Rốt cuộc vào tháng 10/2015, Ngân Hàng Nhà Nước đã buộc phải cho Bộ Tài Chính ‘vay nóng’ 30,000 tỷ đồng để ‘tạm thời giải quyết khó khăn ngân sách’.
Cách đây vài tháng, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Huỳnh Quang Hải đã thừa nhận việc bộ này đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho vay 30.000 tỷ đồng để ‘cân đối thu chi ngân sách trong năm nay’. Đề nghị ‘vay 30.000 tỷ đồng để cân đối thu chi ngân sách’ này lộ diện sau khi đề nghị của Chính phủ về ‘vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước’ đã gần như thất bại.
Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua- đặc biệt là từ đầu năm 2011- khi chính sách tài chính tiền tệ bị co thắt đột ngột, cơ quan chính phủ phải cầu cứu tới biện pháp dùng quỹ dự trữ ngoại hối, và vay tiền từ Ngân hàng nhà nước để bù đắp tình trạng thiếu hụt trầm trọng của ngân sách.
Bội chi ngân sách đang tiếp tục trở thành một vấn nạn lớn của quốc gia. Mới 8 tháng đầu năm 2015, bội chi đã lên đến 114,000 tỷ đồng. Tình trạng này xảy ra bất chấp rất nhiều loại phí và lệ phí vẫn đè đầu nhân dân khiến ngân sách bội thu năm nay.
Nếu vào đầu năm 2014, lần đầu tiên Thủ tướng Dũng phải ra trước Quốc hội xin nâng trần bội chi ngân sách từ 4,7% lên 5,3%, thì cho tới nay, lời hứa hẹn nâng lương cho cán bộ công chức kéo dài suốt mấy năm qua vẫn chưa thể thực hiện được.
Thậm chí, một kết quả kiểm toán vào cuối năm 2013 còn cho thấy bội chi ngân sách chính phủ vượt quá 6%, chứ không còn nằm trong mức ‘5% an toàn’ như lãnh đạo Bộ Tài Chính thuyết mị.
Trong khi đó, quốc nạn tham nhũng và chi tiêu công ồ ạt vẫn không hề thuyên giảm. Ngay cả những tỉnh nghèo phải xin gạo cứu đói như Hà Giang, Khánh Hòa, Phú Yên… vẫn không ngớt mọc lên các công trình xây trụ sở công quyền ngàn tỷ...
Chẳng có gì chắc chắn là Bộ tài chính sẽ quyết toán được với Ngân hàng nhà nước ngay trong năm 2015. Tình trạng bội chi và lần đầu tiên phải ‘vét kho’ cho thấy kinh tế VN năm 2016 chẳng có gì sáng sủa, cho dù VN có được tham gia vào Hiệp định TPP.
Cùng với nợ công quốc gia đang lên đến ít nhất 98% GDP – như ước tính của một số chuyên gia nhà nước – năm 2016 có thể sẽ phải chứng kiến thâm thủng ngân sách trầm trọng, như một tiền đề dẫn đến khủng hoảng tài chính quốc gia những năm sau đó.
Lê Dung
Cách đây vài tháng, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Huỳnh Quang Hải đã thừa nhận việc bộ này đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho vay 30.000 tỷ đồng để ‘cân đối thu chi ngân sách trong năm nay’. Đề nghị ‘vay 30.000 tỷ đồng để cân đối thu chi ngân sách’ này lộ diện sau khi đề nghị của Chính phủ về ‘vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước’ đã gần như thất bại.
Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua- đặc biệt là từ đầu năm 2011- khi chính sách tài chính tiền tệ bị co thắt đột ngột, cơ quan chính phủ phải cầu cứu tới biện pháp dùng quỹ dự trữ ngoại hối, và vay tiền từ Ngân hàng nhà nước để bù đắp tình trạng thiếu hụt trầm trọng của ngân sách.
Bội chi ngân sách đang tiếp tục trở thành một vấn nạn lớn của quốc gia. Mới 8 tháng đầu năm 2015, bội chi đã lên đến 114,000 tỷ đồng. Tình trạng này xảy ra bất chấp rất nhiều loại phí và lệ phí vẫn đè đầu nhân dân khiến ngân sách bội thu năm nay.
Nếu vào đầu năm 2014, lần đầu tiên Thủ tướng Dũng phải ra trước Quốc hội xin nâng trần bội chi ngân sách từ 4,7% lên 5,3%, thì cho tới nay, lời hứa hẹn nâng lương cho cán bộ công chức kéo dài suốt mấy năm qua vẫn chưa thể thực hiện được.
Thậm chí, một kết quả kiểm toán vào cuối năm 2013 còn cho thấy bội chi ngân sách chính phủ vượt quá 6%, chứ không còn nằm trong mức ‘5% an toàn’ như lãnh đạo Bộ Tài Chính thuyết mị.
Trong khi đó, quốc nạn tham nhũng và chi tiêu công ồ ạt vẫn không hề thuyên giảm. Ngay cả những tỉnh nghèo phải xin gạo cứu đói như Hà Giang, Khánh Hòa, Phú Yên… vẫn không ngớt mọc lên các công trình xây trụ sở công quyền ngàn tỷ...
Chẳng có gì chắc chắn là Bộ tài chính sẽ quyết toán được với Ngân hàng nhà nước ngay trong năm 2015. Tình trạng bội chi và lần đầu tiên phải ‘vét kho’ cho thấy kinh tế VN năm 2016 chẳng có gì sáng sủa, cho dù VN có được tham gia vào Hiệp định TPP.
Cùng với nợ công quốc gia đang lên đến ít nhất 98% GDP – như ước tính của một số chuyên gia nhà nước – năm 2016 có thể sẽ phải chứng kiến thâm thủng ngân sách trầm trọng, như một tiền đề dẫn đến khủng hoảng tài chính quốc gia những năm sau đó.
Lê Dung
(SBTN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét