Đăng Bởi -
Ảnh minh họa
Theo ông Nguyễn Văn Nên, trước con số gần 13.000 tỷ đồng chi phí nuôi xe công mỗi năm mà Bộ Tài chính báo cáo, Chính phủ đã có biện pháp để tăng cường quản lý chặt chẽ. Theo đó, sẽ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc mua sắm, quản lý, sử dụng xe ô tô công và xử lý nghiêm các vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Tại cuộc Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10.2015, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã có những giải đáp xoay quanh vấn đề mua sắm xe công.
Theo đó, gần đây Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho biết, cả nước hiện có gần 40.000 xe công, ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể lên đến gần 13.000 tỷ đồng.
Thực tế này cho thấy việc siết chặt tình trạng lãng phí xe công đã được dư luận nhiều năm qua phản ánh nhưng chưa đạt hiệu quả, quy định về khoán sử dụng xe công mới chỉ là khuyến khích, chưa hấp dẫn.
Giải đáp vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, thời gian qua, thực hiện các quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng xe công, tình trạng mua sắm xe ô tô không đúng tiêu chuẩn, định mức cơ bản đã được khắc phục, nhất là việc sử dụng xe ô tô công vào mục đích cá nhân.
Để tăng cường quản lý, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức mới về trang bị xe ô tô và quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, trong đó có xe công.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc rà soát, chủ động điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu (hoàn thành trước ngày 21.3.2016).
Song song với đó, Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe; triển khai việc giao một đầu mối quản lý tập trung xe ô tô đối với các Bộ, ngành, địa phương có điều kiện áp dụng.
Bên cạnh đó, cũng sẽ quản lý chặt chẽ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc mua sắm, quản lý, sử dụng xe ô tô công và xử lý nghiêm các vi phạm.
Trước đó, tại cuộc Họp báo Bộ Tài chính ngày 23.10, ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, theo tính toán của Cục Quản lý Công sản, chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng mỗi năm (bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…).
Như vậy, ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỉ đồng.
Mặt khác, theo Bộ Tài chính, vẫn còn nhiều vấn đề trong hoạt động mua sắm xe công hiện nay như: vẫn còn hiện tượng mua xe vượt tiêu chuẩn, định mức; việc điều chuyển xe ô tô giữa các đơn vị không đúng thẩm quyền quy định.
Bên cạnh đó, việc thỏa thuận, mua sắm xe chuyên dùng chưa được chặt chẽ; tiêu chuẩn định mức quy định chưa phù hợp với một số cơ quan, đơn vị; việc mua sắm, thanh lý xe phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí; chi phí cho việc sử dụng xe khá lớn trong điều kiện ngân sách còn khó khăn.
Những quy định về thời gian, số km sử dụng cũng chưa phù hợp với thực tế; quy định về khoán kinh phí xe ô tô hầu như không được áp dụng; việc sử dụng xe ô tô vào việc riêng, sử dụng xe sai đối tượng, sử dụng xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc với các chức danh không đủ tiêu chuẩn định mức vẫn diễn ra...
Duyên Duyên
Thuốc diệt cỏ ngâm chuối: Chất cực độc gây nhiễm dioxin, quái thai, chết não
(VTC News) – Theo các chuyên gia, dùng thuốc diệt cỏ CO2,4 D làm chín vàng chuối gây hại gan, hủy não, đây là chất cực độc không phải chất kích thích tăng trưởng.
Mới đây, cơ quan Thanh tra chuyên ngành, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương tiêu hủy 200 kg chuối. Số chuối này của một vựa tại phường Thuận Giao, TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương, do ông Vũ Xuân Tiến làm chủ. Ông Tiến sử dụng khí đá (khí từ đất đèn) và thuốc trừ cỏ CO 2,4D để làm chín đồng thời giúp cứng trái.
Thông tin với VTC News, PGS - TS. Nguyễn Văn Viên, Học viện nông nghiệp Việt Nam cho biết: Thuốc diệt cỏ CO 2,4D được sử dụng phổ biến tại Việt Nam để diệt cỏ cho cây trồng, cây lúa.
Khi sử dụng chất này, lá cỏ hấp thụ làm kích thích mô phân sinh (là mô tập hợp bởi những tế bào có khả năng phân chia để hình thành tế bào mới) phát triển quá mức dẫn đến bị rối loạn sinh trưởng và chết.
PGS Viên nói: Tuy nhiên, theo nghiên cứu, nếu dùng CO 2,4D ở nồng độ rất thấp là năm phần triệu đến bảy phần triệu thì có tác dụng kích thích tăng trưởng. Cách đây hơn 30 năm, nông dân dùng chất này để giúp kích thích ra rễ khi chiết cây, nhưng giờ, có nhiều thuốc thay thế và được phép sử dụng lại an toàn.
PGS Viên khẳng định, dù có tác dụng kích thích tăng trưởng nhưng tuyệt đối không được dùng chất này để làm chín quả, cụ thể là chuối, vì đây là chất cực độc, không được nhà nước cho phép sử dụng như chất giúp tăng trưởng.
Dùng chất này cho chuối, không phải để chuối cứng mà có thể người nông dân dùng chất này hòa với nước rồi phun hoặc ngâm chuối có thể biến chuối xanh trở thành màu vàng đều.
Thuốc diệt cỏ CO 2,4D có khả năng biến cây, quả xanh thành vàng. Nhưng nếu dùng nhiều, cây, quả rất dễ chết, hỏng. Trong nông nghiệp, sau khi phun CO 2,4 D phải cách ly trước khi thu hoạch 20-40 ngày tránh gây độc.
Còn PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khi biết được thông tin dùng chất diệt cỏ trong chín chuối, ông cũng không ngạc nhiên.
PGS Thịnh nói: Họ dùng để làm chín và bảo quản nhiều loại quả khác nhau chứ không chỉ chuối. CO 2,4D là chất kích thích phát triển tế bào trong lá cực nhanh nên nó diệt được cỏ. Chất này làm tế bào phát triển nhanh, nguồn dinh dưỡng cung cấp không đủ sẽ dẫn đến làm chết cây.
Đây là chất nguy hiểm nhưng lại dùng làm chín quả nhanh và khiến quả lâu hỏng do nó ức chế vi sinh vật phát triển. Việc sử dụng các thuốc trừ cỏ có thể chống côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập, giữ trái cây lâu hư.
Nhưng trong chất diệt cỏ có dioxin (chất độc da cam), nếu ăn phải chất này trong chuối thì nhiễm dioxin, làm thay đổi cấu trúc gen, phụ nữ có thể sinh con quái thai.
Chất này khi được dùng ngâm trong chuối có thể ngấm qua vỏ, qua cuống để vào thịt quả. Khi ăn phải, CO2,4D tấn công vào cơ thể, tồn dư trong gan, não nên hủy hoại 2 bộ phận này.
Nhiều người sử dụng có thể không hiểu biết nên ‘giết người một cách vô tình’, nhưng cũng có người biết là hại mà không rõ hại thế nào. Bản thân người thực hiện phun thuốc diệt cỏ CO 2,4Dcòn đối mặt với độc hại gấp đôi người ăn phải quả phun.
Hiện nay, hàng tấn chuối thu hoạch xong cần phải tiêu thụ, nếu để chín tự nhiên có quả chín trước, có quả chín sau. Trong một nải, có quả chín nát bét, quả thì còn xanh, nên việc làm chín đồng loạt quả giúp cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.PGS Thịnh cho rằng, cần tuyên truyền cho người nông dân biết có nhiều cách làm hoa quả chín nhanh mà an toàn chứ không phải dùng thuốc diệt cỏ.
Về việc dùng khí đá (đất đèn) để chín chuối, PGS Thịnh cho rằng, cách này không gây độc. Khí đá giúp kích thích cho quả chín và được dùng cách đây đã lâu.
» Chất gây ung thư được ‘tẩm’ vào thực phẩm thế nào?
» Tẩm bổ không đúng, chàng trai có ngực nở như ngực phụ nữ
» Thuốc lá lậu: Tạo hương từ chất gây ung thư
Nguyễn Tâm
Thuốc diệt cỏ CO 2,4D làm chuối chín vàng, bảo vệ chuối khỏi vi sinh vật tấn công nhưng rất nguy hiểm cho sức khỏe. |
|
Khi sử dụng chất này, lá cỏ hấp thụ làm kích thích mô phân sinh (là mô tập hợp bởi những tế bào có khả năng phân chia để hình thành tế bào mới) phát triển quá mức dẫn đến bị rối loạn sinh trưởng và chết.
PGS Viên nói: Tuy nhiên, theo nghiên cứu, nếu dùng CO 2,4D ở nồng độ rất thấp là năm phần triệu đến bảy phần triệu thì có tác dụng kích thích tăng trưởng. Cách đây hơn 30 năm, nông dân dùng chất này để giúp kích thích ra rễ khi chiết cây, nhưng giờ, có nhiều thuốc thay thế và được phép sử dụng lại an toàn.
PGS Viên khẳng định, dù có tác dụng kích thích tăng trưởng nhưng tuyệt đối không được dùng chất này để làm chín quả, cụ thể là chuối, vì đây là chất cực độc, không được nhà nước cho phép sử dụng như chất giúp tăng trưởng.
Dùng chất này cho chuối, không phải để chuối cứng mà có thể người nông dân dùng chất này hòa với nước rồi phun hoặc ngâm chuối có thể biến chuối xanh trở thành màu vàng đều.
Chuối được ngâm trong hóa chất độc hại. Ảnh minh họa: CAND |
Còn PGS – TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khi biết được thông tin dùng chất diệt cỏ trong chín chuối, ông cũng không ngạc nhiên.
|
Đây là chất nguy hiểm nhưng lại dùng làm chín quả nhanh và khiến quả lâu hỏng do nó ức chế vi sinh vật phát triển. Việc sử dụng các thuốc trừ cỏ có thể chống côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập, giữ trái cây lâu hư.
Nhưng trong chất diệt cỏ có dioxin (chất độc da cam), nếu ăn phải chất này trong chuối thì nhiễm dioxin, làm thay đổi cấu trúc gen, phụ nữ có thể sinh con quái thai.
Chất này khi được dùng ngâm trong chuối có thể ngấm qua vỏ, qua cuống để vào thịt quả. Khi ăn phải, CO2,4D tấn công vào cơ thể, tồn dư trong gan, não nên hủy hoại 2 bộ phận này.
Nhiều người sử dụng có thể không hiểu biết nên ‘giết người một cách vô tình’, nhưng cũng có người biết là hại mà không rõ hại thế nào. Bản thân người thực hiện phun thuốc diệt cỏ CO 2,4Dcòn đối mặt với độc hại gấp đôi người ăn phải quả phun.
Hiện nay, hàng tấn chuối thu hoạch xong cần phải tiêu thụ, nếu để chín tự nhiên có quả chín trước, có quả chín sau. Trong một nải, có quả chín nát bét, quả thì còn xanh, nên việc làm chín đồng loạt quả giúp cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.PGS Thịnh cho rằng, cần tuyên truyền cho người nông dân biết có nhiều cách làm hoa quả chín nhanh mà an toàn chứ không phải dùng thuốc diệt cỏ.
Về việc dùng khí đá (đất đèn) để chín chuối, PGS Thịnh cho rằng, cách này không gây độc. Khí đá giúp kích thích cho quả chín và được dùng cách đây đã lâu.
» Chất gây ung thư được ‘tẩm’ vào thực phẩm thế nào?
» Tẩm bổ không đúng, chàng trai có ngực nở như ngực phụ nữ
» Thuốc lá lậu: Tạo hương từ chất gây ung thư
Nguyễn Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét