài sẽ bị trừng trị rất nặng.

“Hà Lan cũng có khu “đèn đỏ” nhưng có ai dám nói ở Hà Lan thuần phong mỹ tục băng hoại không? Có ai dám nói công dân, phụ nữ của họ bị đối xử tệ hại không? Hay ở Singapore, họ cũng quan tâm nhiều đến giá trị phương đông, rồi cũng gom lại thành khu mại dâm để quản lý ”, dẫn dụ điều này, ĐB Nghĩa đồng tình với quan điểm nên thực hiện thí điểm ở trong nước.

ĐB Nghĩa phân tích thêm, dù không muốn hoặc không thích công nhận nhưng mại dâm lại lan tràn khắp nơi và bất lực không thể ngăn chặn được. Những người trực tiếp hành nghề cũng không được bảo vệ gì cả, bị các ma cô, đầu gấu bắt nạt, ức hiếp.

“Đã đến lúc khi chúng ta chấp nhận nhà nước pháp quyền, chấp nhận hội nhập… Có những cái mấy chục năm trước chúng ta có thừa nhận đâu nhưng bây giờ chúng ta cũng phải thừa nhận”, ĐB Nghĩa bày tỏ.

Chỉ nghi ngại khi “con lãnh đạo làm lãnh đạo” không công bằng

26/10/2015 17:23 GMT+7
TTO - Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm - phó bí thư Thành ủy TP.HCM đã nói như vậy với báo chí bên hành làng Quốc hội chiều 26-10.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm
Trước đó, sáng cùng ngày, một tờ báo điện tử đã có bài phỏng vấn bà Nguyễn Thị Quyết Tâm về công tác cán bộ và trích câu nói của bà trên tít bài viết: “Con lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc”.
Tít bài báo đã gây ra dư luận trên cộng đồng mạng.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng đó là một tít bài báo “không lành mạnh”. “Nếu ai đọc hết bài báo thì sẽ hiểu tôi nói gì và rút ra được suy nghĩ của mình” - bà Tâm nói.
Nói rõ hơn về việc “con lãnh đạo lại làm lãnh đạo”, phó bí thư Thành ủy TP.HCM cho rằng: “Con em cán bộ cũng là một thành phần, quan trọng là trân trọng những người có đức có tài”.
Bà đưa ra ví dụ TP.HCM đã và đang đào tạo cán bộ xuất thân từ công nhân hoặc đang là công nhân và các thành phần khác.
Bà phân tích: “Đối với con em những người cán bộ lãnh đạo đương chức hay là đã nghỉ hưu, các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với dân tộc, có sự phấn đấu tốt, học tập tốt, được tín nhiệm một cách dân chủ thì điều đó là tốt chứ sao?”.
Theo bà Tâm, đó là một nối tiếp truyền thống bình thường. Còn dư luận thì có thể có nhiều chiều.
“Các phóng viên khi phỏng vấn đã đặt ra cho tôi một câu hỏi là “việc con lãnh đạo lại đi làm lãnh đạo thì có nghi ngại gì không”?
Tôi nghĩ là chuyện đó không có gì phải nghi ngại, chỉ nghi ngại là chuyện đó có công bằng hay không, thực tài hay không, đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức hay không, có được xã hội chấp nhận hay không? Đó là điều đáng quan tâm trong công tác cán bộ” - bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đưa ra quan điểm.
Bà giải thích thêm: “Lúc họp báo ở ĐH Đảng bộ TP.HCM vừa rồi tôi có nói không phải tự dưng mà TP.HCM có lớp cán bộ trẻ mà có quá trình bồi dưỡng, đào tạo từ lớp anh, chú cán bộ đi trước. Nếu có ý thức, kế hoạch bồi dưỡng thì mới có một lớp cán bộ trẻ đủ sức đảm đương”.
Về việc vì sao dự luận xôn xao gần đây có nhiều cán bộ trẻ được bổ nhiệm, bà Tâm nói: “Đó là chuyện bình thường, không phải bây giờ mới có. Chẳng qua đến thời điểm thay thế thì chúng ta thấy có nhiều cán bộ trẻ. Bởi vì các bạn cứ suy ra, ba mươi mấy bốn chục tuổi trúng cử vào ban chấp hành Đảng bộ, giữ chức danh chủ chốt nào đó thì chẳng lẽ các bạn làm một nhiệm kỳ?
Nếu rèn luyện tốt thì đương nhiên khóa sau sẽ trúng cử nữa, lúc đó là 45, 50, 55 tuổi... đó là một sự nối tiếp. Mình phải nhìn nhận vấn đề một cách biện chứng như vậy” - bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.
Bà cho rằng sự tranh luận phải rộng đường, mọi người có thể nói, có thể tham gia, nhưng với một tinh thần xây dựng thì bao giờ cũng sẽ tốt đẹp

VIỄN SỰ ghi

BÌNH LUẬN (11)