Tin tức chuyên ngành

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Cuộc đối đầu Mỹ-Trung

South China Sea 2
                      Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ, chụp bởi chuyên gia truyền thông Jay C. Pugh

Hoạt động tự do hàng hải của Mỹ có thể đưa mối quan hệ Mỹ – Trung tới chỗ không thể quay đầu trở lại.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đang lao tới một cuộc đối đầu về tự do Hàng hải ở Biển Đông. Hải quân Mỹ đã  sẵn sàng đi tuần sát gần 7 hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa trong vòng 2 năm qua, như là phương cách để thách thức bất kỳ tuyên bố chủ quyền quá mức hoặc bất hợp pháp nào của Trung Quốc ở đó. Trong khi đó tại Bắc Kinh, những tiếng nói phản đối Hoạt động Tự do Hàng hải của Mỹ (FONOPs) xung quanh các hòn đảo nhân tạo đang trở nên cứng rắn hơn, như được chứng tỏ qua lời đe dọa mà Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc đã  đăng tải tuần trước:

“Những dự tính khiêu khích [của Mỹ] để xâm phạm chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc đang phá hoại hòa bình và ổn định khu vực và quân sự hóa vùng biển… Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ hành động khiêu khích quân sự hay xâm phạm chủ quyền nào của Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, cũng giống như Hoa Kỳ đã không chấp nhận 53 năm trước đây [trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba]”.

Bài bình luận này gây rắc rối vì một số lý do. Đầu tiên, nó tiếp tục với xu hướng ngôn từ đối đầu và gia tăng cường độ. Vào tháng 5, Bắc Kinh mô tả FONOPS của Mỹ xung quanh các hòn đảo nhân tạo là “nguy hiểm và vô trách nhiệm”; bây giờ lên thành một sự khiêu khích không thể dung thứ và xâm phạm chủ quyền. Thứ hai, vì được viết bởi một cơ quan ngôn luận của nhà nước, bài viết có trọng lượng hơn so với những lời đe dọa thông thường có tính đả kích từ một vị tướng quân đội hồi hưu. Thứ ba, bài viết có nhiệm vụ lôi kéo các nhà lãnh đạo Trung Quốc quy về quan điểm cứng rắn hơn, ngăn cản không cho họ xuống thang và thỏa hiệp. Cuối cùng, bài viết cho thấy mức độ Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần tới cuộc khủng hoảng mà đáng lẽ nên và có thể tránh.

Không phải cuộc so tài đầu tiên

Mặc dù đa phần bị lãng quên, đây không phải là lần đối mặt đầu tiên giữa Trung Quốc và chính quyền Obama và cũng không phải là lần đầu tiên mà chính quyền Obama giải quyết sai lệch vấn đề. Ngày 26 tháng 3 năm 2010, khi mới bước vào nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, một tàu ngầm nhỏ của Bắc Triều Tiên đã chủ động một cuộc tấn công bất ngờ và vô cớ  vào tàu hộ tống Cheonon của hải quân Nam Triều Tiên ở biển Hoàng Hải, đánh chìm chiếc tàu và giết chết 46 thủy thủ.

Trong khi Trung Quốc từ chối lên án cuộc tấn công, sau sự kiện Washington và Seoul công bố một loạt các cuộc tập trận hải quân để chứng tỏ quyết tâm trước sự xâm lấn của Bắc Triều Tiên. Ngày 1 tháng 6, tin tức báo chí loan báo Mỹ – Hàn sẽ tiến hành tập trận hải quân ở biển Hoàng Hải, dẫn đầu bởi hàng không mẫu hạm (HKMH) của Mỹ, George Washington.

HKMH George Washington đã đi qua vùng biển Hoàng Hải lần gần nhất là vào tháng 10 năm ngoái mà không có sự phản đối của Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc phản ứng với thông báo bằng “kiên quyết phản đối” đi kèm với lời bình luận hiếu chiến của các tướng lãnh hồi hưu của Quân đội Trung Quốc. Một trò chơi ngoại giao đối đầu xảy ra sau đó. Khởi đầu, Obama đã cố gắng phân tách sự khác biệt, tổ chức các cuộc tập trận do HKMH George Washington dẫn đầu ở vùng Biển Nhật Bản ít tranh cãi. Tuy nhiên, hành động này được hiểu như là một dấu hiệu về sự yếu kém của Mỹ và sự mất mặt cho Nam Hàn, vốn đã công khai tuyên bố HKMH George Washington sẽ trụ với họ trong vùng biển Hoàng Hải.

Vào đầu tháng 8, Ngũ Giác Đài thông báo, “trong những tháng tới” George Washington sẽ thực sự tham gia cuộc tập trận trong vùng biển Hoàng Hải. Thứ trưởng Ngoại giao James Steinberg giải thích: “Trung Quốc đang phải chịu đựng sự sỉ nhục trước các cuộc tập trận gần bờ biển của họ, và cho dù không nhắm vào Trung Quốc, các cuộc tập trận là kết quả trực tiếp của sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên và sự không sẵn lòng tố cáo hành động xâm lược của họ”.

Tuy nhiên, vài tuần sau đó chính quyền Obama một lần nữa lại thay đổi hướng đi khi phát ngôn viên Ngũ Giác Đài tuyên bố George Washington sẽ không tham gia vào các cuộc tập trận sắp tới tại vùng biển Hoàng Hải. Tình trạng bế tắc được khai thông chỉ sau một hành động hiếu chiến khác của Bắc Triều Tiên trong tháng 11. Chỉ vài tháng sau cuộc tấn công vào Cheonon, Bắc Triều Tiên tung ra một loạt đạn pháo vô tội vạ lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, giết chết 4 người và làm bị thương 18 người. Vài ngày sau, George Washington được điều tới vùng biển Hoàng Hải để tập trận và kể từ đó hàng không mẫu hạm Mỹ đã tập trận nhiều đợt trong vùng biển Hoàng Hải mà không có sự phản đối lớn nào của Bắc Kinh.

Một thử nghiệm mới ở Biển Đông

Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã bồi đắp gần 3.000 mẫu đất lên mặt của 7 thực thể và bãi đá chìm mà họ chiếm đóng trong vùng Biển Đông tranh chấp, tạo nên các “hòn đảo nhân tạo” mới, trên đó họ đã xây dựng phi đạo và các cơ sở với mục tiêu quân sự. Nhịp độ xây dựng nhanh đã gây bất ngờ cho chính phủ Hoa Kỳ và giới phân tích, gây sự chú ý cho dòng chính chỉ trong năm nay sau khi các viện nghiên cứu chiến lược của Mỹ như viện nghiên cứu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu bắt đầu  đăng tải hình ảnh vệ tinh sinh động, chứng minh tầm mức và quy mô chưa từng có trong việc bồi đắp đảo của Trung Quốc.

(Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) không cấm khai hoang đất, nhưng Điều 60  cấm các nước không được đòi hỏi chủ quyền mở rộng các đảo nhân tạo được xây dựng trên những gì mà trước đây chỉ là đá và thực thể chìm (Low-tide elevations). Thay vì vùng lãnh hải rộng 12 hải lý và vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 hải lý dành cho các hòn đảo “thiên nhiên”, UNCLOS quy định rằng các đảo nhân tạo chỉ được hưởng quyền của các thực thể biển ban đầu trước khi được bồi đắp – một lãnh hải 12 hải lý cho những tảng đá nhô khỏi mặt nước khi thủy triều lên cao [tác giả ghi nhầm là “xuống thấp”], và một vùng an toàn 500 mét cho thực thể chỉ nhô khỏi mặt nước khi thủy triều thấp).

Lo sợ Trung Quốc có thể đòi hỏi chủ quyền mở rộng đối với các đảo nhân tạo mới, gần như ngay lập tức các nhà phân tích Mỹ khởi sự kêu gọi “Hoạt động Tự do Hàng hải” (FONOPS) xung quanh các đảo nhân tạo. Chương trình FONOP, được thi hành từ năm 1979, chỉ đơn giản bao gồm đi thuyền và bay máy bay ngang qua vùng biển và vùng trời để thách thức (và cho thấy rõ Mỹ không công nhận) những yêu sách lãnh thổ quá đáng hoặc bất hợp pháp.

Tháng 5 vừa qua, vấn đề FONOPS thu hút sự chú ý và tầm quan trọng hơn khi Tư lệnh Thái Bình dương Hoa Kỳ mời một đội phóng viên CNN lên một máy bay do thám hàng hải P-8 để tuần tra Biển Đông (nhưng không phải trong vòng 12 hải lý) gần các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc. Phát sóng trên CNN sau đó, đoàn phóng viên ghi lại một nhân viên kiểm lưu Trung Quốc tự nhận là “Hải quân Trung Quốc” yêu cầu máy bay P-8 – mà ông nói là xâm phạm “vùng cảnh báo quân sự” của Trung Quốc” – “phải rời khỏi ngay lập tức”.

Mặc dù Trung Quốc vẫn từ chối làm rõ những loại yêu sách mà họ tuyên bố cho các đảo nhân tạo, sự cảnh báo đó dấy lên lo ngại vì UNCLOS không thừa nhận một “khu vực cảnh báo quân sự” đối với bất kỳ thực thể biển nào với bất kỳ khoảng cách nào, chứ đừng nói đến xa hơn 12 hải lý. Sự kiện dấy lên những lời kêu gọi mới đối với chính quyền Obama để khởi động FONOPS trong vòng 12 hải lý của ít nhất các thực thể được biết đến là thực thể chìm (low tide elevations) trước khi được bồi đắp, cụ thể là Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Subi (Subi Reef) (những cái khác có thể có tính hợp pháp cho một lãnh hải 12 hải lý, nhưng không phải một vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý).

Một thời gian ngắn sau sự kiện P-8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhiều lần khẳng định (tôi đếm được ba lần trong một tuần) rằng quân đội Mỹ sẽ “bay, hải tuần, và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Tuy nhiên, vẫn không có lệnh cho phép FONOPS trong khi các tuyên bố của Trung Quốc càng ngày càng có tính thách thức hơn. Vào ngày 25 tháng 5,  Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo  rằng FONOPS: “rất có khả năng gây ra tính toán sai lầm và tai nạn bất ngờ trên biển và vùng trời” và “vô cùng nguy hiểm và vô trách nhiệm”. Trong cùng ngày, báo Global Times bảo thủ hơn, lên tiếng: “Nếu điều kiện tiên quyết của Hoa Kỳ là Trung Quốc phải ngừng các hoạt động [bồi đắp đảo], thì một cuộc chiến tranh Mỹ – Trung sẽ không thể tránh khỏi ở Biển Đông”.

Với trái banh đang ở bên sân Mỹ, phản ứng của chính quyền Obama hời hợt đến ngạc nhiên. Vào ngày 18 tháng 6, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương, Daniel Russel đưa ra một thông báo công khai,, trong đó, ông nói: “Dù Biển Đông là quan trọng… về cơ bản nó không phải là một vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc”. Bị bối rối bởi lời tuyên bố này, người viết đã đáp trả bằng một bài viết trên tờ The Diplomat, Hãy đối diện sự thật: biển Đông là vấn đề Mỹ-Trung, lập luận rằng sự chậm trễ của chính quyền trong hoạt động FONOPS tiêu biểu cho một tính toán sai lầm chiến lược lớn. Bài viết khẩn cầu Obama “nhanh chóng và trực tiếp thách thức bất kỳ tuyên bố chủ quyền mở rộng đối với các đảo nhân tạo nào, bằng cách ra lệnh cho quân đội Mỹ bay và hải tuần trong giới hạn pháp lý theo Công ước UNCLOS”. Lập luận này rất đơn giản:

Hoa Kỳ càng trì hoãn đương đầu với bất kỳ tiền lệ mới nào, thì sự kiện càng chắc chắn hơn để trở thành một tiền lệ. Trì hoãn thêm nữa có thể làm gia tăng triển vọng xung đột và cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội để đổ lỗi cho Washington đối với bất kỳ cuộc đối đầu nào trong tương lai do phá hoại những gì xuất hiện như một trạng thái hòa bình.

Đây không phải là một quan điểm đặc biệt gây tranh cãi. Vấn đề FONOPS cung cấp một trường hợp hiếm có trong chính sách đối ngoại, nơi mà “vùng xám” bị che phủ bởi sự phong phú của vùng đen và trắng; nơi có một lựa chọn chính sách rõ ràng và hiển nhiên mang tính chất chính trị, hợp pháp, chiến lược, và có đạo đức, và được hỗ trợ bởi Quốc hội, Bộ Quốc phòng, quân đội Mỹ, các đối tác khu vực của Mỹ, và phần lớn các học giả pháp lý quốc tế và các nhà phân tích khu vực.

Dưới sự tra hỏi của Ủy ban Quân vụ Thượng viện, ngày 17 tháng 9, ngay cả người đứng đầu Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris,  thừa nhận rằng ông ủng hộ FONOPs xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Tại cùng buổi điều trần, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng đặc trách an ninh châu Á – Thái Bình Dương, ông David Shear tiết lộ rằng, các hoạt động vẫn còn chờ đợi đèn xanh từ Tòa Bạch Ốc, nơi vẫn chưa chấp thuận cho một FONOP trong vòng 12 hải lý của các thực thể biển của Trung Quốc từ năm 2012.

Trò chơi đối đầu nguy hiểm

Điều mà Tòa Bạch Ốc đã thất bại trong việc đánh giá đúng trong suốt kịch bản này là khi càng nói nhiều về FONOPS mà không có hành động thực tế thì càng làm cho tình hình trở nên nguy hiểm hơn và càng khuyến khích lãnh đạo Trung Quốc công khai bày tỏ phản đối một cách gay gắt và cứng rắn hơn. Những tuyên bố do Bắc Kinh đưa ra chỉ trong tháng qua đã vượt quá những gì được chứng kiến trong suốt vụ đối đầu ở biển Hoàng Hải. Hãy thử nhìn lại:

– Ngày 15 tháng 9, Phó Đô đốc Yuan Yubai, tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc, nói tại một hội nghị quốc tế rằng “Biển Nam Trung Hoa, như tên cho thấy, là một vùng biển thuộc về Trung Quốc” và đã từng như thế kể từ thời nhà Hán vào năm 206 trước Công Nguyên.

– Ngày 16 tháng 9, Đại tá Quân đội TQ Li Jie bào chữa công trình xây dựng phi đạo cho mục tiêu quân sự trên các đảo nhân tạo: “Đây là sân sau của chúng tôi, chúng tôi có thể quyết định những loại rau hoặc hoa gì chúng tôi muốn trồng”.

– Ngày 2 tháng 10, báo New York Times đăng tải một cuộc phỏng vấn với đại tá Lưu Minh Phúc nổi tiếng quá khích, trong đó ông ta cảnh báo: “Lửa đang cháy trên khắp châu Á, và mỗi nơi có thể là một chiến trường trong tương lai.”

– Ngày 08 tháng 10, báo New York Times công bố thêm ý kiến của đại tá Lưu Minh Phúc, gồm: “[Hoa Kỳ và Nhật Bản] đã kích động các nước láng giềng để khiêu khích chúng tôi… chúng tôi đã sẵn sàng cho chiến tranh”; “Trung Quốc đã làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn một cuộc chiến tranh như vậy, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ chuẩn bị”; “Mỹ đã đấm và đâm người khác bằng nắm đấm và dao” và; “Quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chơi. Đây là giai đoạn nguy hiểm. Sẽ có một trận đấu cuối cùng giữa hai quốc gia”.

– Ngày 10 tháng 10 một “viên chức quân sự cao cấp Trung Quốc” nói với Newsweek: “Có 209 thực thể đất vẫn chưa được chiếm đóng ở Biển Đông và chúng tôi có thể chiếm tất cả”.

– Ngày 11 tháng 10, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất cứ nước nào xâm phạm lãnh hải và không phận của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa với danh nghĩa bảo vệ tự do hàng hải”.

– Ngày 15 tháng 10, Hoàn Cầu Thời báo có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa được dẫn lời nói rằng: Quân đội Trung Quốc “nên sẵn sàng để khởi động các biện pháp đáp trả dựa trên mức độ khiêu khích của Washington… nếu Mỹ sử dụng phương pháp tiếp cận hung hăng là họ phạm đến mức giới hạn của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ không ngồi yên”.

– Ngày 15 tháng 10, Đô đốc Dương Nghị cảnh báo Quân đội Trung Quốc sẽ đáp trả “thẳng mặt” bất kỳ lực lượng nước ngoài nào “vi phạm” chủ quyền của Trung Quốc.

– Ngày 16 tháng 10, Tân Hoa Xã cảnh báo FONOPS “sẽ làm cho Trung Quốc không còn lựa chọn nào ngoài việc tăng cường khả năng phòng thủ”. FONOPS sẽ là một “sai lầm nghiêm trọng cho [Mỹ] khi sử dụng các phương tiện quân sự để thách thức Trung Quốc” và “có thể dẫn đến sự hiểu lầm nguy hiểm giữa quân đội hai nước”. Trung Quốc “sẽ đáp trả bất kỳ hành động khiêu khích nào một cách thích đáng và dứt khoát”.

Không chỉ là ngôn từ hiếu chiến mà Bắc Kinh sử dụng, ngày 4 tháng 9, lần đầu tiên, Trung Quốc đã phái tàu hải quân vào bên trong vùng 12 hải lý của quần đảo Aleutian ở Alaska. Điều đáng chú ý là sự hiện diện của họ trong vùng lãnh hải của Hoa Kỳ rơi vào thời điểm với một chuyến thăm cao cấp của ông Obama tới Alaska. (Hành vi tiêu chuẩn kép – cho tàu chiến đi qua lãnh hải của Hoa Kỳ trong khi đe dọa Hoa Kỳ không được làm điều tương tự với Trung Quốc – là điều Bắc Kinh ít quan tâm. Vào năm 2013, Hải quân Trung Quốc bắt đầu tuần tra bên trong vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) xung quanh Hawaii và Guam, nhưng họ chủ trương rằng tàu hải quân của Mỹ phải được Bắc Kinh chấp thuận để hoạt động trong vùng EEZ của Trung Quốc). Chưa đầy hai tuần sau sự kiện ở Alaska, một chiến đấu cơ Xian JH-7 của Trung Quốc đã bay “chặn” máy bay RC-135 của không quân Mỹ trong một “cuộc chạm trán không an toàn” trên vùng biển quốc tế ở biển Hoàng Hải, ngang qua đầu máy bay Mỹ trong khoảng cách 500 bộ (khoảng 152 mét).

Có lẽ Mỹ đã không bị tổn thất do ngập ngừng trong vụ biển Hoàng Hải năm 2010, và các hoạt động FONOPS xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc cũng có thể tiến hành trong những ngày tháng tới mà không có tai nạn. Tuy nhiên, Mỹ đang chơi một trò chơi đối đầu vô cùng nguy hiểm với một đối tượng ngày càng trở nên nguy hiểm. Đây không phải là Trung Quốc của năm 2010. Đây là một Trung Quốc có khả năng, tự tin, dân tộc chủ nghĩa và nguy hiểm hơn. Xác suất để tránh tai nạn đang nhỏ dần và bài học mà chính quyền hiện nay (và những chính quyền tiếp theo) phải rút ra từ chương này là: nếu có sự thách thức đối với tự do hàng hải, thì phải được giải quyết trong yên lặng và – quan trọng nhất – cấp thời.

Diplomat

Tác giả: Jeff Smith

Người dịch: Trần Văn Minh

Jeff M. Smith là Giám đốc Chương trình An ninh châu Á tại Hội đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ ở Washington DC và là tác giả của sách Cold Peace: China-India Rivalry in the 21st Century (tạm dịch: Hòa bình lạnh: sự cạnh tranh Trung-Ấn trong thế kỷ 21)

(Việt Báo)







Phó tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Diêm Bảo Kiện chết ở Bắc Kinh

(GDVN) - Diêm Bảo Kiện từng làm chỉ huy tàu ngầm, từng làm Phó Tư lệnh Hạm đội Nam Hải phụ trách tác chiến ở Biển Đông, con đường sáng sủa nhưng lại bị bệnh qua đời.

Tờ Tin tức Bành Bái Trung Quốc ngày 23 tháng 10 đưa tin, nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Phó tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Diêm Bảo Kiện do làm việc lao lực, chữa bệnh không có hiệu quả, đã chết ở Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 10 năm 2015, thọ 58 tuổi.
Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Diêm Bảo Kiện
Diêm Bảo Kiện sinh tháng 1 năm 1957 ở thành phố Thiên Tân, nhập ngũ tháng 2 năm 1976, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm 1978.
Diêm Bảo Kiện trải qua các chức vụ như phó trưởng tên lửa, trưởng nghiệp vụ tên lửa tàu ngầm hạt nhân, phó chỉ huy tàu và chỉ huy tàu ngầm hạt nhân, phó chỉ huy tàu huấn luyện cấp sư đoàn của một bộ tư lệnh căn cứ tàu ngầm hải quân,
Sau đó được bổ nhiệm làm phó tham mưu trưởng, tham mưu trưởng căn cứ tàu ngầm, tư lệnh một căn cứ bảo đảm, tư lệnh một căn cứ tàu ngầm, phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải.
Diêm Bảo Kiện từng nhận được chiến công hạng Hai 1 lần, nhận được chiến công hạng Ba 3 lần, được Tổng bộ biểu dương là cán bộ dẫn quân ưu tú toàn quân, được hải quân và hạm đội biểu dương là gương cán bộ cơ sở ưu tú và sĩ quan chủ yếu ưu tú ở cơ sở.
Diêm Bảo Kiện là đại biểu Quốc hội khóa 11. Tháng 9 năm 1988 được thăng quân hàm thiếu tá, tháng 7 năm 2010 được thăng quân hàm chuẩn đô đốc.






"Nhật ký Tập Cận Bình": Đấu võ mồm với Obama về việc tuần tra Biển Đông

(GDVN) - Obama: Thôi tôi không tranh cãi với ngài nữa, dù sao thì tôi cho tàu vào 12 hải lý là để dư luận thế giới xem chứ không phải để người dân Trung Quốc xem.

Min Zhang, một chuyên gia người Hoa nghiên cứu Trung Quốc tại New York với bút danh Hà Ngạn Tuyền đã làm một việc "táo bạo" là thay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viết nhật ký "vì ông quá bận". Công việc này được Hà Ngạn Tuyền bắt đầu từ tháng 4/2013 và dự định cập nhật nó cho đến khi ông Tập Cận Bình về hưu năm 2022.
Ông Hà Ngạn Tuyền, ảnh: Chinese Pen.
Bằng giọng văn hài hước, Hà Ngạn Tuyền đã hư cấu một cuộc trao đổi qua tin nhắn điện thoại giữa Tập Cận Bình và Obama ngày 17/10, trong đó lãnh đạo 2 siêu cường "đấu võ mồm" về việc Hải quân Mỹ chuẩn bị tuần tra tự do và an toàn hàng không, hàng hải ở Biển Đông, phạm vi 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
China Digital Times ngày 22/10 đã trích đăng trang "Nhật ký Tập Cận Bình ngày 17/10" do Hà Ngạn Tuyền thủ bút để cung cấp thêm một góc nhìn của một học giả người Hoa hải ngoại về khả năng lãnh đạo Trung - Mỹ trao đổi gì về vấn đề Biển Đông trước thông tin Hải quân Hoa Kỳ chuẩn bị tuần tra bảo vệ tự do hàng không, hàng hải 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp. 
Do tính chất thú vị của đề tài và việc thiếu thông tin xung quanh hội nghị thượng đỉnh bí mật Mỹ - Trung về Biển Đông mà Việt Nam là quốc gia liên quan có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp dọc bờ biển theo UNCLOS đang bị hoạt động leo thang của Trung Quốc ngoài Biển Đông đe dọa, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin giới thiệu đến bạn đọc một góc nhìn, phân tích của ông Hà Ngạn Tuyền dưới thể loại nhật ký giả tưởng này để có thêm thông tin tham khảo.
Cách hành văn và nội dung thể hiện quan điểm riêng của ông Hà Ngạn Tuyền.
Nhật ký Tập Cận Bình ngày 17/10/2015
"Hải quân Mỹ tung tin thách thức yêu sách 12 hải lý của ta trên các đảo ở Biển Đông, tôi lập tức đưa ra lời mời, có giỏi thì Mỹ đưa thuyền đến Hoa Đông, Hoàng Hải, Bột Hải thách thức xem. Quân Mỹ trả lời rằng họ không đến, họ chỉ đến Biển Đông. Không có cách nào khác, tôi đành nhắn tin cho Tổng thống Obama, có chuyện gì từ từ thương lượng.
Obama: Việc gì khác còn có thể từ từ nói. Việc này không có gì để thương lượng.
Tập Cận Bình: Ngài muốn làm gì?
Obama: Những cái đầu nóng thường tự cao tự đại. Tôi sợ ngài làm chuyện dại dột nên muốn cho gáo nước lạnh để ngài tỉnh lại.
Tập Cận Bình: Ngài nói cụ thể xem?
Obama: Mỹ không thừa nhận cái gọi là lãnh hải 12 hải lý ở Biển Đông mà các ngài đòi.
Tập Cận Bình: Hì hì, nói toạc móng heo không phải "đặc sắc" của Trung Quốc.
Obama: Thế giới ngày nay chỉ cần khi nào Mỹ còn có mặt, khi đó không đến lượt Trung Quốc các ngài khua chân múa tay định ra luật chơi. Trung Quốc không thể tham dự việc này.
Tập Cận Bình: Quá khứ không thể, vì thế đồng chí Đặng Tiểu Bình mới đưa ra chiến lược giấu mình chờ thời. Nhưng ngày nay chúng tôi đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sức mạnh quân sự ngày càng phát triển, chiến hạm đóng mới nhiều như sủi cảo thả nồi, 2 chiếc hàng không mẫu hạm đang được chế tạo.
Trung Quốc nay đã khác xưa rồi. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong đường 9 đoạn ngay cửa ngõ nhà mình, một miếng pho mát nhỏ như thế mà không để chúng tôi ăn, ngài đang ích kỷ quá đấy.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Obama: Tâm tư của ngài tôi biết. Cái gì mà Thái Bình Dương rất lớn, đủ cho cả Mỹ - Trung hai nước chúng ta. Cái gì mà vùng nhận diện phòng không Hoa Đông, cùng một thứ thuốc, cùng một bài ca, đó là các ngài cho rằng mình đủ lông đủ cánh, muốn cắt đất phong vương, tự vạch cho mình địa bàn thế lực. Tôi đoán không sai chứ?
Tập Cận Bình: Tổng thống Obama quả không hổ là người thông minh sáng suốt. Đúng là như thế.
Obama: Cảm ơn ngài. Ngài Tập Cận Bình, hãy nghe cho rõ: Biển Đông trước đây Mỹ không quản là vì thực lực các vị không có cách nào bành trướng nên khu vực bình yên vô sự, tàu thuyền các nước qua lại tự do. Hiện tại các ngài phát tài có tiền rồi thì đóng chiến hạm, vôi vã định biến Biển Đông thành ao nhà của mình. Tôi nói với ngài, đừng mơ.
Tập Cận Bình: Ngài dọa tôi sợ quá. Tôi nghĩ đây là mình đang nằm mơ đấy.
Obama: Bây giờ là lúc nào rồi mà ngài còn đùa được?
Tập Cận Bình: Tính tôi hay đùa, không có cách nào thay đổi. 
Obama: Ngài Tập Cận Bình, hôm nay tôi nói rõ giới hạn của Mỹ để ngài rõ, kẻo ngài chưa va đầu vào tường thì chưa quay lại. Về kinh tế, 30 năm qua thuận buồm xuôi gió ăn đủ rồi, đã đến lúc phải hãm các ngài lại. Trong thời gian đã quy định, sẽ ký BIT trước, TPP sau.
Về mặt quân sự, tính từ khi ngài lên làm Tổng bí thư tháng 11/2012, tất cả những gì ngài làm kể từ khi nhậm chức chúng tôi không thừa nhận. ADIZ Hoa Đông chúng tôi không thừa nhận và 12 hải lý lãnh hải đảo nhân tạo ở Biển Đông chúng tôi không thừa nhận.
Tập Cận Bình: Chúng tôi mạnh hơn 30 năm trước nhiều rồi, sự thực này ngài thừa nhận không?
Obama: Thừa nhận.
Tập Cận Bình: Trách nhiệm mà chúng tôi gánh vác với thế giới ngày nay nhiều hơn so với 30 năm trước.
Obama: Ừ.
Tập Cận Bình: Mỗi lần Kim Jong-un nhắm tên lửa về phái Nhật, Hàn, chúng tôi lấp tức bơm  tiền. Để thúc đẩy kinh tế các ngài, chúng tôi đã dùng thuật khích tướng để người tiêu dùng Trung Quốc sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản mua hàng.
Obama: Ngài khích tướng thế nào?
Tập Cận Bình: Thì chúng tôi nói Mỹ là thế lực thù địch, kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật. Người dân chúng tôi thường thích làm ngược lại.
Obama: Thôi đừng vòng vo nữa. Ngài cứ đợi chiến hạm của chúng tôi đến xem.
Tập Cận Bình: Các ngài dám đến thì chúng tôi dám đánh.
Obama: Các ngài càng dám đánh, tôi càng phải đến. Đương nhiên ngài không đánh tôi cũng đến.
Tập Cận Bình: Ngài thật sự không tin chúng tôi dám đánh sao?
Obama: Tư duy người Mỹ chúng tôi khác người Trung Quốc các ngài. Đã đi là phải chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chứ không hơi đâu ngồi nghĩ các ngài có đánh hay không đánh. Nếu các ngài khai hỏa, chúng tôi sẽ đáp trả.
Tập Cận Bình: Chúng tôi không khai hỏa, chúng tôi chỉ xua đuổi.
Obama: Thế thì xem tàu chiến bên nào cứng hơn.
Tập Cận Bình: Hảo, hảo, hảo, coi như tôi sợ ngài rồi.
Obama: Ngài định ăn nói thế nào với dân nước mình?
Tập Cận Bình: Văn hóa Trung Hoa bát đại tinh thân, không phải cái mũi lõ các ngài có thể dễ dàng lĩnh hội.
Obama: Không nói thì thôi, dù sao cũng chả liên quan đến tôi.
Tập Cận Bình: Thôi được, để tôi bảo ngài nhé. Thực ra cũng chả có gì khó. Cứ phong tỏa hết thông tin từ bên ngoài, sống chết không thừa nhận việc tàu chiến các ngài tiến vào 12 hải lý.
Obama: Nếu tôi phái thủy quân lục chiến đổ bộ đảo nhân tạo thì sao?
Tập Cận Bình: Thì tôi cho xóa hết ảnh.
Obama: Thôi tôi không tranh cãi với ngài nữa, dù sao thì tôi cho tàu vào 12 hải lý là để dư luận thế giới xem chứ không phải để người dân Trung Quốc xem.
Tập Cận Bình: Tôi thì khác với ngài, chúng tôi chỉ làm cho dân Trung Quốc xem. Chỉ cần để họ không biết chân tướng là đủ rồi.


Hồng Thủy





"Quan hệ hải quân Trung-Mỹ bước vào "thời kỳ tốt nhất trong lịch sử"

(GDVN) - Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Mỹ vừa có chuyến thăm Trung Quốc, giao lưu đơn vị tuyến 1 của hai bên sẽ được tăng cường.

Tờ "Tin tức Trung Quốc", “Thanh niên Trung Quốc” và hãng tin Reuters Anh các ngày 22 và 23 tháng 10 đưa tin cho biết, cùng ngày tại Bắc Kinh, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã hội kiến với Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Mỹ.
Chiều ngày 19 tháng 10 năm 2015, Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Mỹ thăm tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Ngô Thắng Lợi nói, từ năm 2014 đến nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều cuộc gặp thành công, đã chỉ rõ phương hướng cho phát triển “quan hệ nước lớn kiểu mới” và quan hệ quân sự hai nước Trung-Mỹ.
Để thực hiện đồng thuận giữa các nhà lãnh đạo hai nước, hải quân hai nước đang bắt tay nỗ lực xây dựng “quan hệ hải quân nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ”.
Sĩ quan trẻ đại diện cho tương lai của hải quân, có trách nhiệm to lớn trong xây dựng và tăng cường quan hệ hải quân nước lớn kiểu mới Trung-Mỹ.
Ngô Thắng Lợi cho rằng, hiện nay, quan hệ hải quân hai nước Trung-Mỹ bước vào “thời kỳ tốt nhất trong lịch sử”, hai bên cùng nỗ lực đã thông qua "Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển", cấp cao giao lưu, tương tác thường xuyên, huấn luyện và diễn tập liên hợp không ngừng đi vào chiều sâu, tham vấn cơ chế có hiệu quả,
tàu chiến thăm nhau và giao lưu đơn vị tuyến 1 thiết thực, sâu sắc, tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, đặc biệt là hải quân hai nước tổ chức thành công tham vấn "Quy tắc ứng xử gặp nhau an toàn trên biển, trên không" và thúc đẩy ký kết bản ghi nhớ quy tắc, đã thực hiện có hiệu quả đồng thuận của lãnh đạo hai nước.
Chiều ngày 19 tháng 10 năm 2015, Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Mỹ thăm tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Theo Ngô Thắng Lợi, loại quan hệ này có được như vậy không dễ dàng gì, là kết quả cùng nỗ lực của binh sĩ các cấp của hải quân hai nước.
Ngô Thắng Lợi nói, bước tiếp theo, đoàn đại biểu chỉ huy tuyến 1 của Hải quân Trung Quốc sẽ còn thăm Mỹ, trong tương lai, giao lưu các đơn vị tuyến 1 của hải quân hai nước sẽ tiếp tục đi theo hướng cơ chế hóa.
Ngô Thắng Lợi không đề cập đến vấn đề Biển Đông. Chính phủ Mỹ bất mãn với hoạt động lấn biển xây đảo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đang có kế hoạch điều tàu chiến đến khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo này để thể hiện không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Căn cứ vào kế hoạch giao lưu thường niên của hải quân hai nước, Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Mỹ từ ngày 18 tháng 10 đến thăm Trung Quốc, đã lần lượt tham quan tàu sân bay Liêu Ninh, Học viện Tàu ngầm và Học viện Chỉ huy của Hải quân Trung Quốc.
Chiều ngày 19 tháng 10 năm 2015, Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Mỹ thăm tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Trong đó, chiều ngày 19 tháng 10, Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Mỹ gồm 27 người đã đến thăm tàu sân bay Liêu Ninh, đã tiến hành giao lưu với các thủy thủ Trung Quốc về nhiều chủ đề như quản lý huấn luyện, đào tạo nhân viên, bảo hiểm y tế, đời sống thủy thủ và chiến lược phát triển tàu sân bay.
Đồng thời, Đoàn đại biểu Hải quân Mỹ cũng đã tiến hành giao lưu với các đơn vị hải quân và binh sĩ học viện, nhà trường Trung Quốc.
Tháng 2 năm nay, Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến thăm Mỹ, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ khi đó và Đô đốc Jonathan Greenert đã hội kiến họ. 
Chiều ngày 19 tháng 10 năm 2015, Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Mỹ thăm tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Đoàn đại biểu chỉ huy tàu chiến Hải quân Mỹ thăm Học viện Tàu ngầm, Hải quân Trung Quốc
Đông Bình




Đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông, Đài Loan không thể đứng về bên nào

(GDVN) - Quan chức Đài Loan khẳng định sẽ cần thân Mỹ, nhưng cũng phải hòa với Trung Quốc, không lựa chọn đứng về bên nào, tránh bị gia tăng sức ép.

Tờ "Vượng báo" Đài Loan ngày 23 tháng 10 đưa tin, Trung-Mỹ đang phân cao thấp ở Biển Đông, Đài Loan phải xử lý thế nào? Cục trưởng An ninh quốc gia Đài Loan Dương Quốc Cường ngày 22 tháng 10 cho biết:
Dương Quốc Cường - Cục trưởng An ninh quốc gia Đài Loan
Giữa hai nước lớn, Đài Loan cần thân Mỹ, cũng cần "hòa" với Trung Quốc, nếu lựa chọn đứng về một bên sẽ đối mặt với sức ép gia tăng, vì vậy kiến nghị Đài Loan không nên bày tỏ lập trường trong vấn đề Biển Đông, cần trở thành người cân bằng tốt nhất.
Theo hãng tin Central News Agency Đài Loan, ngày 22 tháng 10, Dương Quốc Cường đã tiến hành báo cáo lên Ủy ban ngoại giao và quốc phòng, Viện Lập pháp (Quốc hội) Đài Loan về kế hoạch thi hành chính sách và dự thảo ngân sách thu chi năm tài khóa 105.
Ủy viên lập pháp Quốc Dân Đảng Dương Ứng Hùng chất vấn, hai nước lớn Trung-Mỹ đối đầu ở Biển Đông, Đài Loan chỉ quan tâm đên tình hình Biển Đông, có thể bày tỏ lập trường hay không?
Dương Quốc Cường trả lời cho biết, kiến nghị không nên bày tỏ, Đài Loan phải làm người cân bằng tốt nhất, Đài Loan cần thân Mỹ nhưng cũng cần "hòa" với Trung Quốc, lúc này cần bình tĩnh đóng một vai trò hòa bình tích cực.
Mỹ có thể điều tàu tuần dương đến khu vực 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo ở Biển Đông
Theo Dương Quốc Cường, từ tình hình đảo Senkaku đến tình hình Biển Đông, tranh đoạt tài nguyên và tranh đoạt chủ quyền biển đã gây ra cạnh tranh giữa các nước lớn, Đài Loan nếu lựa chọn đứng về một bên, có thể sẽ đối mặt với sức ép gia tăng.
Vì vậy, Đài Loan cần có sự ứng biến linh hoạt trong xây dựng quốc phòng, về đối ngoại thì phải thể hiện Đài Loan là người kiến tạo hòa bình, còn về quan hệ hai bờ thì cần "cơ chế hóa", như vậy Đài Loan mới có thể sống yên ổn.
Còn việc Mỹ điều tàu chiến đến Biển Đông phải chăng sẽ thông báo cho Đài Loan? Dương Quốc Cường cho biết, Mỹ sẽ không thông báo cho Đài Loan, nhưng Đài Loan sẽ chủ động tìm hiểu, phát hiện khi có động thái lạ sẽ bí mật tiến hành trao đổi ý kiến (với Mỹ). 
Đông Bình



Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản sắp thăm Việt Nam bàn về vấn đề Biển Đông

(GDVN) - Hai bên sẽ tổ chức hội đàm về vấn đề Biển Đông, ông Gen Nakatani sẽ còn thị sát căn cứ hải quân Việt Nam, bàn cách giúp Việt Nam tăng cường năng lực phòng vệ.

Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 24 tháng 10 đưa tin, Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông, sau khi Nhật Bản thông qua Luật bảo đảm an ninh mới vào tháng 9 vừa qua, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có tham gia các hành động ở Biển Đông hay không đã gây chú ý.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani chuẩn bị thăm Việt Nam
Trả lời phỏng vấn báo chí hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản không tiện bày tỏ lập trường đối với vấn đề của nước thứ ba, nhưng "tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm tự do hàng hải" là vấn đề rất quan trọng, Nhật Bản rất quan tâm đến các động thái liên quan.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói: "Đây là việc ứng xử của Mỹ, là động thái liên quan đến Biển Đông. Đối với động thái của nước thứ ba, nước tôi không giữ lập trường cụ thể. Nhưng tuân thủ luật pháp và tự do hàng hải là vấn đề rất quan trọng, nước tôi cũng quan tâm đến các động thái của cộng đồng quốc tế".
Vào hôm thứ Năm vừa qua, khi nói về vấn đề Quân đội Mỹ điều tàu chiến đến Biển Đông, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cũng cho biết, Nhật Bản không bày tỏ quan điểm đối với nội dung tác chiến của Quân đội Mỹ, nhưng “hành động đơn phương” của nước khác gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế, các bên duy trì “hợp tác chặt chẽ” rất quan trọng.
Giới cầm quyền Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Nhưng Yoshihide Suga cho biết, Lực lượng Phòng vệ hiện nay hoàn toàn không có kế hoạch cụ thể can dự vào Biển Đông.
Theo bài báo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani có kế hoạch thăm Việt Nam vào đầu tháng 11, sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tổ chức hội đàm, thảo luận vấn đề Biển Đông, đồng thời sẽ thị sát căn cứ hải quân của Việt Nam, thảo luận cách thức giúp Việt Nam nâng cao năng lực phòng vệ.
Đây sẽ là chuyến thăm Việt Nam sau 2 năm của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Bài báo cho rằng, do tình hình Biển Đông căng thẳng, Nhật Bản muốn qua đây tăng cường hợp tác với Việt Nam để tiếp tục "kiềm chế" Trung Quốc.
Đối với yêu sách “đường lưỡi bò” mang tính bành trướng, tham lam vô độ thì hợp tác quốc tế để ngăn chặn rõ ràng là một lẽ tự nhiên, chính đáng. Khi Trung Quốc quân sự hóa và muốn chiếm tiếp biển đảo của Việt Nam thì không có gì khác là Việt Nam phải tự vệ, phải tăng cường năng lực quốc phòng, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo
Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cũ cho Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam
thiêng liêng - PV.
Việt Nam không liên minh, liên kết với nước này để chống nước kia, nhưng Việt Nam có quyền hợp tác quốc tế, tận dụng sức mạnh quốc tế và sức mạnh thời đại để chống lại mọi mưu đồ và thủ đoạn bành trướng lãnh thổ, xâm lược đối với Việt Nam - PV.
Đông Bìn

Mỹ sẵn sàng tuần tra biển Đông, Trung Quốc buông lời ngọt

(Tin tức 24h) - Trung Quốc ca ngợi mối quan hệ với Mỹ đang ở đỉnh cao lịch sử trong khi Washington khẳng định sẵn sàng tuần tra tại các đảo nhân tạo.

Theo tờ nhật báo của quân đội Trung Quốc ngày 23/10, đô đốc Wu Shengli -Tư lệnh hải quân Trung Quốc tuyên bố cả Bắc Kinh và Washington đang nỗ lực tăng cường trao đổi quân sự, tập trận chung và thỏa thuận các quy tắc trong trường hợp chạm trán trên biển và trên không.
“Hiện tại, quan hệ giữa hai quân đội Trung Quốc và Mỹ đang ở đỉnnh cao nhất lịch sử. Trao đổi và liên lạc đang trở nên hiệu quả và tin cậy hơn”, Đô đốc Wu ca ngợi, đồng thời nói đây là nỗ lực của cả hai bên.
“Trong tương lai, trao đổi giữa lực lượng hai nước sẽ dần trở nên có hệ thống”, ông Wu thông báo.
Tuy nhiên, vị tư lệnh Trung Quốc không nhắc gì đến biển Đông và các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng trái phép bị dư luận quốc tế lên án trước đó.
Lời phát biểu của đô đốc Wu Shengli về quan hệ với hải quân Mỹ được đưa ra giữa lúc Washington đang cân nhắc thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên biển Đông.
 Nhiều người nhận định, Bắc Kinh dường như đang muốn dùng những lời lẽ bóng bảy khiến Washington đổi ý Tuy nhiên, sẽ rất khó để  Bắc Kinh đạt được mục đích.
Mới đây, ngày 22/10, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift khẳng định họ đã sẵn sàng triển khai tàu áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
My san sang tuan tra bien Dong, Trung Quoc buong loi ngot
Đảo nhân tạo của Trung Quốc đang đe dọa tự do hàng hải và ổn định trên biển Đông - Ảnh: CSIS
Ông cho biết, lực lượng có đủ nguồn lực để hỗ trợ bất cứ quyết sách và bất cứ yêu cầu nào của các nhà lập pháp để thể hiện quyết tâm của Mỹ về chiến dịch xử lý vấn đề Biển Đông.
Ông Swift nhấn mạnh cuộc tuần tra sẽ củng cố luật quốc tế và không nhằm vào một nước cụ thể nào. 
 Lương Sơn (Tổng hợp)
Đông Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét