Trong niềm nhớ của đạo diễn Phan Vũ, vợ ông - diễn viên Phi Nga - là một phụ nữ lãng mạn, yếu đuối và hết mực yêu thương chồng.
Năm 1959, khi bộ phim Chung một dòng sông ra đời, nghệ sĩ Phi Nga - người đóng vai Hoài trong phim - được coi là một trong những nữ diễn viên đầu tiên của điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Bà khiến khán giả nhớ lâu bởi gương mặt phúc hậu và lối diễn xuất dung dị. Lúc đóng phim, nghệ sĩ 22 tuổi.
Xuất hiện trong bộ phim được coi là "đứa con đầu lòng" của điện ảnh Cách mạng, Phi Nga phải vượt qua nhiều nghi ngờ từ giới chuyên môn về việc cô không phải là người được đào tạo bài bản về diễn xuất. Sau khi phim ra mắt, diễn xuất của một diễn viên không chuyên như bà được đánh giá cao. "Diễn xuất của Phi Nga từ vai diễn đầu tiên đã rất 'điện ảnh' - tự nhiên, giản dị, sống động. Một người chưa qua bất kỳ lớp đào tạo diễn xuất nào mà làm được thế là rất đáng quý”, cố đạo diễn Hải Ninh từng nói.
Sau Chung một dòng sông, Phi Nga còn tham gia các phim Vật kỷ niệm, Trên vĩ tuyến 17, Rừng O Thắm, Vợ chồng anh Lực, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Vai Chị Lành trong Vĩ tuyến 17 ngày và đêm cũng là lần cuối cùng Phi Nga xuất hiện trên màn ảnh rộng. Những năm tháng sau đó, do sức khỏe yếu vì bệnh tim, nữ nghệ sĩ lui về ở ẩn, mọi sinh hoạt đều nhờ vào người chồng - đạo diễn Phan Vũ. Năm 1985, Phi Nga qua đời ở tuổi 49.
Cố nghệ sĩ Phi Nga (phải) trong phim 'Chung một dòng sông'. |
Mối tình của diễn viên Phi Nga và chồng không phải là tình yêu sét đánh dù Phan Vũ vốn nổi tiếng đào hoa, đa tình. Cả hai đến với nhau vì sự cảm mến, kính trọng tài năng của nhau. Phan Vũ gặp Phi Nga lần đầu tiên vào năm 1952, khi ông làm trong Ban chấp hành Chi hội văn nghệ Nam bộ. Khi đó, ông dựng một vở kịch, Phi Nga là phát thanh viên Đài tiếng nói Nam bộ, tham gia diễn xuất.
Phan Vũ chia sẻ vợ ông là một phụ nữ lãng mạn, suy nghĩ và hành động theo lối truyền thống.
Trong lúc yêu nhau khi còn hoạt động tại chiến trường miền Nam, khoảnh khắc cầu hôn Phi Nga, Phan Vũ ngắt một lá tràm cài lên tóc. Ngày đó, nữ diễn viên luôn ao ước khi thống nhất đất nước, bà cùng chồng sinh sống trong một ngôi nhà nhỏ có vườn ở Sài Gòn. Ở đó, bà sẽ cuốc đất trồng rau, trồng hoa rồi sinh cho chồng những đứa con khỏe mạnh. Nhưng đến năm 1954, hai người mới về chung một nhà khi tập kết ra Bắc. Đám cưới của họ giản dị như bao đám cưới thời đó, được cơ quan tổ chức cho trong hội trường, chỉ có nước chè và ít bánh kẹo cùng các tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" của đồng đội.
"Cô ấy là mẫu người của gia đình, hết mức chăm lo cho chồng con chứ không phải mẫu phụ nữ có thể ra ngoài xã hội để lập nên kỳ tích. Phi Nga sống theo lý tưởng cô ấy tôn thờ trong những cuốn tiểu thuyết kinh điển", Phan Vũ nhớ lại.
Họa sĩ - đạo diễn Phan Vũ. |
Sống với nhau được hai năm và có hai người con, Phan Vũ phát hiện bệnh tim của vợ. Ông cho rằng chính căn bệnh này mới khiến nghệ sĩ Phi Nga trở nên mềm mỏng, yếu đuối cả thể xác lẫn tâm hồn. Hỉểu thế nên ông hết mực dành tình yêu thương, chăm sóc cho bà. Gần 10 năm cuối đời, Phi Nga bị tai biến mạch máu não không thể tự đi lại, mọi sinh hoạt phải nhờ vào chồng. Bạn bè của hai vợ chồng thời đó còn nhớ trong bất cứ buổi sinh hoạt văn nghệ nào, Phan Vũ cũng cõng vợ đến dự. Ông muốn ở bên bà mọi lúc mọi nơi, tự tay chăm vợ. Có những đêm ông cõng vợ đi bộ hơn chục cây số tới bệnh viện để cấp cứu. Đạo diễn sợ nếu ngồi xích lô, đường xóc, chỉ một va chạm nhẹ cũng khiến bệnh tình của vợ nguy cấp.
"Những ngày cuối đời, khi mất dần trí nhớ, từ mà Phi Nga thốt ra mỗi khi muốn yêu cầu việc gì là 'Vũ'", một người bạn chung của vợ chồng Phan Vũ - Phi Nga kể. Người này còn cho biết đôi khi các con đạo diễn "ghen" với mẹ trước sự chăm sóc tận tụy mà Phan Vũ dành cho vợ.
Sự ân cần của Phan Vũ từng gây khó hiểu cho nhiều người thời đó bởi bản tính đào hoa. Còn với ông, đạo diễn trả lời đó là vì lòng chung thủy của vợ.
Khi kết hôn với Phan Vũ, Phi Nga đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp, được trọng vọng và chào đón khi xuất hiện chỗ đông người. Nhiều người khuyên Phi Nga nên bỏ Phan Vũ vì tính ông đào hoa. Vì cảm mến tài năng của chồng, nữ nghệ sĩ cũng không ghen tuông khi chồng lúc nào cũng có phụ nữ vây quanh, đeo đuổi.
"Phi Nga từng trả lời rằng nếu tìm được ai như Phan Vũ, cô ấy mới bỏ tôi", tác giả bài thơ Em ơi Hà Nội phố kể.
Nghệ sĩ Phi Nga trong tranh Phan Vũ. |
Phan Vũ thú nhận, ông cũng có lúc xao lòng nhưng không bao giờ dấn thân vào mối quan hệ nào vì sợ vợ tổn thương. Trong tâm trí đạo diễn, vợ luôn mỏng manh như chiếc ly thủy tinh, va chạm mạnh là vỡ nát. "Tôi thương phụ nữ, huống hồ Nga bị tim bẩm sinh vẫn dũng cảm sinh liền cho tôi hai đứa con khỏe mạnh. Ân tình ấy tôi có làm gì cũng không đền đáp nổi", Phan Vũ ngậm ngùi.
Dù chuẩn bị trước tinh thần, Phan Vũ cho biết ông vẫn thấy hụt hẫng trước sự ra đi của vợ. Hơn 30 năm sau, ông mới tái hôn với người vợ sau. Sau khi Phi Nga mất, Phan Vũ ít làm đạo diễn mà chuyển qua vẽ tranh, làm thơ. Hình ảnh bà xuất hiện rất nhiều trong các bức tranh của chồng. Mỗi năm, gần đến ngày giỗ vợ cũ, Phan Vũ làm nhiều thơ tặng Phi Nga và tưởng nhớ mối tình đẹp của mình.
Châu Mỹ
( Vnexpress )
Sự thật về "quả trứng" của phụ nữ khiến nam giới "ngã ngửa"
T.T (T.H) | 11/10/2015 00:00
Những "quả trứng" của phụ nữ chính là mầm sống tạo nên cho cánh đàn ông những đứa con. Tuy nhiên, rất nhiều đàn ông lại không có 1 chút hiểu biết nào về sự vật quan trọng này.
- Ban đầu, khi còn là bào thai, 1 người nữ sở hữu đến 7 triệu quả trứng trong cơ thể. Khi dậy thì, số trứng giảm còn 500.000. Bước vào tuổi sinh sản, mỗi tháng có 1.000 quả trứng bị mất đi.
- Trứng chỉ rời khỏi buồng trứng trong chu kỳ rụng trứng chứ không do những tác động khác như cực khoái, co thắt tử cung...
- Những cơn đau nhói ở một bên bụng mà nhiều phụ nữ nhận thấy vào chu kỳ rụng trứng chính là tín hiệu báo hiệu trứng được phóng thích.
- Điều kỳ lạ là trứng có xu hướng đồng bộ hóa mạnh mẽ. Vậy nên 2 phụ nữ sống gần như có xu hướng đồng bộ hóa chu kỳ trứng rụng khiến cho ngày "đèn đỏ" của họ diễn ra gần nhau.
- Việc dùng thuốc ngừa thai không ngăn được sự rụng trứng mà chỉ ngăn cản trứng không phóng thích để gặp tinh trùng. Tuy nhiên, chúng vẫn bị chết trong buồng trứng.
theo Trí Thức Tr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét