Lời bàn của Phúc Lộc Thọ: Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu thế này là theo kiểu " điếc không sợ súng"; Cha ông ngàn đời này có xây dựng chế độ cộng sản đâu mà vẫn bảo toàn được sự toàn vẹn lảnh thổ đất nước ?!
Nguyễn Hưng | 22/10/2015 20:17
"Nội bộ mất ổn định thì bên ngoài sẽ thừa cơ lật đổ chế độ. Mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất", Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nói.
Trong phần phát biểu dài gần một giờ tại buổi thảo luận tổ các đại biểu Quốc hội chiều 22/10, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã điểm lại nhiều vấn đề về tình hình an ninh quốc phòng.
Trong 5 năm vừa qua, trên biển có một số vụ việc phức tạp, như vụ cắt cáp 2011, giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014; trên đất liền có vụ Mường Nhé năm 2011...
Với mỗi vụ việc, Bộ Chính trị, Trung ương, lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ đều có chỉ đạo điêu hành trực tiếp kịp thời. Riêng với giàn khoan Hải Dương 981, Bộ Chính trị đã họp 12 phiên 23 ngày để xử lý...
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại phiên họp tổ các đại biểu Quốc hội chiều 22/10. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dù nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều thách thức, song, theo tướng Thanh, chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế vẫn được bảo vệ tốt.
Hơn 30 điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa không mất điểm nào. Ở khu vực thềm lục địa, 15 nhà giàn DK không những hoạt động bình thường mà còn được sửa chữa, nâng cấp, tăng tuổi thọ tới 40 năm.
Điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động khai thác dầu khí, đánh bắt, khai thác của ngư dân diễn ra bình thường trong vùng 200 hải lý...
"Với nền kinh tế mở như Việt Nam, nếu trên biển xảy ra xung đột thì không tàu bè nào ra vào, trên không máy bay cũng không thể hoạt động, làm gì có hàng triệu khách du lịch vào như những năm vừa qua.
Ngoài biển bất ổn thì trong bờ cũng rất khó khăn", Bộ trưởng Thanh cho hay.
Trong tình hình đó, lực lượng quân đội cũng có những chuyển biến. Dù quân số giảm hơn một vạn so với trước song lực lượng hải quân được tăng cường, đồn biên phòng tăng dày để bảo đảm cho biên giới trên bộ cũng như an ninh trên biển.
Các lực lượng đều được đầu tư tàu thuyền, vũ khí hiện đại, song song với giữ gìn tốt trang thiết bị cũ.
"Chúng ta chỉ bảo vệ đất nước, không bao giờ xâm lấn một ai nhưng cũng phải có thực lực, để cần thiết thì phải tự vệ, phòng thủ.
Nhìn lại mục tiêu bảo vệ đất nước đặt ra, tôi cho rằng, trong 5 năm qua chúng ta đã đạt được", Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói.
Nhắc lại đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, chỉ cần "lệch lạc, đứng về một nước lớn nào quay lưng lại nước lớn khác sẽ gây phức tạp".
Đặc biệt trong xử lý quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cần làm sao hữu nghị với cả hai.
"Nếu quan hệ tốt với 2 nước thì chúng ta giữ được cân bằng, chủ động và độc lập.
Chúng ta không đi nước này để chống lại nước khác và cũng không không cho ai đặt căn cứ, không cho lợi dụng lãnh thổ để chống nước khác", đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định.
Về tổng thể, để đảm bảo an ninh, quốc phòng, Bộ trưởng Thanh nhấn mạnh việc tăng cường đoàn kết, niềm tin; giảm đối đầu, tránh xung đột để giữ được trong ấm, ngoài êm.
Trong nước ổn định, Đảng, nhân dân đoàn kết thì không ai có thể can thiệp. Còn nếu để xảy ra điểm nóng, khủng bố và phải dùng công an, quân đội trấn áp thì bên ngoài sẽ lấy cớ để cô lập chính trị, chia rẽ nội bộ.
"Như vậy nội bộ mất ổn định, bên ngoài sẽ thừa cơ lật đổ chế độ. Mất đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất", Bộ trưởng Quốc phòng nói.
Cảnh báo về nguy cơ an ninh, quốc phòng đến từ không gian mạng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, đây là lĩnh vực tác chiến mà Việt Nam hầu như chưa có gì, như "căn nhà bỏ trống".
Mỗi ngày, các thế lực bên ngoài có thể xâm nhập vào mạng của Việt Nam để lấy tin tức, tài liệu mật nhưng chúng ta gần như không kiểm soát được.
"Nếu xảy ra chiến tranh, xung đột thì rất nguy hiểm. Bên ngoài có thể dùng tác chiến điện tử để khống chế toàn bộ đất nước, đánh sập hệ thống dữ liệu ngân hàng, điện lực, giao thông, hàng không…", đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Trong khi đó, việc đầu tư vào lĩnh vực này rất tốn kém. Các cường quốc đều có bộ tư lệnh tác chiến mạng, lực lượng hàng nghìn người, hết sức tinh nhuệ.
"Chúng ta cần từng bước nghiên cứu, đầu tư nhân lực và có trang thiết bị để trước hết bảo vệ được bản thân mình. Khi cần, được lệnh mới tấn công đáp trả", Bộ trưởng Quốc phòng nói.
theo zing.vn
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Ta không mất điểm đóng quân nào tại Trường Sa
NGỌC QUANG
(GDVN) - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Phùng Quang Thanh: "Các điểm đóng quân của ta ở quần đảo Trường Sa vẫn được đảm bảo, không mất điểm nào".
Phải chấm dứt lấy tiền nhà nước đi du lịch nước ngoài, gắn mác nghiên cứu"Quyền làm chủ của dân thì phải công khai để dân giám sát"
Chiến tranh, đất nước sẽ hỗn loạn
Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, trong suốt 5 năm qua, dù thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam cũng đã phải đối diện với những vấn đề ở Biển Đông và một loạt hoạt động diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ cũng diễn biến phức tạp.
“Riêng vụ giàn khoan thì Bộ Chính trị họp đã họp 12 phiên để xử lý, dành rất nhiều thời gian, công sức. Chúng ta đặt ra mục tiêu phải bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc… Đây là mục tiêu mà chúng ta đặt ra, điểm lại có đạt được không? Trong 5 năm qua, chúng ta đã đạt được.
Về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý vẫn bảo vệ tốt, không ai xâm phạm được, các điểm đóng quân của ta ở quần đảo Trường Sa vẫn được đảm bảo, không mất điểm nào”, ông Thanh cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tại khu vực thềm lục địa, chúng ta có các nhà giàn dầu khí, vẫn đảm bảm tốt. Có sửa chữa, nâng cấp, cải tạo mới thêm một số nhà giàn góp phần đảm bảo giữ chủ quyền, không để cho nước ngoài đến đóng xen kẽ vào. Mấy chục giếng khoan dầu vẫn hoạt động tốt, không giếng nào bị ngừng hoạt động.
Đồng thời, khai thác nghề cá của ngư dân trong 200 hải lý vẫn diễn ra bình thường, kết hợp hiệu quả với các hoạt động bảo vệ chủ quyền. Đảo Song Tử Tây cũng có âu tàu, và đang triển khai tiếp ở đảo Đá Tây, đảo Sinh Tồn, Trường Sa Lớn và tiến tới sẽ triển khai một số đảo khác. Tất cả các hoạt động này đều diễn ra hoàn toàn trong vùng lãnh thổ của Việt Nam.
“Nếu không giữ được hòa bình ổn định trên biển thì không thể có tình hình như thế này được. Kinh tế của chúng ta là kinh tế mở, chủ yếu xuất khẩu mỗi năm 150 tỉ đô, nhập khẩu cũng 150 tỉ đô, tổng là 300 tỷ, nếu xảy ra xung đột trên biển thì không thể nào tàu bè nào đi lại được, trên không không thể có máy bay nào đi lại được, làm sao có đóng góp du lịch một năm như thế. Đất nước sẽ hỗn loạn.
Chiến tranh mà xảy ra thì việc di cư ở Việt Nam cũng không kém các nước đâu, nên phải giữ hòa bình ổn định trên biển”, Bộ trưởng Thanh nhấn mạnh.
Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. ảnh: Ngọc Quang. |
Đối với công tác đối ngoại quân sự và hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ. Đó là nguyên tắc vô cùng quan trọng, nếu nhận thức lệch lạc, đứng về phía nước lớn này mà quay lưng vào nước lớn khác sẽ dẫn đến những hệ quả phức tạp quốc gia, dân tộc.
“Trong quan hệ, cần hết sức coi trọng quan hệ với các nước láng giềng có chung biên giới, nhất là quan hệ với Lào, Campuchia. Chúng tôi phải quán triệt cho anh em phải tôn trọng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của bạn. Bạn cũng phải đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ và chúng ta tin tưởng, không nghi ngờ trong quan hệ với nhau.
Cần xác định không thể dùng tư tưởng nước lớn, tư tưởng ban ơn mà chúng ta xác định, giúp bạn là tự giúp mình, mong cho bạn phát triển và tạo điều kiện để giúp bạn trong đào tạo nguồn nhân lực hợp tác biên giới, khắc phục hậu quả chiến tranh, quy tập hài cốt liệt sĩ”, Bộ trưởng Thanh cho hay.
Bảo vệ nghiêm ngặt vùng trời của tổ quốc
Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, vùng trời của Việt Nam đang được bảo vệ tốt với hàng nghìn chuyến bay quốc tế qua đây. Bộ Quốc phòng cũng đã chủ động báo cáo Thủ tướng cho phép điều chỉnh 23 đường bay.
“Trước đây để tránh các khu vực không quân huấn luyện thì các chuyến bay dân sự phải bay dài hơn, tốn kém hơn, nay điều chỉnh lại giúp bay ngắn hơn. Tiết kiệm mỗi năm 40.000 giờ bay cho các chuyến bay dân dụng nói chung. Chúng tôi cũng chủ động báo cáo với Thủ tướng có ba sân bay dùng chung là sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Đà Nẵng, mỗi sân bay có một sư đoàn không quân, nay điều chỉnh đi chỗ khác để dùng cho dân sự”, ông Thanh thông tin.
Phải chấm dứt lấy tiền nhà nước đi du lịch nước ngoài, gắn mác nghiên cứu |
Về tình hình biên giới Việt – Trung, theo ông Thanh, hai bên đã cắm mốc; phối hợp tuần tra bảo vệ chủ quyền của mỗi bên, bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, chống vượt biên trái phép.
Quan hệ biên giới là rất tốt, thật sự hòa bình, hữu nghị, ổn định hợp tác, cùng nhau phát triển chung”, ông Thanh cho biết.
Đối với biên giới Việt - Lào, các cột mốc đã tăng dày hơn và ổn định. Tuy nhiên, biên giới Việt Nam - Campuchia thì hiện còn 7 điểm nữa mới hoàn thành phân mốc cắm giới.
Ông Thanh cho hay: “Hiện 7 điểm này có ý kiến khác nhau, Bộ Chính trị đã giao cho Chính phủ, đoàn đàm phán cấp Chính phủ đẩy nhanh tiến độ đàm phán để tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa để trở thành biên giới hữu nghị ổn định. Sau sẽ tiến tới đàm phán để phân định trên biển. Ta và Campuchia chưa phân định biên giới biển.
Ta và Campuchia khi đàm phán đều trên cơ sở luật pháp quốc tế, những hiệp định mà hai bên đã ký kết, và cũng phải dùng bản đồ Bonne mà hai bên đã thống nhất. Vừa rồi đảng đối lập ở Campuchia đã tố cáo Chính phủ dùng bản đồ không đúng, vì Chính phủ Campuchia đã mượn bản đồ của Pháp, của Liên Hiệp Quốc về đối chiếu thì thấy khớp 100%. Campuchia đã xử lý vấn đề theo luật pháp Campuchia.
Trên vịnh Bắc bộ, hải quân và cảnh sát biển của ta và Trung Quốc thường xuyên tuần tra chung để đảm bảo an ninh trật tự. Chúng ta cũng đã tuần tra chung với Campuchia và Thái Lan, tới đây đang đàm phán để tuần tra chung với Malaysia, Philippines…”.
Về công nghiệp quốc phòng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, cơ bản sản xuất được các loại vũ khí, trang thiết bị cho cấp sư đoàn bộ binh trở xuống. Nhà nước đã đầu tư và chỉ đạo xây dựng công nghiệp quốc phòng tiến tới sản xuất được các loại trang bị, vũ khí cho quân đội. Đóng được các loại tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư, tàu tuần tiễu; sản xuất được các loại thuốc phóng, thuốc nổ, các loại súng bộ binh, súng chống tăng…
Ông Thanh nói rằng, nếu phụ thuộc vào bên ngoài thì khi có diễn biến xấu dù có tiền cũng không mua được, đồng thời dẫn ra thí dụ: “Nga và Ukraine có trục trặc thì ảnh hưởng đến chúng ta. Vì có những mặt hàng ta đặt mua của Nga, nhưng không phải Nga làm trọn gói mà có những cái đặt ở Ukraine, cho nên nếu Ukraine không cung cấp cho Nga nữa thì ảnh hưởng đến ta”.
Trong quan hệ hợp tác, theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, phải hết sức chú ý quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là xử lý quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.
Ông Thanh nêu quan điểm: “Về an ninh của nước ta, quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ là hết sức quan trọng, nếu mà quan hệ hữu nghị tốt với cả hai nước thì chúng ta sẽ giữ được thế cân bằng, giữ quan hệ độc lập, tự chủ, không đi với nước lớn này để chống lại nước lớn khác. Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc lợi dụng lãnh thổ địa bàn của chúng ta để làm phương hại đến láng giềng an ninh trong khu vực
Chúng ta phải giữ được trong ấm ngoài êm. Bên trong mà ổn định, đoàn kết, thống nhất, không để xảy ra điểm nóng, không có biểu tình, không có bạo loạn, không có ly khai, không có khủng bố, không có xảy ra những xung đột sắc tộc, tôn giáo, không phải dùng đến lực lượng chức năng để giải quyết thì bên ngoài không có cớ gì để can thiệp vào.
Nếu nội bộ đất nước để xảy ra bạo loạn, biểu tình, ly khai, xảy ra tổ chức đối lập, để xảy ra lực lượng vũ trang đối lập, mà lại phải dùng lực lượng chức năng trấn áp, để xảy ra thương vong, đổ máu thì bên ngoài sẽ lấy cớ vi phạm dân chủ, nhân quyền, dùng biện pháp này, biện pháp khác chia rẽ nội bộ, thừa cơ đó lật đổ chế độ. Nếu mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất”.
Ngọc Quang
Mỹ-Nhật bàn bạc kỹ kế hoạch triển khai tàu chiến ở Biển Đông
(GDVN) - Mỹ không chỉ sẽ điều tàu chiến đến khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo, mà còn phối hợp thống nhất hành động với các nước trong khu vực như Nhật Bản.
Obama đã trao quyền cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương điều tàu chiến đến Biển ĐôngTrung Quốc đang dụ dỗ các ASEAN tiến hành "tập trận chung" ở Biển Đông?Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Biển Đông là vùng biển quốc tế, sẽ tự do đi lại
Tờ "Vượng báo" Đài Loan ngày 23 tháng 10 đưa tin, Mỹ tích cực can thiệp vấn đề Biển Đông, không những sẽ điều tàu chiến tuần tra "lãnh hải" đá ngầm (do Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam), mà còn hợp tác với các nước xung quanh như Nhật Bản để thống nhất hành động.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ |
Theo báo chí Nhật Bản, ngày 20 tháng 10, tại Washington, Chủ nhiệm cấp cao các vấn đề châu Á Daniel Kritenbrink thuộc Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã tiến hành hội đàm với trợ lý Thủ tướng Nhật Bản Katsuyuki Kawai.
Ông Daniel Kritenbrink đã giải thích với phía Nhật Bản về việc có kế hoạch điều tàu chiến Mỹ đến khu vực xung quanh đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông.
Hãng tin Kyodo Nhật Bản cho biết, sau hội đàm với ông Daniel Kritenbrink, ông Katsuyuki Kawai tiết lộ với báo chí thông tin trên.
Katsuyuki Kawai cho hay, trong hội đàm, hai bên "đã trao đổi ý kiến thẳng thắng" về việc Quân đội Mỹ điều động tàu chiến. Về việc Mỹ phải chăng muốn Nhật Bản trợ giúp, ông chỉ cho biết "cân nhắc đến quan hệ của đối phương, không tiện trả lời".
Tàu khu trục Aegis USS Benfold Hải quân Mỹ |
Giải quyết hòa bình vấn đề đạt được đồng thuận
Ông Katsuyuki Kawai mặc dù không đưa ra câu trả lời khẳng định, nhưng cách nói mơ hồ này cho thấy Mỹ sẽ tích cực hợp tác với Nhật Bản, rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.
Trong hội đàm, hai bên Mỹ-Nhật bày tỏ quan ngại đối với việc Trung Quốc có ý đồ đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, đồng thời đạt được đồng thuận về tầm quan trọng của giải quyết hòa bình vấn đề chủ quyền.
Trên thực tế, trong thời gian nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm chính thức Mỹ vào tháng 9, tại hội nghị của Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên phát biểu nhấn mạnh, Mỹ sẽ tìm mọi cách thúc đẩy Trung Quốc và các nước khác có tranh chấp lãnh thổ giải quyết bất đồng bằng phương thức hòa bình.
Đối chiếu việc Mỹ có kế hoạch điều tàu chiến đến Biển Đông, ông Barack Obama khi đó đã đưa ra tuyên bố cảnh cáo.
Hải quân Mỹ đã triển khai tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan ở quân cảng Yokosuka, Nhật Bản |
Ngoài Nhật Bản, Mỹ cũng đã thông báo cho các nước Đông Nam Á sẽ điều tàu chiến đến Biển Đông.
Hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 18 tháng 9 dẫn nguồn tin ngoại giao Mỹ cho biết, chính quyền Obama đã thông quan kênh ngoại giao, thông báo cho các nước liên quan ở Đông Nam Á: Sắp tới Mỹ dự định điều tàu chiến đến hoạt động ở khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông.
Mỹ không có ý định thách thức Trung Quốc
Nhà Trắng Mỹ trước đó cho biết, Mỹ không có ý định thách thức Trung Quốc, tàu chiến Mỹ trước đây cũng thực hiện nhiệm vụ tương tự, Mỹ được hưởng quyền đi lại tự do ở Biển Đông.
Vào tháng 3, thành viên Ủy ban Lập pháp (Quốc hội) Đài Loan thuộc Quốc Dân Đảng, Lâm Úc Phương từng công bố, cuối tháng 1, Trung Quốc đã khởi động công trình bồi lấp, xây đảo (bất hợp pháp) ở đá Vành Khăn và đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).
Khởi đầu cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là lấy bản đồ vẽ bậy “đường 11 đoạn” của Đài Loan làm cơ sở, sau đó Trung Quốc vẽ ra “đường 9 đoạn”, gần đây còn vẽ ra “đường 10 đoạn”, gọi chung là “đường lưỡi bò” hay đường chữ U, nói chung đều là loại vẽ bậy - PV.
Trên cơ sở đó, giới bành trướng Trung Quốc dùng ý chí quốc gia để đưa ra yêu sách chủ quyền bất hợp pháp, thậm chí dùng vũ lực để cướp các đảo đá ở Biển Đông của Việt Nam, cướp bãi cạn Scarborough và đòi chiếm luôn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông. Thật không ngờ, họ có lòng tham không đáy như vậy - PV.
Lịch sử chính thống Trung Quốc, thể hiện rõ nhất là ở bản đồ nhà Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc tuyên bố với con cháu Trung Hoa rằng, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông. Chính truyền thống coi trọng đất liền, coi nhẹ biển của Trung Quốc cũng khẳng định điều này - PV.
Tuy nhiên, dựa vào bản đồ “đường lưỡi bò” vẽ bậy này, giới bành trướng Trung Quốc đã nhất quán chủ trương bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông, bất chấp sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế, bất chấp chủ quyền và quyền lợi chủ quyền của Việt Nam và các nước khác ở Biển Đông, bất chấp quyền lợi của các nước khác trên thế giới - PV.
Khi kẻ bành trướng có mưu đồ và các thủ đoạn đòi ăn cướp lãnh thổ của nước khác thì chẳng khác nào nó đang tìm cách xẻ thịt lột da của nước đó. Cho nên, không có gì khác, phải kiên quyết đánh bại mọi mưu đồ và thủ đoạn ăn cướp này, bảo vệ mình và góp phần vào bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, thế giới - PV.
Thế giới hiện nay đã đi một chặng đường lịch sử dài, thoát khỏi giai đoạn dã man xưa, khó có nước nào có thể dùng vũ lực để đi ăn cướp lãnh thổ của nước khác. Người ta ứng xử văn minh với nhau bằng hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi.
Nhưng, giới bành trướng Trung Quốc lại đang đi ngược trào lưu của thời đại, ra sức bành trướng ra khu vực xung quanh, gây phản cảm, lo ngại sâu sắc cho các nước láng giềng và đang gây chạy đua vũ trang trong khu vực, dẫn đến quân sự hóa khu vực Biển Đông, biến Biển Đông thành thùng thuốc súng. Đây chính là nhân tố chính đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Mọi căn nguyên nằm ở yêu sách “đường lưỡi bò” - PV.
Cộng đồng quốc tế cần chung tay nỗ lực hợp tác để loại bỏ mọi mưu đồ và thủ đoạn dã man dùng vũ lực để tìm cách cướp đoạt lãnh thổ, biển đảo này. Không nên để những lợi ích kinh tế nhất thời mà đi ngược lại chính nghĩa và công lý quốc tế. Nước nào có các mưu đồ và hành động đen tối thì những mưu đồ và hành động đó luôn luôn tự mâu thuẫn, tự bộc lộ và chính nó phá hoại ghê gớm nhất đối với bản thân nước đó - PV.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét