Tin tức chuyên ngành

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Bạn đã bao giờ nghe nói về “đạo của cải” chưa?


Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, có y đạo, trà đạo, binh đạo, thư pháp đạo, ngoài ra còn có "đạo của cải" hay còn gọi là "tài phú đạo". (Ảnh: internet)
Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, có y đạo, trà đạo, binh đạo, thư pháp đạo, ngoài ra còn có "đạo của cải" hay còn gọi là "tài phú đạo". (Ảnh: internet)


Quan niệm về của cải nằm trong chữ “tài” (/của cải)

Chữ “tài” (财- của cải) trong chữ Hán là sự kết hợp của “bối + tài” (贝+才). Trong «Thuyết văn giải tự» giải thích: “Tài, tuyền cốc dã”. Ý nghĩa ở đây là dòng suối chảy giữa khe núi.
Nhìn theo ý nghĩa của chữ có thể thấy, “tài” (才) là nguồn bổ dưỡng cho “bối” (贝 – con trai). Nếu không có nguồn nước thì con trai sẽ khô héo mà chết, không thể phát triển để hình thành trân châu, kết thành của báu. Một người nếu muốn dòng chảy của cuộc đời sung mãn tài nguyên thì phải tăng cường tu dưỡng, không ngừng tích lũy tài đức, nuôi dưỡng “bối” (贝) trong lòng, như thế mới đạt được mục đích tài nguyên không khô cạn. Vì thế, từ chữ “tài” (财) có thể thấy được quan niệm về của cải của người Trung Quốc cổ đại, đó là sự thống nhất giữa tinh thần và vật chất.


Giàu tốt hành đức

Trong «Sử ký» Tư Mã Thiên đã kê ra bảng thứ hạng giàu có của Trung Quốc cổ đại, và trong «Hóa thực liệt truyện» (货殖列传) có nói về nguồn gốc của giàu có nằm ở chữ “Đức” (德) trong “giàu chân chính làm việc có đức” (phú hảo hành kỳ đức/富好行其).
«Sử ký – Hóa thực liệt truyện» ghi lại quá trình sáng nghiệp của rất nhiều người giàu có, quy mô tài sản và con đường đi đến giàu có. Quá trình của họ cũng muôn màu muôn vẻ: có người nhờ khai thác quặng và luyện kim, bán nước tương, mài đao, bán đồ ăn, thú y, cũng có người nhờ đào trộm mộ, đánh bạc, làm chuyện ác. Ngoài đánh bạc và đào mộ, Tư Mã Thiên vô cùng tán dương những người có của cải nhờ kinh doanh chính đáng.
Dẫu sao, với quan điểm về của cải rất hiện thực “Thiên hạ náo nhiệt, đều là vì lợi; thiên hạ nhốn nháo, đều là vì lợi”, vị Thái sử công muốn khẳng định tầm quan trọng của sự giàu có với con người. Ông cũng nói “quân tử giàu hành thiện, tiểu nhân giàu hành ác. Nước sâu mà sinh cá, núi sâu mà thú ở, người giàu mà gần gũi với nhân nghĩa. Kẻ giàu tất có ích”, ở đây Tư Mã Thiên khẳng định ảnh hưởng của giàu có với nhân nghĩa. Sống trong thời cổ đại thịnh hành tư tưởng “trọng nông ức thương”, có thể thấy quan điểm của ông với thương nhân quả vô cùng tiến bộ.

Thuộc tính của tài phú

Vạn sự vạn vật đều có thuộc tính của nó, vậy thuộc tính của của cải là gì?
Có thể lấy lấy lưu thông của tiền bạc để hình dung: tiền bạc trong ngân hàng nhiều khi vì những biến cố lớn mà đóng băng, hoặc giá trị giảm sút; giá trị của cổ phiếu cũng có thể trong nháy mắt bốc hơi; người làm thương nhân thường mong của cải ào ào đến. Như vậy, thuộc tính của của cải có nhiều đặc trưng giống như nước.
Trong Sử ký, Tư Mã Thiên cũng có bàn về vòng lưu thông của hàng hóa tiền tệ phải tự nhiên giống như nước, bảo đảm dòng tiền không bị đứt thì hoạt động thương mại mới vững mạnh, phát triển không ngừng.
Của cải có thuộc tính như nước, nó quyết định hướng vốn có của nó. Nhà mưu lược Phạm Lãi thời Xuân Thu Chiến Quốc, nửa đời làm quan giúp Việt vương Câu Tiễn, mất thời gian 10 năm để khôi phục một quốc gia diệt vong trở thành một trong 5 nước bá chủ thời Xuân Thu. Trong lúc cuộc đời chính trị lên đến đỉnh cao đã kịp thời rút lui chuyển sang làm thương mại.
Trong 19 năm kinh doanh, Phạm Lãi thành người giàu nhất thiên hạ. Sống trong thời loạn lạc, Phạm Lãi giàu mà có đức nên 3 lần bị cạn kiệt gia sản vì cứu tế dân chúng. Trong xã hội Tây phương hiện đại có nhiều người giàu cũng nhận thấy: “Mục đích giàu có là để chia sẻ”, phải biết dùng của cải cống hiến cho xã hội.

Ý nghĩa “giàu có do trời”

Trung Quốc có thuyết “giàu có do trời”. Có người giải thích là số đã giàu thì không làm gì của cải cũng tự tìm đến, từ trời rơi xuống.
Nhà tư tưởng nổi tiếng thời Edo của Nhật là Ninomiya Sontoku cho rằng “phú quý tại trời”, nếu hành vi của mình phù hợp thiên lý thì giàu có không cầu mà tự đến. Ông khuyên người làm buôn bán, tốt nhất không nên có ý nghĩ làm việc bất chính để giàu nhanh, phải có đạo kinh doanh, làm tốt bổn phận bằng trái tim chân thành và cần cù thì giàu có rồi sẽ đến. Nếu chỉ biết lợi ích nhất thời, làm trái đạo thương mại là tự chuốc lấy tai họa.
Ông Funai Yukio, một bậc thầy về kinh doanh người Nhật, là người có ảnh hưởng đến 4800 doanh nghiệp trên toàn cầu, ông đã chọn 30 doanh nhân đức độ trong lịch sử viết thành sách «Thanh phú tư tưởng: Tu đức tắc tất thắng» (Giàu có chính đáng: Có đức sẽ thắng lợi). Đại khái ý của ông là: Cần theo đuổi giàu có một cách chính đáng, không ngừng tôi luyện hành vi của mình, cái đức của con người không phải thanh bần mà là thanh phú.
Quan niệm về của cải của “thanh phú” là dùng phương thức kinh doanh “tuân theo quy luật tự nhiên”, đặt “tiền bạc” và “đạo đức” ở hai đoạn cân, dùng đức độ của sự cần cù chăm chỉ để kết thành quả “thực nghiệp”. Quan niệm của Funai Yukio đã được minh chứng trong thực tiễn, được nhiều người tôn sùng. Có thể thấy, phạm vi của vấn đề tu đức của người Trung Quốc cổ đại vô cùng rộng, không chỉ giới hạn ở tu thân dưỡng tính mà còn có tác dụng chỉ dẫn trong thực nghiệp hiện đại.
Tuy người hiện đại có rất nhiều người xem thường việc lao động và trả công, nhưng nhiều thương nhân người Nhật chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Trung Quốc, cho rằng cái giá của sự vất vả cần cù lao động là sự phát triển của nhân cách, đây là mảnh đất phì nhiêu để tạo ra của cải.
Theo Chương Các, 
Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm:

Tin Liên Quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét