Thái Phong (T.H) | 26/10/2015 08:37
Nhiều gia đình cho trẻ rất nhỏ ăn trứng vịt lộn nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn món này.
1. Món bổ dưỡng...
Trứng vịt lộn tuy là món bình dân nhưng rất bổ dưỡng. Trong trứng vịt lộn có chứa 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…
Trong trứng lộn có chứa vitamin A (retinol) và tiền vitamin A (beta caroten) khá cao.
So với trứng vịt thường, trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng nhiều hơn gấp nhiều lần bởi quá trình phát triển từ trứng thành phôi đã khiến 1 số chất chuyển hóa thành nhiều chất cần thiết giúp cho quá trình tăng trưởng của phôi tạo nên giá trị dinh dưỡng cho trứng lộn.
Đông y coi trứng lộn là “món ăn – bài thuốc bổ” có công hiệu tư âm, dưỡng huyết, ích trí, sáng mắt, giúp cơ thể mau trưởng thành.
2. Nhưng trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn
Vì trứng vịt lộn rất bổ lại rẻ tiền, dễ mua, nên nhiều gia đình rất chuộng mua loại thực phẩm này để tẩm bổ cho người già, trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng, gầy yếu.
Tuy trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên không nên lạm dụng món ăn này bởi nếu ăn quá nhiều, cơ thể không dung nạp hết các chất có trong trứng sẽ gây quá tải cho bộ máy tiêu hóa, thậm chí sinh bệnh tiêu chảy.
Hơn nữa, không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này. Ví dụ nhiều gia đình cho trẻ rất nhỏ ăn trứng vịt lộn nhưng các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn.
Theo bác sĩ Doãn Thị Tường Vy - Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn.
"Trung bình trong 100g trứng lộn vào khoảng 1.000mcg, trong đó nhu cầu của trẻ chỉ ở khoảng 300 - 500mcg. Ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa.
Vì vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương" - bác sĩ Tường Vy nói.
Nếu cho trẻ dưới 5 tuổi ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ xảy ra những hậu quả rất nghiêm trọng như:
- Thừa vitamin A: Trong trứng vịt lộn có hàm lượng vitamin A và tiền vitamin A rất cao. Trẻ dưới 5 tuổi chỉ cần ăn 100g trứng vịt lộn đã nạp vào gấp 2 - 3 lần nhu cầu vitamin A của cơ thể trong ngày.
Việc thừa vitamin A sẽ gây ra nhiều tác hại như gây vàng da, bong tróc biểu bì da, ảnh hưởng đến việc hình thành hệ xương ở trẻ.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Trẻ dưới 5 tuổi do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện nên nếu ăn loại thực phẩm có quá nhiều chất như trứng vịt lộn sẽ gây khói tiêu, đầy bụng, tiêu chảy...
- Tăng lượng cholesterol trong máu: Cholesterol có trong trứng vịt lộn cần thiết cho quá trình hình thành các tế bào thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ lượng mỡ trong gan, máu tăng cao, gây các bệnh về tim mạch.
theo Trí Thức Trẻ
5 loại thực phẩm kinh hoàng nhất từ Trung Quốc, bạn có thể đang là nạn nhân
Thực phẩm – thứ được sử dụng để nuôi sống con người mỗi ngày, Trung Quốc cũng sẵn sàng làm giả, chúng không chỉ đầu độc người tiêu dùng trong nước mà còn gây nguy hại cho người tiêu dùng toàn thế giới. Dưới đây là 5 đại diện điển hình nhất bạn có thể đã từng nếm qua không mảy may hay biết…
- Đọc những câu truyện hay và ý nghĩa
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
- Dịch vụ Cứu hộ giao thông chuyên nghiệp
1. Nước tương làm từ tóc
Nhằm tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất đã thu mua tóc vụn từ các tiệm làm tóc với giá rẻ sau đó làm thành dung dịch axit amin cho vào trong nước tương. Những loại tóc được thu mua từ nhiều nguồn này ngoài việc có thể chứa hóa chất trong thuốc nhuộm thì những chất trong dung dịch sau khi trộn còn rất có hại cho sức khỏe thậm chí dẫn đến bệnh ung thư.
2. Thịt vịt ngâm nước tiểu của gia súc
Các nhà kinh doanh tại Thanh Đảo bị phát hiện đã ướp thịt vịt với nước tiểu dê hoặc cừu để cho thịt vịt có mùi và hương vị của thịt cừu. Thịt vịt loại này sau đó được bán như thịt cừu cho khách hàng. Thực ra thịt chuột, thịt mèo đeo đi ngâm nước tiểu cừu để làm giả thịt cừu cũng đã từng được nhắc tới trước đây.
3. Sữa độc
Sữa bột có chứa melamine gây sỏi thận cho trẻ nhỏ đã được báo chí phanh phui rầm rộ một thời gian dài. Trong năm 2008, có một vài trường trẻ sơ sinh tử vong được ghi nhận say khi uống sữa bột bị nhiễm melamine, một hóa chất độc hại thường được bổ sung (bất hợp pháp) vào thực phẩm nhằm tăng hàm lượng protein. Sau công bố về sữa nhiễm độc melamine, mọi hoạt động xuất khẩu sản phẩm này đã được dừng lại đồng thời phủ tấm màn đen u ám lên thị trường sữa trẻ em toàn thế giới. Ngoài 6 trường hợp tử vong, sức khỏe của 29 triệu trường hợp khác cũng bị ảnh hưởng theo nhiều mức độ.
4. Đậu phụ thối ngâm nước… phân
Món đậu phụ này không chỉ ngửi thấy thối mà ăn cũng thấy thối! Chính bởi chúng đã được ngâm qua… phân. Những nhà sản xuất đã lọc lấy nước phân rồi đem ngâm đậu phụ vào đó.
Ngoài ra, gần 100 nhà sản xuất “đậu phụ thối” tại tỉnh Quảng Đông đã từng bị phát hiện kết hợp sử dụng nước cống rãnh, cặn bã, và sulfate sắt để đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như cải thiện bề mặt sản phẩm đậu phụ lên men của mình. Liệu sau thông tin này bạn có còn yêu thích món đậu phụ thối?
5. Dầu ăn được tái chế từ nước cống rãnh
Business Insider đã từng đưa tin về việc công nghệ làm ‘dầu mỡ siêu bẩn’ bị phanh phui ở Trung Quốc. Theo đó, người ta đã đưa ra ánh sáng toàn bộ quy trình sản xuất dầu ăn từ nước thải cống rãnh ở Trung Quốc, một điều mà ngay trong tưởng tượng ít ai nghĩ tới.
Những ‘phù thủy’ chế dầu sẽ cho người tới các container rác thải, thùng rác, máng nước thậm chí là hệ thống cống rãnh để múc, thu nhặt chất thải cả thể lỏng và rắn về. Lượng nguyên liệu được tập hợp thu gom về những xưởng sản xuất thủ công, thô sơ với những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh. Toàn bộ rác thải sẽ nấu trong những bể xi măng.
Tiếp theo, người ta dùng vợt để vớt và loại bỏ rác thải rắn không thể dùng được như túi nylon, xương và xác động vật chết. Cuối cùng, dầu sau khi nấu lại, dù có màu sẫm kỳ lạ vẫn sẽ được cho vào những thùng lớn, chờ ngày chuyển đi. Có nhà phân tích còn từng cho biết loại dầu độc hại này chiếm khoảng 1/10 thị phần dầu cung cấp cho các nhà hàng tại Trung Quốc.
Theo WT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét