HỒNG THỦY
(GDVN) - Tư tưởng bành trướng đại Hán không chỉ ăn sâu vào một bộ phận lãnh đạo diều hâu Trung Quốc mà còn đầu độc không ít người dân nước này, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Trung Quốc bành trướng Biển Đông còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với khủng bốThời báo Hoàn Cầu: Khi cần, Trung Quốc phải dùng mọi thủ đoạnTại sao Trung Quốc lại mời Hun Sen nói về Biển Đông tại "Hương Sơn luận kiếm"?
Đa Chiều ngày 20/10 đưa tin, phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn do Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đăng cai tổ chức, tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc nói với 500 đại biểu là tướng lĩnh, học giả các nước được Bắc Kinh mời đến rằng: Dù có liên quan đến lãnh thổ hay chủ quyền đi nữa, Trung Quốc cũng quyết không khinh suất dùng vũ lực.
Phạm Trường Long "gây bão dư luận" cộng đồng mạng Trung Quốc khi phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn. |
Vốn chỉ là phát biểu trấn an, ru ngủ các nước láng giềng cũng như Hoa Kỳ, Nhật Bản đang lo ngại về hành vi bành trướng leo thang và sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông, không ngờ câu nói này của Phạm Trường Long lại kích động làn sóng phản ứng gay gắt từ dư luận cộng đồng mạng Trung Quốc.
Đặc biệt là ông Long phát biểu trong bối cảnh Mỹ tuyên bố chuẩn bị tuần tra bảo vệ tự do hàng không hàng hải vùng biển vùng trời 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa.
Dư luận cộng đồng mạng Trung Quốc cho rằng phat biểu của Phạm Trường Long chính là lập trường, thái độ của Trung Nam Hải trong vấn đề Biển Đông, có kẻ (quá khích) nói ông Long là "bán nước" buộc giới truyền thông và học giả nhà nước Trung Quốc phải vội vã đàn cứu hỏa.
Khi dẫn lời Phạm Trường Long, nhiều tờ báo Trung Quốc lại lấy ý "không khinh suất dùng vũ lực dù có liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ" để giật tít khiến (một bộ phận) dân Trung Quốc (bị nhà cầm quyền nhồi nhét tư tưởng dân tộc cực đoan, hiếu chiến) hiểu lầm rằng Trung Quốc có thái độ thỏa hiệp với Hoa Kỳ trong vụ tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Đi đầu trong đội quân "dập lửa dư luận" là Thời báo Hoàn Cầu với bài xã luận: "Sự lớn mạnh của quân đội: Năng lực bảo vệ quốc gia không thể nghi ngờ". Ngày hôm sau khi Phạm Trường Long phát biểu, Tập Cận Bình bắt đầu thăm chính thức nước Anh và gửi cho Reuters bài trả lời phỏng vấn sẵn, trong đó nhắc lại cái gọi là "chủ quyền các đảo ở Biển Đông có từ cổ đại, do tổ tông để lại"?!
Tập Cận Bình nói rằng, bất kỳ nước nào xâm phạm "chủ quyền và lợi ích Trung Quốc, dân Trung Quốc sẽ không để yên". Đa Chiều cho rằng, bề ngoài có khác nhau, nhưng hàm ý của Tập Cận Bình và Phạm Trường Long không khác. Cũng có tờ báo Trung Quốc giải thích, ý Phạm Trường Long không phải là nói cho Mỹ nghe, mà là nhằm vào (ru ngủ, vỗ về) một số nước Đông Nam Á.
Đa Chiều gọi phát biểu của Phạm Trường Long tại "Hương Sơn luận kiếm" là một viên thuốc trợ tim, hay định tâm đan dành cho các nước Đông Nam Á lâu nay vốn ở thế bất đối xứng khá lớn nếu so sánh tương quan lực lượng quân sự với Trung Quốc.
Vài lời bình luận: Như vậy tư tưởng bành trướng đại Hán không chỉ ăn sâu vào một bộ phận lãnh đạo diều hâu Trung Quốc mà còn đầu độc không ít người dân nước này, đặc biệt là thế hệ trẻ thường xuyên tiếp xúc với internet và có quan tâm đến các vấn đề chính trị. Hệ lụy của nó không chỉ khiến Biển Đông căng thẳng, khu vực bất an, mà còn có thể đẩy những thanh thiếu niên Trung Quốc vô tội vào chỗ binh đao, chiến tranh phi nghĩa chỉ để thỏa mãn cuồng vọng bành trướng của kẻ cầm quyền nhất thời.
Mặt khác nó tố cáo chính bộ mặt giả nhân giả nghĩa, giả yêu chuộng hòa bình của những kẻ thích dùng vũ lực, thích thể hiện mình bằng sức mạnh cơ bắp và cướp giật bát cơm của người khác với ý nghĩ, nếu không được cả thì cũng được chia phần. Nhưng càng như vậy Trung Quốc càng gây phản cảm, phẫn nộ và lo ngại từ láng giềng, buộc khu vực phải đoàn kết lại.
Bắc Kinh nhồi nhét cho dư luận nước này rằng Trung Quốc đang bị Mỹ, Nhật "bao vây, kiềm chế", còn Biển Đông "thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại" lại bị các nước nhỏ mà họ gọi là "tiểu bá" chiếm mất. Chính lòng tham không cùng kết hợp với các thủ đoạn chính trị bất chính, rình mò cắn trộm của Bắc Kinh đang gây ra căng thẳng leo thang trên Biển Đông, dù có hàng trăm Diễn đàn Hương Sơn được mở ra hay hàng ngàn lời hứa hoa mỹ cũng không thể che đậy được. Mỹ đã nhảy vào cuộc, các bên nên sẵn sàng ủng hộ, hưởng ứng.
Đa Chiều cũng phải thừa nhận rằng, thông qua sự kiện này có thể thấy chủ nghĩa dân tộc (cực đoan) đang lớn mạnh ở Trung Quốc như thế nào. Tư duy Chiến tranh Lạnh đang bị Bắc Kinh lên án và cho rằng phương Tây là thủ phạm, thì ngày nay lại đang lưu hành ở chính đất Trung Quốc, nhưng dưới cái lốt khác - lòng yêu nước (mù quáng) mà thôi.
Hồng Thủy
Trung Quốc bành trướng Biển Đông còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với khủng bố
(GDVN) - Nếu Úc quá nhẹ nhàng với Bắc Kinh chỉ để tránh khả năng leo thang xung đột, có thể Úc phải trả giá rất đắt. Các cuộc thử thách ý chí tại Biển Đông...
Thời báo Hoàn Cầu: Khi cần, Trung Quốc phải dùng mọi thủ đoạnTại sao Trung Quốc lại mời Hun Sen nói về Biển Đông tại "Hương Sơn luận kiếm"?Mỹ sẽ sử dụng loại chiến hạm nào để tuần tra đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa?
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop ngày 21/10 bình luận trên The Sydney Morning Herald rằng, khủng bố là vấn đề khủng khiếp tại Úc, nhưng người Úc cần phải nói chuyện nghiêm túc về mối đe dọa từ chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông. Dù không phải một bên yêu sách, nhưng sự cạnh tranh ổn định ở Biển Đôn thực sự quan trọng đối với Canberra.
Lính Trung Quốc, ảnh: Defense News. |
Người dân nước Úc hai tuần qua đã bị thu hút bởi một thiếu niên cực đoan Curtis Cheng, đó là sự kiện khủng khiếp khi một trẻ em cực đoan đến độ giết người không ghê tay. Nhưng mối đe dọa an ninh đặt ra cho Úc trong các vụ khủng bố nhỏ hoặc tấn công đơn độc trên thực tế, không phải là những thảm họa tiềm tàng. Nó không kéo nước Úc tụt hậu.
Trong khi đó một vấn đề an ninh đã nóng lên nhưng ít dành được sự chú ý xứng đáng từ người dân nước Úc, đó là việc hải quân Hoa Kỳ chuẩn bị tuần tra bảo đảm tự do hàng không hàng hải, luật pháp và trật tự quốc tế, thách thức các hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp đầy khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.
Những hòn đảo nhân tạo này với ít nhất 3 đường băng quân sự dài trên 3000 mét, cầu cảng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, triển khai sức mạnh vũ lực của Trung Quốc vượt xa từ đất liền. Đây là vấn đề nhức đầu với Úc trong dài hạn, trong đó yêu cầu đặt ra là vai trò của Úc trong các cuộc ẩu đả giữa các cường quốc sẽ định hình thế kỷ 21.
Biển Đông có thể không tạo ra các sự kiện, tiêu đề đậm nét mỗi ngày trên báo chí, nhưng nó lại là thách thức đòi hỏi phản ứng cứng rắn từ các quan chức chính phủ hàng đầu của Úc. Các nhà hoạch định chiến lược Canberra nhìn thấy những thách thức dài hạn. Trong khi quân đội Úc được triển khai sang tận Trung Đông để chống khủng bố, hải quân Úc cũng sẽ nhận được hàng tỉ USD trong nhiều thập kỷ tới để phát triển sức mạnh của mình.
Âm mưu khủng bố hiện nay có khả năng xảy ra khá cao, nhưng ít ảnh hưởng tới cuộc sống của số đông người dân. Chiến tranh với Trung Quốc tương đối khó xảy ra, nhưng nếu xảy ra sẽ là thảm họa. Tương tự, nếu Úc quá nhẹ nhàng với Bắc Kinh chỉ để tránh khả năng leo thang xung đột, có thể Úc phải trả giá rất đắt. Các cuộc thử thách ý chí tại Biển Đông không phải vấn đề các thực thể bị chiếm đóng, mà là tính chất pháp lý của chúng và sự ổn định của hệ thống quốc tế.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, ảnh: The Sydney Morning Herald. |
Nếu các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp không bị thách thức sẽ tạo nền tảng, tiền đề cho các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế tiếp theo. Hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ đã củng cố sự phát triển thịnh vượng đáng kinh ngạc của châu Á, nhưng Trung Quốc đang cố thay đổi trật tự này bằng sức mạnh vũ lực.
Phản ứng của Washington dường như không có sự tham gia của Úc trong thời điểm hiện tại, điều tàu tàu hoặc máy bay hải quân tuần tra an ninh, tự do hàng không hàng hải phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp trên 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp sau khi cất quân xâm lược Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam năm 1988, 1995). Động thái báo hiệu rằng Hoa Kỳ không chấp nhận yêu sách lãnh thổ (bành trướng phi lý, phi pháp) của Trung Quốc.
Đó là một bài tập cần được hiệu chỉnh cẩn thận để phát thông điệp rõ ràng cứng rắn đến Bắc Kinh nhưng không tạo cớ cho hải quân Trung Quốc đối đầu với Mỹ và leo thang chiến tranh không thể đoán trước. Đặc biệt là Trung Quốc sử dụng tàu "vỏ trắng", tức tàu Cảnh sát biển (Hải quân trá hình) mà họ nói là tàu dân sự nhưng có sức mạnh quân sjw rất lớn để đối phó với tàu Mỹ.
Đây là chuyện nghiêm trọng đáng lo ngại, người Úc nên chú ý và nói về nó nhiều hơn, Ngoại trưởng Julie Bishop bình luận.
Đây là chuyện nghiêm trọng đáng lo ngại, người Úc nên chú ý và nói về nó nhiều hơn, Ngoại trưởng Julie Bishop bình luận.
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét