Lại lùm xùm “đạo thơ”, Hội nhà văn Hà Nội sẽ yêu cầu giải trình
TTO - Sáng nay 19-10, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định Hội đã nắm thông tin dư luận cho rằng Bài thơ Bạch lộ nhà thơ Phan Huyền Thư là "đạo thơ" bài Buổi sáng của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (hiện công tác tại báo Văn Nghệ TP HCM).
Bài thơ Buổi sáng của Thường Đoan in trong tập Đếm cát (NXB Văn học xuất bản năm 2003) (trái) và bài thơ Bạch lộ của nhà thơ Phan Huyền Thư in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao động ấn hành năm 2014) |
Hội nhà văn TP.Hà Nội đang làm rõ sự việc
Ông Phạm Xuân Nguyên cho biết: "Hội Nhà văn Hà Nội đã được biết thông tin về việc liên quan giữa bài thơ “Bạch lộ” của nhà thơ Phan Huyền Thư và bài thơ “Buổi sáng” của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan. Vì tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư vừa được giải thưởng 2015 của HNVHN nên Hội sẽ phải có trách nhiệm về việc này. Hiện chúng tôi đang liên hệ với nhà thơ Phan Huyền Thư để biết rõ sự việc, đồng thời cũng sẽ yêu cầu chị giải trình với Hội. Trong trường hợp đây thực sự là một vụ “đạo thơ” của tác giả Sẹo độc lập, HNVHN sẽ có quyết định đối với giải thưởng vừa trao. Chúng tôi sẽ khẩn trương làm rõ vụ này với trách nhiệm cao nhất đối với HNVHN và đối với bạn đọc".
Giống quá nhiều?Từ đêm qua 18-10, trên facebook cá nhân của nhà báo Hà Quang Minh đã đặt ra "nghi án đạo thơ" và sau đó "facebooker" đã "rầm rộ" chia sẻ thông tin này cùng nhiều bàn luận sôi nổi.
Theo thông tin của nhà báo Hà Quang Minh đăng tải, bài thơ Bạch lộ (Độc ẩm với Lã Bất Vy) in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao động ấn hành năm 2014) của Phan Huyền Thư còn bài Buổi sáng của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (tên thật là Nguyễn Thanh Bình, quê Vĩnh Long) in trong tập Đếm cát (NXB Văn học xuất bản năm 2003).
Nhà báo Hà Quang Minh viết rằng, ông lên tiếng về vụ việc này, vì sự công chính của một nền văn nghệ nước nhà:“Tôi lên tiếng, không phải vì tôi muốn tập thơ “Sẹo độc lập” bị tước giải thưởng. Đơn giản, giải thưởng ấy chẳng có nghĩa lý gì. Tôi lên tiếng, vì tôi muốn nền văn nghệ này cần có những tác phẩm độc lập thực sự, không trùng lặp, không vay mượn và không ăn cắp. Tôi lên tiếng, không phải vì câu thơ kể trên, mà vì tôi gặp một nhà thơ quen, Phan Ngọc Thường Đoan, ở trong bài thơ đó”.
Bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư có rất nhiều câu thơ gần giống, hoặc giống hoàn toàn với những câu trong bài Buổi sáng của tác giả Thường Đoan.
Ngay hai câu đầu của bài Bạch lộ, đã giống nguyên văn với hai câu thơ đầu của bàiBuổi sáng.
Bài thơ Buổi sáng bắt đầu bằng những câu thơ: “Những gương mặt người/Quen và không quen/Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh”. Còn bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư bắt đầu bằng những câu thơ: “Những gương mặt người/Quen mà không quen/Từng giọt sương nén trong veo câm nín/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh”.
Những câu thơ tiếp theo, chỉ có sự khác nhau chút ít về cách sắp xếp từ ngữ. Nếu trong bài “Buổi sáng” viết: “Em ngồi một mình/Khuấy loãng thời gian/Buổi sáng muốn gọi anh/Nắng nói lời mê ngủ”. Thì bài Bạch lộ viết: “Em một mình /Ngồi khuấy loãng thời gian/Buổi sáng muốn ôm anh/Nắng nói lời mê ngủ”.
Đối chiếu văn bản hai bài thơ, còn có nhiều câu thơ giống nhau, hoặc gần giống nhau đến kỳ lạ như: “Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ/Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm” (Buổi sáng) và “Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ /Bản blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm” (Bạch lộ)
Hay “Người đã vội quên cung bậc cuối/Nụ hôn nửa vời/Trái tim không cửa/Ai hờ hững xéo lên lá cỏ” (Buổi sáng) và “Người thiên di cung bậc cuối cùng/Nụ hôn nửa vời/Trái tim không cửa/Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ/Điềm tĩnh ngồi chờ gió” (Bạch lộ)
Tuy nhiên, phần kết bài thơ có sự khác nhau: Bài thơ “Buổi sáng” kết rằng: “Buổi sáng ngồi một mình/Uống cạn kiệt/lạ/quen!” Còn bài “Bạch lộ” kết: “Cơn đau da lươn lên men vân gốm/Buổi sáng mị tình/Nốc cạn Một tứ thơ”.
Ngay tối 18-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà thơ Thường Đoan cho biết bài thơ Buổi sáng của chị từng được nhạc sỹ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc “Catinat café sáng”.
“Bài thơ Buổi sáng tôi viết ngày 27-6-2000. Hồi đó, nhạc sĩ Phú Quang có quán café Catinat trên đường Đồng Khởi (TP. HCM), mà chúng tôi thường hay đến đó. Nhưng một buổi sáng, tôi đến sớm quá, bạn tôi chưa tới, nên tôi làm bài thơ này.
Tôi làm từ khoảng 7g sáng đến 10g sáng thì xong. Ngay sau đó, anh Phú Quang xuất hiện, tôi đưa bài thơ cho anh ấy xem, và anh ấy đã phổ nhạc bài thơ này, và đổi tên bài hát thành “Catinat café sáng. Bài thơ của nhà thơ Phan Huyền Thư đã xé bài thơ của tôi ra, để đưa vào bài thơ của chị ấy” - nhà thơ Thường Đoan kể lại.
Trước đó, một bài thơ khác trong tập “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư là bài thơ “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn” có câu thơ mở đầu Nếu tôi chết/hãy đem tôi ra biển” giống với câu thơ “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển” trong bài Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển của nhà thơ Du Tử Lê.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giống nhau của hai câu thơ đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về cảm hứng thi ca của hai tác giả.
Để độc giả thuận tiện đối chiếu, chúng tôi xin đăng lại hai bài thơ này:
Buổi sáng (Phan Ngọc Thường Đoan) Những gương mặt người Quen và không quen Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh gõ thức mặt trời Em ngồi một mình Khuấy loãng thời gian Buổi sáng muốn gọi anh Nắng nói lời mê ngủ Gió se lạnh chối từ Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm Người đã vội quên cung bậc cuối Nụ hôn nửa vời Trái tim không cửa Ai hờ hững xéo lên lá cỏ Buổi sáng ngồi một mình Không quen những nụ cười lạ Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ Tan cùng tàn đông Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng Khói thuốc cay và cà phê đắng Cơn đau màu men ngà Buổi sáng ngồi một mình Uống cạn kiệt lạ quen! | Bạch lộ (Độc ẩm với Lã Bất Vy) (Phan Huyền Thư) Những gương mặt người Quen mà không quen Từng giọt sương nén trong veo câm nín Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh Em một mình Ngồi khuấy loãng thời gian Buổi sáng muốn ôm anh Nắng nói lời mê ngủ Buổi sáng muốn gọi anh Mây tái mặt thẫn thờ Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ Bản Blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm Người thiên di cung bậc cuối cùng Nụ hôn nửa vời Trái tim không cửa Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ Điềm tĩnh ngồi chờ gió Về tan cùng tàn thu Buổi sáng Một mình Quen mà không quen Lục lọi trí nhớ một hình nhân đêm Quấn quýt trùng căng kén ngà, tơ lạ Nuốt vào chầm chậm như loài lông vũ Vừa bay vừa thảng thốt…âm u Buồn ngại ngần níu vạt ngu ngơ Chậm mất nhau cuối mùa Bão giông đã nửa đời lạc nhịp Cơn đau da lươn lên men vân gốm Buổi sáng mị tình Nốc cạn Một tứ thơ. |
VŨ VIẾT TUÂN
Phan Huyền Thư dính nghi án “đạo thơ”
Dân trí Làng văn lại xì xào “nghi án” mới, có ý kiến cho rằng Phan Huyền Thư đã “đạo” ngay trong tập thơ vừa đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, được trao hôm 10/10.
>> Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015: Nặng ký và khác lạ
"Sẹo độc lập" có thực sự độc lập?
Nguyên văn câu thơ mở đầu bài thơ “Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn” - một bài trong tập “Sẹo độc lập” như sau: “Nếu tôi chết/hãy đem tôi ra biển/vì tôi là hạt muối buồn/kết tủa từ cô đơn/tự ăn mòn mình bằng mơ mộng/Nếu tôi chết hãy ném tôi vào sóng/cào đến xước mặt hoàng hôn/nàng tiên cá hát ru con/mê hoặc đêm trăng những chàng thuỷ thủ…”
Còn câu thơ của Du Tử Lê trong bài “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển” như sau: “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển/đời lưu vong không cả một ngôi mồ/vùi đất lạ thịt xương e khó rã /hồn không đi sao trở lại quê nhà / Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển / nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi / bên kia biển là quê hương tôi đó / rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì ..”
Ý thơ chủ đạo này được nhà thơ Du Tử Lê đặt vào bài thơ tới 6 lần ở mỗi câu đầu của đoạn, và toàn bộ đã thể hiện ngay trong cái tựa. Bài thơ này là một trong số những bài thơ nổi tiếng nhất của Du Tử Lê. Rất nhiều độc giả Việt Nam yêu thơ đã thuộc bài thơ này, không lẽ Phan Huyền Thư “vô tình” cầm nhầm một ý tưởng sáng tạo nổi tiếng của người khác mà không biết?
Bài thơ của nhà thơ Du Tử Lê đã sáng tác từ năm 1977, công bố khá lâu trên nhiều trang mạng văn chương, và được phổ nhạc nên rất phổ biến trong cộng đồng. Còn bài thơ của Phan Huyền Thư, theo chị công bố, thì từ năm 2008. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nhận định: “Cái này nếu khắt khe cũng gọi là đạo, vì bắt chước cách khởi ý. Khởi ý là một thao tác quan trọng. Nếu người có tự trọng phải ghi rõ thành đề từ. Nói đúng hơn, bài thơ của Phan Huyền Thư phải gọi là tác phẩm phái sinh, lấy cảm hứng từ câu thơ của người khác để triển khai ý niệm của mình. Hơn nữa, cả bài thơ dù dông dài vẫn không thoát khỏi câu thơ bao trùm của Du Tử Lê!”.
“Một nhà thơ phải viết một tác phẩm phái sinh, nghĩa là bản lĩnh sáng tạo đang chênh vênh. Cần phải xem lại chính mình. Tốt nhất nên tạm ngưng viết để tâm tư lắng đọng lại” - Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nói thêm. Là đồng nghiệp, đồng thời là cây bút viết phê bình thơ văn khá nhiều, Lê Thiếu Nhơn có trong tay đầy đủ tất cả các tập thơ đã ấn bản của Phan Huyền Thư. Nói về phong cách văn chương của Phan Huyền Thư, anh nhận định: “Phan Huyền Thư chỉ “diễn” giỏi, còn sáng tác thì bình thường thôi. Hai tập trước của Phan Huyền Thư là “Nằm nghiêng” và “Rỗng ngực” cũng nông. “Sẹo độc lập” có vài bài vượt trội so với chính thơ của Phan Huyền Thư trước đây. Tuy nhiên, thơ Phan Huyền Thư rất ít chất thơ, cô ấy cứ cố tỏ ra khôn ngoan và thích cao giọng lý giải, nhưng lời không chuyển được ý”.
Để trả lời cho câu hỏi “Một người làm thơ có bao giờ cho phép mình “hồn nhiên” mắc một cái lỗi là “rinh” nguyên câu thơ, “thuổng” trọn vẹn ý thơ của người khác về làm chủ đề cho bài thơ của mình?” Lê Thiếu Nhơn khẳng định: “Chả nhà thơ nào lại cho phép mình cầm nhầm thơ của người khác. Đó là đạo đức tối thiểu của người sáng tác. Nếu sau khi công bố, thấy thơ mình vô tình trùng một ý của người khác, thì lập tức bỏ đi, không bao giờ in lại, hay đưa vào sách. Vả lại, trừ giai đoạn mới tập viết, rất dễ bị ảnh hưởng. Còn khi đã chọn lối đi cho mình, thì rất khó xảy ra trường hợp giống ai đó, đặc biệt là chỉ khác nguyên văn chữ “khi” và chữ “nếu”, vì thơ từ tâm tư cá nhân bao giờ cũng riêng biệt”.
Vinh danh và háo danh
Trả lời về câu hỏi liên quan đến sự việc mới phát sinh, Phan Huyền Thư cho rằng bây giờ, khi dư luận ồn ào, chị mới biết về bài thơ này của Du Tử Lê? Thực ra, “nghi án” Phan Huyền Thư “đạo” thơ Du Tử Lê, người trong giới văn chương không chỉ xì xào đã lâu mà còn thẳng thắn bút chiến trên các diễn đàn, mạng xã hội trong vòng vài năm trở lại đây, nhưng nay, bài thơ dính “nghi án” lại được đưa vào một tập thơ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, vừa mới trao hôm 10/10. Như Phan Huyền Thư “khoe” công khai trên trang cá nhân của chị thì: “bài thơ này đã nằm ngoan trong tập "Sẹo độc lập", được in và được các tiền bối ghi nhận rồi.... nên post lên đây với mục đích " nhắc khéo" về tập thơ được giải. (Nói chung là cũng còn háo danh lắm ạ!)”
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn thẳng thắn nói: “Văn chương bây giờ cũng có lợi ích nhóm, chỉ khen ngợi và trao giải cho những ai thường thù tạc với mình. Để nói tập thơ này có xứng đáng đoạt giải hay không, phải xem lại hết các tập thơ khác vào chung khảo cùng với “Sẹo độc lập”. Nếu đặt cạnh thơ… hưu trí, thì chắc cũng chấp nhận được kết quả tôn vinh ấy”.
Phan Huyền Thư từng bị “dính” tai tiếng vụ án đạo văn trong một lần tham gia Ngày thơ Việt Nam ở Văn Miếu khi chị viết trên poster nhận xét thơ Thanh Tâm Tuyền. Cá nhân chị đã gửi thư xin lỗi tới các nhà văn Đặng Tiến và Bùi Bảo Trúc - những người mà chị đã sử dụng tư liệu viết về Thanh Tâm Tuyền của họ mà không ghi nguồn, nhưng trả lời báo chí, truyền thông, Phan Huyền Thư vẫn cho rằng chị chỉ “quên không ghi rõ” tên các tác giả này. Việc sử dụng ý tưởng sáng tạo của người khác thiên hạ vẫn gọi “cầm nhầm” là đáng xấu hổ, thậm chí người trong giới còn dè bỉu rằng chuyện “đạo” ở ta phổ biến đến nỗi phải trao giải cho những ai “sao chép” đẹp nhất, có “nghệ thuật” nhất?
Minh Quang
Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai và tập thơ có bài thơ đang gây tranh cãi.
Đúng là mình ăn gian, tài năng có hạn mà thủ đoạn thì vô biên nên kiểu gì đặt cược mình cũng tính lợi
Nữ nhà thơ khẳng định có đầy đủ bằng chứng chứng minh mình là tác giả của "Tổ quốc gọi tên" - bài thơ đang là tâm điểm tranh cãi về tác quyền với ông Ngô Xuân Phúc.
Khổ...tưởng ăn cắp gì cho nó ra hồn, ai lại đi ăn cắp thơ của nhau?
Khi Tổ Quốc gọi tên...nhầm
Phan Huyền Thư.
Phan Huyền Thư.
Tác giả Nguyễn Phan Quế Mai và tập thơ có bài thơ đang gây tranh cãi.
Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010.
Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải.
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010.
Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải.
Trên đây là một đoạn trích trong bài báo mình đính kèm dưới cho các bạn cùng tham khảo. Bài báo được đăng tải cũng trên CAND chỉ một ngày sau khi cuộc ra mắt tập thơ " Tổ Quốc gọi tên mình" của Quế Mai được thực hiện.( Ngày 24 tháng 07 năm 2015).
Lúc này vì chưa có ai viết tâm thư gửi truyền thông nên bài thơ được chính Quế Mai cho hay là viết năm 2010 ???( Mà năm đó thì tàu Bình Minh 02 chưa bị cắt cable để có thể tác động vào Mai như bạn ấy trả lời các bài báo sau này?)
Mình đã từng viết trên máy bay, chủ yếu bằng Ipad, phần "Note" trong Iphone hoặc bằng sổ tay, giấy bút hẳn hoi... Mình chỉ hơi quan ngại khi Mai viết bằng giấy ăn (tissue???) trên máy bay vì giấy đó rất khó viết bằng bất kỳ loại bút nào: bút mực, bút bi hay bút chì. Mình cũng đi nhiều hãng Hàng không quốc tế rồi, ngay cả các Hãng bay sang châu Âu cũng chỉ có giấy ướt và một loại giấy khăn ăn xốp và dai để lau tay lau miệng.... Viết lên túi nôn chắc sẽ dễ hơn chăng???
Mình nghĩ, các bạn nhà báo đang rất ủng hộ, muốn bảo vệ Quế Mai nên lưu tâm nhiều chi tiết nhạy cảm, nếu không có lợi cho bạn ấy thì đừng nên công bố nữa.
Từ sáng đến giờ, rất nhiều anh chị em văn chương inbox và gọi điện, nhắn tin trao đổi, hỏi mình suy nghĩ thế nào về "vụ này"...
Mình nói thật lòng luôn ở đây cho tiện, mình rất mong anh Ngô Xuân Phúc hãy tỏ ra khôn ngoan mà im lặng trước vụ việc này. Chót lỡ nói rồi thì thôi... không cãi, không nói thêm, không thanh minh và không đi tìm thêm chứng cứ nữa.
Cả giới truyền thông sẽ ủng hộ Quế Mai. Tất cả những nhà báo làm thơ, những nhà thơ làm báo và không làm báo mà có thơ được Quế Mai tuyển chọn dịch sang tiếng Anh để quảng bá ở nước ngoài sẽ ủng hộ bạn ấy.
Nếu mọi người không biết anh là tác giả một bài thơ như vậy( cứ cho là của anh nhé) thì anh vẫn là anh, nguyên vẹn, hồn nhiên và yêu nước đến cháy lòng.
Nếu mọi người không biết Quế Mai là tác giả bài thơ này( hiện nay thì là có) thì bạn ấy còn có đến 3 thứ danh dự khác nhau sẽ bị tổn thương, chà đạp, xúc phạm nếu có ai đó đứng ra nhận bài thơ này...Mà cái tội to nhất là chà đạp lên lòng yêu nước của bạn ấy..
Vậy mình mong anh Phúc hãy suy nghĩ thêm chút nữa nhé.
Trực diện vào cảm giác của một người đọc.
Nếu một chàng giáo viên dạy văn trong quân đội có những trăn trở, đau đáu để tuôn trào một bài thơ như " Tổ quốc gọi tên mình" năm 2008 thì hoàn hoàn có thể được đón nhận. Yêu nước là quyền của tất cả chúng ta. Cuối tháng 11 năm 2007, khi Trung Quốc ngang nhiên thành lập Thành phố Tam Sa, biết bao người dân đã xuống đường, bao cuộc tuần hành, biểu tình đã kéo dài và sục sôi trong lòng người Việt nam, biến năm 2008 là một năm đỉnh điểm về chủ quyền biển đảo, khiến cho dư luận quốc tế phải thực sự quan tâm đến Công ước Hải phận quốc tế 1982. Một thanh niên như Ngô Xuân Phúc lúc ấy có vụt lên những cảm xúc để post trên blog một bài thơ như vậy cũng đáng cảm động chứ sao?
Mình cũng nhớ rất rõ, năm đó Quế Mai đang ở Việt Nam , bạn ấy còn tham gia Sân thơ trẻ 360 độ với Ban văn trẻ bọn mình. Có thể thành phố Tam Sa, Gạc Ma (hay gì gì đi chăng nữa) lúc đó chưa chạm được vào nỗi quan tâm của bạn ấy mạnh mẽ như tâm thức biển đảo trỗi dậy trong Quế Mai vào 3 năm sau đó, khi bạn ấy nghe tin về tàu Bình Minh 02 bị cắt Cable ngoài biển đông hai lần vào tháng 5/2011... Có thể lắm chứ, bạn Mai lúc đó( 2008-2009) còn đang dồn tâm dồn sức cho cuộc thi thơ về " 1000 năm Thăng Long" và sau đó bạn ấy đã giành giải Nhất. Tôi hoàn toàn chẳng nghi ngờ gì việc Quế Mai có thể sôi sục, đau đáu với biển đảo khi nghe tin về tàu Bình Minh bị cắt Cable ngoài khơi để phóng bút ngay trên giấy ăn một bài thơ đậm chất tuyên thệ, "sứ mệnh" như vậy, nhất là khi nó lại được viết bởi sự gợi ý, đặt hàng cho một cuộc thi viết về Biển đảo quê hương ???
Với tôi, bài thơ không đáng để chúng ta quy chụp, soi mói về tác giả của nó, vì ai đã viết ra nó với lòng yêu nước chân thành, người đó đều đáng được ghi nhận. Điều làm nó được biết đến nhiều hơn là vì có người đã phổ nhạc cho nó thành một ca khúc.( Hình như cũng để đi dự thi và hình như sau đó cũng đã đoạt giải thì phải???). Một thể loại ca khúc mà nếu bỏ lời đi, chơi nhạc không thì sẽ là những tiếng động lộn xộn... Nhưng với tấm lòng hướng về biển đảo thiêng liêng của tổ quốc thì " ngay cả những tiếng động lộn xộn nhất cũng trở nên đáng trân trọng và gây xúc động vô bờ nhé....!!!"
Cuối cùng, với tập thơ của Mai, mình được tặng, được bạn ấy viết những dòng yêu thương và trân trọng, vì thế mình bỏ thời gian ra đọc rất kỹ. Tóm lại, ngoài một bài lấy tên cho cả tập thơ ra, 98 bài còn lại không liên quan gì đến sứ mệnh biển đảo, không thấy tổ quốc gọi tên bạn ấy thêm lần nào trong tập thơ đó nữa... Cảm giác của minh sau khi đọc tập thơ là : "Tự tổ chức chơi trò đặt cược với chính mình: 'Nếu năm nay tập thơ này mà không nộp vào Hội nhà văn để xin xét giải thưởng văn học 2015 thì mình sẽ thua, nghĩa là mình bắt buộc phải viết tiếp để ra mắt thêm tác phẩm bằng cách xuất bản trong năm 2017. Nếu có nộp để dự thi, mình sẽ được treo bút nghỉ ngơi thêm một thời gian nữa...."
Tiết lộ mới nhất về vụ tố đạo thơ “Tổ quốc gọi tên mình”
Khi câu chuyện bản quyền bài thơ “Tổ quốc gọi tên” chưa ngã ngũ thì nhà thơ Bàng Ái Thơ, con gái của nhà thơ - họa sỹ Bàng Sĩ Nguyên, cháu gái nhà thơ Bàng Bá Lân đã lên tiếng xác nhận rằng, vào hồi tháng 4.2011, bà đã được đọc bài thơ này; người viết ra nó là một tác giả nam, và anh ấy là một người lính. Tên bài thơ lúc mà tôi đọc là “Tôi nghe Tổ quốc gọi tên” chứ không phải là “Tổ quốc gọi tên” hay “Tổ quốc gọi tên mình” như thế này.
“Đừng vội ném đá người ta”
Ái nữ của một trong những người sáng lập ra Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957) cho biết: “Đừng vội ném đá người ta bởi tôi tin bạn Phúc nói thật”. Chia sẻ độc quyền của nhà thơ Bàng Ái Thơ với PV candonline được đưa ra khi câu chuyện về bản quyền bài thơ nổi tiếng này đang trở nên căng thẳng trong dư luận, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng anh Ngô Xuân Phúc, người nhận mình là tác giả của “Tổ quốc gọi tên mình” bị “ảo tưởng” và “có dấu hiệu về tâm thần”…
Nhà thơ Bàng Ái Thơ kể lại, năm 2010, bà có đi Cô Tô và hoàn thành bản thảo tập thơ “Mắt lặng”, trong đó có bài “Cô Tô từ phía khơi xa”. Sau khi in xong tập thơ, bà đã mang tặng bạn bè của mình; rồi bằng một cách nào đó, bài thơ đã đến tay nhà thơ Anh Vũ ở Bắc Giang (nhà thơ Anh Vũ sinh năm 1943 tại Bắc Ninh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam – PV). Lúc đó, nhà thơ Anh Vũ đã gửi đến bà tập tham luận về nhà thơ Anh Thơ nhờ bà xem có gì cần góp ý không; kèm bài thơ đang gây bão dư luận trên.
“Vì lúc liên lạc, tôi có nói với anh ấy là sau đi biển về, tôi sẽ viết chuyên tâm về biển đảo hơn. Tôi cũng thích chủ đề biển đảo và nghĩ rằng sẽ phổ nhạc một số bài về chủ đề ấy. Anh ấy bảo nếu thế thì qua cháu Nguyễn Trung Kiên (người biên tập cuốn sách “Giáo sư Trần Đức Thảo: Biển quê hương dạt dào và trầm tư triết học”, NXB Lao động, năm 2011 - PV), anh gửi cho tôi bài thơ này để phổ nhạc, bảo tôi nghiên cứu thử.
Lúc đó là tháng 4/2011. Anh ấy nói biển đảo thì ít người viết, có bài này đọc được. Nó mang tính biển đảo và dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên, sau khi đọc, tôi thấy nó không có chất trữ tình (tôi quen với dòng thơ trữ tình để phổ nhạc) và có vẻ cứng quá, "sắt thép" quá, hô hào quá. Tôi có liên lạc lại và bảo tôi sẽ không phổ nhạc cho bài thơ ấy vì nó đầy tính báo chí.
Nhà thơ Anh Vũ có bảo với tôi: "Thế em sửa lại đi". Tôi bảo ‘ôi chết, sửa thì phải xin phép tác giả chứ tùy tiện sửa là không được đâu, thế tác giả là ai’. Anh Vũ bảo anh lấy bài thơ này trên mạng, cũng không quen người đó, chỉ biết đó là bộ đội, thích viết lách, và hai người đã từng trao đổi với nhau về bài thơ này rồi. Anh bảo với cậu ấy bài thơ hay và sẽ tìm nhạc sỹ để phổ nhạc cho cậu ấy. Cậu ấy đồng ý” - nhà thơ nhớ lại.
Vì không phổ nhạc nên sau đó, nhà thơ Bàng Ái Thơ cũng không quan tâm đến bài thơ này nữa. Cho tới đầu tháng 5/2014, Bộ Tư lệnh hải quân có tổ chức chương trình sáng tác về biển đảo (đúng dịp Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta) và in tập sách nhạc “Âm vang biển gọi”, trong đó chọn một số tác phẩm của các nhạc sỹ – nhà thơ có thơ phổ nhạc. Lúc đó, cầm tập sách nhạc ấy, mở trang đầu tiên, bà thấy “Tổ quốc gọi tên mình” do nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc từ thơ của Nguyễn Phan Quế Mai.
Lúc đó, bà chợt nhớ đến ngay bài thơ mà nhà thơ Anh Vũ từng đưa bà trước đây. “Song bài thơ là nó nhưng không còn là nó nữa. Nghĩa là nội dung của bài thơ trước đây mà tôi đọc chỉ còn 75 -80% mà thôi. Có một số câu chữ đã được sửa đi cho mới, cho phù hợp hơn. Nghe chừng hô hào hơn và sát thực tế hơn. Tên bài thơ lúc mà tôi đọc là “Tôi nghe Tổ quốc gọi tên” chứ không phải là “Tổ quốc gọi tên” hay “Tổ quốc gọi tên mình” như thế này. Tôi thấy tên tác giả là Quế Mai, một người nữ chứ không phải người nam. Tôi đem thắc mắc ấy trò chuyện cùng một số nhạc sỹ thuộc Khối nhạc sỹ vẫn sinh hoạt định kỳ tại nhà tôi thì các bác cười rằng, các nhà văn nhà thơ lắm bút danh lắm. Tôi thấy cũng hợp lý nên tôi cũng không để ý nữa”, bà kể lại.
Cho tới mấy ngày hôm nay đang xôn xao vụ tranh chấp bản quyền bài thơ này, nhà thơ Bàng Ái Thơ chợt nhớ ra chuyện kia rồi cố gắng nhớ lại mọi chuyện một cách cụ thể. Bà cho rằng, mọi người lên tiếng bênh vực Nguyễn Phan Quế Mai vội vàng quá. Bà nói: “Tôi đọc thông tin trên báo và những lời bình luận có phần ác ý với anh Phúc kia xong và buồn quá. Tôi có chia sẻ điều đó với nhạc sỹ Nguyễn Nghiêm Bằng, con trai thứ của nhạc sỹ Văn Cao, tôi hỏi anh có nhớ chuyện tôi từng nói về tác giả bài thơ này không thì anh ấy cười, bảo rằng vẫn còn nhớ”.
Khi được hỏi, những điều bà kể lại ở trên cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đã “đạo’ thơ của anh Ngô Xuân Phúc có phải không, bà chia sẻ: “Nói Nguyễn Phan Quế Mai gian có lẽ cũng không phải, đạo cũng không phải đâu. Có thể chị Mai đã ngấm trong đầu những câu thơ như thế. Lúc đó, tinh thần yêu nước lên cao, chị ấy nung nấu viết bài thơ về biển đảo, gặp cái tứ đấy, giống như thấm vào mình rồi bật ra những ý thơ đấy mà không ý thức được rằng những câu thơ đấy đã có người viết ra trước đó rồi. Nhưng tôi cũng hơi băn khoăn một điều, liệu đọc bài thơ sau mà nội dung giống tới 75 – 80% nội dung bài thơ trước thì liệu đây có phải là cái sự đọc rồi ngẫu nhiên mà ngấm hay không?”.
Khi chúng tôi nói rằng, đồng ý công khai chia sẻ những thông tin này, bà sẽ phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình trước công luận, nhà thơ Bàng Ái Thơ bảo: “Tôi đã sẵn sàng. Tôi biết đến đâu tôi nói đến đó. Với lại, nếu tôi biết chuyện này thì tôi tin rằng, chắc chắn sẽ có những người khác cũng biết và họ sẽ tìm ra sự thật, đâu mới là tác giả chính của bài thơ. Tôi chỉ hơi tiếc một điều đó là nhà thơ Anh Vũ đã mất hồi năm ngoái. Bởi nếu không, anh sẽ nói cho mọi người biết rằng anh lấy tác phẩm này trên mạng như thế nào. Nhưng còn có cháu Trung Kiên, người đã giúp anh Vũ chuyển bài thơ cho tôi vẫn còn đó, mọi người có thể xác nhận từ phía cháu”.
Ái nữ của một trong những người sáng lập ra Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957) cho biết: “Đừng vội ném đá người ta bởi tôi tin bạn Phúc nói thật”. Chia sẻ độc quyền của nhà thơ Bàng Ái Thơ với PV candonline được đưa ra khi câu chuyện về bản quyền bài thơ nổi tiếng này đang trở nên căng thẳng trong dư luận, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng anh Ngô Xuân Phúc, người nhận mình là tác giả của “Tổ quốc gọi tên mình” bị “ảo tưởng” và “có dấu hiệu về tâm thần”…
Nhà thơ Bàng Ái Thơ kể lại, năm 2010, bà có đi Cô Tô và hoàn thành bản thảo tập thơ “Mắt lặng”, trong đó có bài “Cô Tô từ phía khơi xa”. Sau khi in xong tập thơ, bà đã mang tặng bạn bè của mình; rồi bằng một cách nào đó, bài thơ đã đến tay nhà thơ Anh Vũ ở Bắc Giang (nhà thơ Anh Vũ sinh năm 1943 tại Bắc Ninh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam – PV). Lúc đó, nhà thơ Anh Vũ đã gửi đến bà tập tham luận về nhà thơ Anh Thơ nhờ bà xem có gì cần góp ý không; kèm bài thơ đang gây bão dư luận trên.
“Vì lúc liên lạc, tôi có nói với anh ấy là sau đi biển về, tôi sẽ viết chuyên tâm về biển đảo hơn. Tôi cũng thích chủ đề biển đảo và nghĩ rằng sẽ phổ nhạc một số bài về chủ đề ấy. Anh ấy bảo nếu thế thì qua cháu Nguyễn Trung Kiên (người biên tập cuốn sách “Giáo sư Trần Đức Thảo: Biển quê hương dạt dào và trầm tư triết học”, NXB Lao động, năm 2011 - PV), anh gửi cho tôi bài thơ này để phổ nhạc, bảo tôi nghiên cứu thử.
Lúc đó là tháng 4/2011. Anh ấy nói biển đảo thì ít người viết, có bài này đọc được. Nó mang tính biển đảo và dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên, sau khi đọc, tôi thấy nó không có chất trữ tình (tôi quen với dòng thơ trữ tình để phổ nhạc) và có vẻ cứng quá, "sắt thép" quá, hô hào quá. Tôi có liên lạc lại và bảo tôi sẽ không phổ nhạc cho bài thơ ấy vì nó đầy tính báo chí.
Nhà thơ Anh Vũ có bảo với tôi: "Thế em sửa lại đi". Tôi bảo ‘ôi chết, sửa thì phải xin phép tác giả chứ tùy tiện sửa là không được đâu, thế tác giả là ai’. Anh Vũ bảo anh lấy bài thơ này trên mạng, cũng không quen người đó, chỉ biết đó là bộ đội, thích viết lách, và hai người đã từng trao đổi với nhau về bài thơ này rồi. Anh bảo với cậu ấy bài thơ hay và sẽ tìm nhạc sỹ để phổ nhạc cho cậu ấy. Cậu ấy đồng ý” - nhà thơ nhớ lại.
Vì không phổ nhạc nên sau đó, nhà thơ Bàng Ái Thơ cũng không quan tâm đến bài thơ này nữa. Cho tới đầu tháng 5/2014, Bộ Tư lệnh hải quân có tổ chức chương trình sáng tác về biển đảo (đúng dịp Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta) và in tập sách nhạc “Âm vang biển gọi”, trong đó chọn một số tác phẩm của các nhạc sỹ – nhà thơ có thơ phổ nhạc. Lúc đó, cầm tập sách nhạc ấy, mở trang đầu tiên, bà thấy “Tổ quốc gọi tên mình” do nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc từ thơ của Nguyễn Phan Quế Mai.
Lúc đó, bà chợt nhớ đến ngay bài thơ mà nhà thơ Anh Vũ từng đưa bà trước đây. “Song bài thơ là nó nhưng không còn là nó nữa. Nghĩa là nội dung của bài thơ trước đây mà tôi đọc chỉ còn 75 -80% mà thôi. Có một số câu chữ đã được sửa đi cho mới, cho phù hợp hơn. Nghe chừng hô hào hơn và sát thực tế hơn. Tên bài thơ lúc mà tôi đọc là “Tôi nghe Tổ quốc gọi tên” chứ không phải là “Tổ quốc gọi tên” hay “Tổ quốc gọi tên mình” như thế này. Tôi thấy tên tác giả là Quế Mai, một người nữ chứ không phải người nam. Tôi đem thắc mắc ấy trò chuyện cùng một số nhạc sỹ thuộc Khối nhạc sỹ vẫn sinh hoạt định kỳ tại nhà tôi thì các bác cười rằng, các nhà văn nhà thơ lắm bút danh lắm. Tôi thấy cũng hợp lý nên tôi cũng không để ý nữa”, bà kể lại.
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai (bên phải) trong ngày ra mắt tập thơ “Tổ quốc gọi tên mình”.
“Mọi người không nên vội vàng quá”Cho tới mấy ngày hôm nay đang xôn xao vụ tranh chấp bản quyền bài thơ này, nhà thơ Bàng Ái Thơ chợt nhớ ra chuyện kia rồi cố gắng nhớ lại mọi chuyện một cách cụ thể. Bà cho rằng, mọi người lên tiếng bênh vực Nguyễn Phan Quế Mai vội vàng quá. Bà nói: “Tôi đọc thông tin trên báo và những lời bình luận có phần ác ý với anh Phúc kia xong và buồn quá. Tôi có chia sẻ điều đó với nhạc sỹ Nguyễn Nghiêm Bằng, con trai thứ của nhạc sỹ Văn Cao, tôi hỏi anh có nhớ chuyện tôi từng nói về tác giả bài thơ này không thì anh ấy cười, bảo rằng vẫn còn nhớ”.
Khi được hỏi, những điều bà kể lại ở trên cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đã “đạo’ thơ của anh Ngô Xuân Phúc có phải không, bà chia sẻ: “Nói Nguyễn Phan Quế Mai gian có lẽ cũng không phải, đạo cũng không phải đâu. Có thể chị Mai đã ngấm trong đầu những câu thơ như thế. Lúc đó, tinh thần yêu nước lên cao, chị ấy nung nấu viết bài thơ về biển đảo, gặp cái tứ đấy, giống như thấm vào mình rồi bật ra những ý thơ đấy mà không ý thức được rằng những câu thơ đấy đã có người viết ra trước đó rồi. Nhưng tôi cũng hơi băn khoăn một điều, liệu đọc bài thơ sau mà nội dung giống tới 75 – 80% nội dung bài thơ trước thì liệu đây có phải là cái sự đọc rồi ngẫu nhiên mà ngấm hay không?”.
Nhà thơ Bàng Ái Thơ, lên tiếng xác nhận bà đã từng đọc bài thơ vào tháng 4.2011.
“Nhưng sao anh Phúc lại không nhớ thơ mình viết ra được?”, về điều này, bà Bàng Ái Thơ cho rằng, nếu chỉ vì như thế mà quy kết cho người ta như thế này thế kia thì tội nghiệp cho họ quá. Anh Phúc không có gì trong tay để chứng minh được rằng đó là bài thơ của mình vì chuyện bản thảo mất hoặc thất lạc trong quá trình lưu trữ là điều hoàn toàn có thể. Với lại, có phải ai cũng thuộc hết thơ mình đâu. Tôi là một ví dụ chẳng hạn. Thời gian rồi đủ thứ bận rộn dễ làm người ta quên đi một cái gì đó trong một khoảnh khắc, thậm chí một quãng thời gian dài. Cái đó tôi hiểu chứ”.Khi chúng tôi nói rằng, đồng ý công khai chia sẻ những thông tin này, bà sẽ phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình trước công luận, nhà thơ Bàng Ái Thơ bảo: “Tôi đã sẵn sàng. Tôi biết đến đâu tôi nói đến đó. Với lại, nếu tôi biết chuyện này thì tôi tin rằng, chắc chắn sẽ có những người khác cũng biết và họ sẽ tìm ra sự thật, đâu mới là tác giả chính của bài thơ. Tôi chỉ hơi tiếc một điều đó là nhà thơ Anh Vũ đã mất hồi năm ngoái. Bởi nếu không, anh sẽ nói cho mọi người biết rằng anh lấy tác phẩm này trên mạng như thế nào. Nhưng còn có cháu Trung Kiên, người đã giúp anh Vũ chuyển bài thơ cho tôi vẫn còn đó, mọi người có thể xác nhận từ phía cháu”.
Sáng ngày 6/10, nhà thơ Bàng Ái Thơ có kể lại, bà biết đến bài thơ là do nhà thơ Anh Vũ sống ở Bắc Giang gửi. Trả lời Báo CAND vào ngày 2/10 trước đó, anh Ngô Xuân Phúc, người nhận mình chính là tác giả của bài thơ này cũng cho biết rằng, ở thời điểm anh đăng tải bài thơ trên mạng vào năm 2008, “có một nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vào đọc khen hay. Vì không để ý lắm nên chỉ biết là người Bắc Ninh hay Bắc Giang gì đó”. |
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý: Một trong 2 người phải hổ thẹn vì sự dối trá của mình! “Đừng vội quy kết ai thật, ai giả trong cuộc này. Cũng đừng cao giọng nói người đàn ông ấy là hoang tưởng, điên rồ. Sự từng trải buộc tôi phải thận trọng trong lựa chọn nghiêng về ai. Nguyễn Phan Quế Mai từng dịch rất hay bài thơ ‘Bông huệ trắng” của tôi sang tiếng Anh nhưng cho đến giờ phút này, tôi cũng chưa mắng mỏ người đàn ông nhận “Tổ quốc gọi tên mình" là của mình. Vì tôi nghĩ, còn đủ thời gian để đọc lại, để tìm hiểu và suy xét. Lòng yêu nước rất đáng trân trọng nhưng lòng trung thực của con người cũng quý giá không kém. Tổ quốc không cần sự yêu nước giả dối. Tiếng nói yêu nước cần phải trung thực. Thơ cũng vậy. Tôi tin sớm muộn sự thật sẽ được minh chứng. Một trong hai người phải hổ thẹn vì sự dối trá của mình”. |
Theo Đậu Dung (Công An Nhân Dân)
Nguyễn Phan Quế Mai bức xúc vì bị 'vu khống' ăn cắp thơ
Nữ nhà thơ khẳng định có đầy đủ bằng chứng chứng minh mình là tác giả của "Tổ quốc gọi tên" - bài thơ đang là tâm điểm tranh cãi về tác quyền với ông Ngô Xuân Phúc.
Tổ quốc gọi tên là bài thơ nói về tình yêu nước, được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc vào năm 2011. Ca khúc nhanh chóng được yêu thích, lan truyền và biểu diễn như một thông điệp về lòng yêu Tổ quốc. Lâu nay, bài thơ vẫn được ghi là của Nguyễn Phan Quế Mai - Thạc sĩ Văn chương, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Chị còn cho xuất bản tập thơ lấy tên Tổ quốc gọi tên mình, được đông đảo công chúng đón nhận.
Tập thơ "Tổ quốc gọi tên mình". |
Mới đây, ông Ngô Xuân Phúc (sinh năm 1980, hiện trú tại phường Quán Bàu, Thành phố Vinh, Nghệ An) tuyên bố ông mới là người sáng tác bài thơ.
Trong thư gửi Nguyễn Phan Quế Mai, ông viết: “Tôi tên là Ngô Xuân Phúc, tôi sinh năm 1980 và hiện sinh sống ở Việt Nam. Và tôi chính là tác giả của bài thơ Tổ quốc gọi tên mình”. Ông Phúc khẳng định mình viết bài thơ vào năm 2008, có đăng tải trên trạng My Space và một vài trang mạng khác. "Ở thời điểm tôi đăng bài thơ này có khá nhiều người vào đọc và khen hay" - ông Phúc khẳng định.
Ngô Xuân Phúc cho biết khi nghe bài hát Tổ quốc gọi tên mình ông đã nhận ra lời thơ của mình, nhưng truyền thông lại ghi là phổ từ thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Ông Phúc đã đi tìm Nguyễn Phan Quế Mai, gần đây mới có được địa chỉ liên hệ của nữ nhà thơ. "Tôi gửi thư cho Quế Mai vào ngày 28/9, cô ấy trả lời tôi rằng tôi bị ảo tưởng, rồi sau đó hủy kết bạn và chặn tôi trên trang mạng xã hội".
Ông Phúc thừa nhận hiện ông không nắm một bằng chứng pháp lý nào chứng tỏ mình là tác giả bài thơ. Ông lý giải: "Hồi đó tôi còn là một quân nhân, là giáo viên văn học trong quân đội. Vì lý do đặc thù công việc và vì chuẩn bị chuyển công tác nên tôi mới xóa các blog, trang cá nhân. Tôi cũng chuyển nhà từ Hà Tây về Vinh nên bản thảo viết tay của tác phẩm không giữ được".
"Tuy không có bằng chứng pháp lý, nhưng đó là bài thơ tôi viết, nên tôi sẽ có những bằng chứng văn chương, nghệ thuật. Tôi viết câu từ đó như nào, tôi hiểu và lý giải được" - ông Phúc nói. Về hướng giải quyết, ông Ngô Xuân Phúc mong được gặp Nguyễn Phan Quế Mai để trò chuyện trực tiếp. Người tự nhận là tác giả Tổ quốc gọi tên khẳng định: "Tôi chịu trách nhiệm mọi phát ngôn của mình. Tôi chỉ mong được nói chuyện thẳng thắn, trực tiếp trong sự bình tĩnh với Quế Mai".
Nguyễn Phan Quế Mai hiện sống và làm việc ở Brussels, Bỉ. Trước những thông tin ông Phúc đưa ra, Quế Mai lên tiếng: "Tôi rất bàng hoàng và bức xúc trước những lời buộc tội và vu khống vô căn cứ của ông Ngô Xuân Phúc... Phát ngôn của ông Phúc xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi, xúc phạm đến danh dự cá nhân tôi và xúc phạm đến tình yêu thiêng liêng bất khả xâm phạm của tôi dành cho Tổ quốc Việt Nam".
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết đây không phải lần đầu chị biết tới sự việc, vào tháng 1, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thông báo với chị có người tên Ngô Xuân Phúc tự nhận là tác giả Tổ quốc gọi tên. Quế Mai đã viết thư trả lời Nguyễn Trọng Tạo rằng chị không cần liên lạc với người đó, vì chị có đầy đủ bản thảo bài thơ và các bằng chứng, nhân chứng xác nhận chị là tác giả.
Tới ngày 28/9 vừa qua, nhận được tin nhắn của ông Ngô Xuân Phúc qua trang mạng xã hội, Quế Mai đã trả lời ngắn gọn: "Anh hãy suy nghĩ về việc vu khống người khác lấy cắp tác phẩm của anh. Tôi là một người viết chuyên nghiệp, tôi không dại gì đánh đổi uy tín của mình cho một bài thơ... Tôi không có gì phải trao đổi với anh cả. Yêu cầu anh không liên lạc với tôi nữa, tôi không muốn mất thời gian". Sau đó, nữ nhà thơ đã chặn trang cá nhân của Ngô Xuân Phúc vì "không muốn tốn thời gian quý báu của mình".
Trong thư ngỏ gửi báo chí và độc giả, Nguyễn Phan Quế Mai đưa ra nhiều lý do phản bác lại lập luận của ông Phúc. Trong đó có: “Lá thư của ông Phúc ngày 28/9 đề cập đến bài thơ Tổ quốc gọi tên mình. Ông ấy có bỏ qua một chi tiết vô cùng quan trọng mà chỉ có người trong cuộc mới biết. Bài thơ của tôi mang tên Tổ quốc gọi tên chứ không phải Tổ quốc gọi tên mình. Khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn dựa vào câu thơ của tôi trong bài thơ, đã đặt tên ca khúc là Tổ quốc gọi tên mình”.
Về hướng xử lý sự việc, Nguyễn Phan Quế Mai nói: "Tôi sẽ làm tất cả những gì cần thiết, gồm việc sử dụng pháp luật, để bảo vệ danh dự và uy tín của tôi, đáp lại sự tin yêu của bạn đọc". Chị cũng mong muốn ông Ngô Xuân Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi chị trước ngày 10/10 tới. "Nếu không tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông ấy về tội vu khống. Tôi đang liên lạc với luật sư và sẽ làm đến cùng để chứng minh rằng tôi không thể nào dối trá trong tình yêu thiêng liêng dành cho Tổ Quốc" - Quế Mai nói.
Trong thư gửi từ Bỉ, Nguyễn Phan Quế Mai còn chia sẻ về hoàn cảnh, quá trình chị sáng tác bài thơ. Trong đó, chị nói mình viết bài thơ vào tháng 6/2011, khi đang trên máy bay rời xa Tổ quốc. Sau khi bài thơ hoàn thành, chị còn trao đổi thư từ với biên tập viên tờ báo đăng tải bài thơ lần đầu, về một số câu từ trong tác phẩm.
Quế Mai nói thêm: "Là một người đã có tác phẩm được xuất bản và giành các giải thưởng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Anh và Mỹ, bản quyền là điều tôi luôn tôn trọng trước tiên".
Bài thơ "Tổ quốc gọi tên" Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu Sóng quặn đỏ máu những người đã mất Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng "Việt Nam" Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa Tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình |
Lam Thu
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan "nổi da gà" khi bị "đạo thơ"
TTO - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cho biết chị không có ý định khởi kiện ra toà vụ chị bị "đạo thơ" mà chỉ muốn nhà thơ Phan Huyền Thư xin lỗi công chúng và độc giả.
Nhà thơ Phan Huyền Thư viết trên facebook rằng bài “Bạch lộ” chỉ in sau, chứ không viết sau bài “Buổi sáng” của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan - Ảnh: Facebook |
Xung quanh sự việc bài thơ Bạch lộ trong tập “Sẹo độc lập” của nhà thơ Phan Huyền Thư, mới đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội, có nhiều câu thơ giống bài Buổi sáng của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, chiều ngày 19-10, chia sẻ với Tuổi Trẻ, nhà thơ Thường Đoan nói: "Vì đã quá quen với việc người khác lấy thơ của mình, nên lúc đầu, tôi cũng không quá ngạc nhiên. Nhưng khi biết người lấy thơ của tôi là Phan Huyền Thư thì tôi nổi da gà".
"Tôi nghĩ rằng, một người nổi tiếng như cô ấy thì không lẽ lại đi “cầm nhầm” thơ như vậy. Bây giờ, tôi không cần Phan Huyền Thư xin lỗi tôi, mà cần xin lỗi những công chúng yêu thích thơ của cô ấy.
Tối 18-10, cô ấy có gọi điện cho tôi, nói rằng hôm nay 19-10 sẽ bay từ Hà Nội vào TP HCM để gặp tôi, trực tiếp trình bày vấn đề liên quan đến hai bài thơ Buổi sáng và Bạch lộ.
Tuy nhiên, hôm nay, cô ấy không vào gặp tôi. Sáng nay, nhiều bạn bè tôi có gửi cho tôi xem trên facebook cá nhân, cô ấy có viết rằng thơ của cô ấy chỉ "in sau" thơ của tôi chứ không "viết sau" bài thơ của tôi.
Như vậy, theo tôi hiểu, cô ấy đang có ý nói rằng tôi mới là người đi lấy thơ của cô ấy, để đưa vào bài của mình. Nên từ sáng đến giờ tôi rất giận dữ với phát ngôn đó.
Nếu Phan Huyền Thư nói rằng cô ấy viết bài thơ trước tôi vậy hãy đưa ra bằng chứng cụ thể để chứng minh điều đó.
Tôi không có gì nói với Thư. Tôi không bắt buộc cô ấy phải xin lỗi tôi. Tôi cũng sẽ không khởi kiện, đưa ra toà để giải quyết sự việc này. Nhưng mà cô ấy không được vu khống người khác. Bởi mình đã lấy bài của người ta rồi, mà đi vu khống người ta nữa, thì sao có thể chấp nhận được.
Trong sự việc này, tôi nghĩ lương tâm mỗi người là người biết và hiểu rõ nhất ai là người “đạo thơ” của ai".
Trưa ngày 19-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội cho biết, HNV HN vẫn đang đợi giải trình bằng văn bản từ phía nhà thơ Phan Huyền Thư. Sau khi nhận được giải trình, có thể HNV HN sẽ tổ chức họp báo, để giải đáp rõ ràng những vấn đề công chúng quan tâm xung quanh sự việc này. |
V.V.TUÂN thực hiện
Tác giả bài thơ 'Buổi sáng': Phan Huyền Thư hãy xin lỗi độc giả
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan mong muốn được nghe lời xin lỗi từ Phan Huyền Thư - tác giả bị nghi ngờ đạo thơ của chị. Tác giả bài thơ 'Buổi sáng' còn cho biết, đã nhiều lần bị các tác giả "cầm nhầm" tác phẩm thơ của mình. Thậm chí, còn bê nguyên một bài thơ đăng trên nhật báo.
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan.
Bài thơ Bạch lộ in trong tập Sẹo độc lập (phát hành năm 2014) của Phan Huyền Thư vừa bị phát hiện có nhiều câu, chữ, tứ thơ tương đồng với tác phẩm Buổi sáng của tác giả Phan Ngọc Thường Đoan.
Trước nghi vấn đạo thơ, Phan Huyền Thư giữ im lặng. Hội nhà văn Hà Nội - nơi vừa trao giải cho tập thơ Sẹo độc lập - cho biết, họ đang chờ giải trình của Phan Huyền Thư nên chưa đưa ra bình luận gì.
Chia sẻ với PV, tác giả Phan Ngọc Thường Đoan thể hiện rõ quan điểm về sự việc.
Khi biết bài thơ "Bạch lộ" của Phan Huyền Thư rất giống sáng tác của chị, chị phản ứng thế nào?
Tối 18/10, nhà báo Hà Quang Minh gọi điện thoại cho tôi để chia sẻ về việc anh phát hiện bài thơ của Phan Huyền Thư rất giống với bài Buổi sáng của tôi. Sau đó, tôi tìm lên mạng đọc những chia sẻ của Hà Quang Minh trên Facebook về việc này và tôi thấy bị sốc hơn. Bài thơ đó đánh dấu một dấu ấn cảm xúc của tôi, nó gắn với những kỷ niệm, những tình cảm đã qua mà tôi rất trân trọng. Có những người bạn đã cùng khóc với tôi qua bài thơ này. Nó là sáng tạo cá nhân, vì thế rất khó để có chuyện ai đó lại trùng ý tưởng, câu chữ đến như thế.
Sau cảm giác ngỡ ngàng ban đầu, tôi đã gọi điện thoại cho nhà thơ Phan Hoàng - Phó Chủ tịch Hội nhà văn TP HCM - vừa là để thông báo vừa là để chia sẻ về vụ việc.
Nhà thơ Phan Huyền Thư đã phản hồi với chị như thế nào?
Khoảng 30 phút sau khi tôi gọi cho nhà thơ Phan Hoàng, nhà thơ Phan Huyền Thư đã trực tiếp gọi điện thoại cho tôi. Ban đầu, cô ấy hỏi tôi nhận xét gì về vụ việc này, tôi trả lời thật lòng là tôi không biết nhận xét gì, vì tôi không phải là người phát hiện ra chuyện hai bài thơ giống nhau. Sau đó, cô ấy bày tỏ mong muốn tôi im lặng một thời gian vì cô ấy vừa trải qua chuyện lùm xùm với bài thơ của ông Du Tử Lê và cần để yên tĩnh trở lại. Phan Huyền Thư khóc, nói chưa từng đọc bài thơ Buổi sáng của tôi nhưng có nghe bài hát Catinat càfé sáng của nhạc sĩ Phú Quang. Cô ấy còn hẹn ngày 19/10 sẽ bay vào Sài Gòn để gặp gỡ tôi trực tiếp.
Bản nhạc "Catinat càfé sáng" do Phú Quang phổ từ bài thơ "Buổi sáng" của Phan Ngọc Thường Đoan và được ông in trong tập nhạc "Về lại phố xưa" (năm 2001) kèm theo đĩa. Phú Quang tự trình bày ca khúc này.
Điều gì khiến chị vẫn quyết định lên tiếng?Tôi đã nhiều lần bị các tác giả "cầm nhầm" tác phẩm thơ của mình. Thậm chí, có tác giả trẻ còn bê nguyên bài thơ Nghĩ về hoàng hôn mẹ của tôi để đăng trên một nhật báo lớn. Nhưng đó là những học sinh, sinh viên, nên tôi tạm thấy không cần phải chấp nhặt. Ban đầu, với vụ Phan Huyền Thư, tôi cũng muốn im lặng. Nhưng sáng nay, tôi đọc được câu của Phan Huyền Thư viết trên trang cá nhân của cô ấy: “… bài này tôi viết trước, nhưng in sau”, tôi cảm thấy danh dự bị xúc phạm nên bắt buộc phải lên tiếng. Cô ấy muốn tôi im lặng, còn nhờ cả anh Phan Hoàng nói giúp, nhưng cách cô ấy giải thích trên mạng xã hội và với các bạn văn thơ lại đi theo ý: cô ấy chỉ có lỗi ở chỗ là in bài thơ Bạch Lộ sau bài thơ của tôi. Nếu nói như thế thì chẳng lẽ tôi là người đi lấy thơ cô ấy làm thơ của mình.
Chị mong muốn điều gì ở nhà thơ Phan Huyền Thư?
Lâu nay tôi rất quý Phan Huyền Thư - một người thuộc thế hệ trẻ, có tài và có năng lực. Nhưng ở chuyện này, tôi cần một tiếng nói rõ ràng từ cô ấy để độc giả, bạn nghề hiểu rõ hơn về vụ việc. Tôi mong Phan Huyền Thư xin lỗi công chúng - trong công chúng đó có tôi - những người đã yêu quý Phan Huyền Thư.
Còn nếu tôi không nhận được lời xin lỗi thì cũng chẳng hề gì, vì qua công luận, trắng đen đã rõ.
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (thường ký P.N.Thường Đoan). Chị tên thật là Nguyễn Thị Thanh Bình, quê Vĩnh Long, hiện công tác tại báo Văn nghệ TP HCM. Thường Đoan là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn TP HCM. Các tác phẩm đã xuất bản của chị: Lục bát cho khát vọng, Người đàn bà làm thơ và trăng, Đếm cát, Rũ người, Buổi sáng có nhiều chuyện kể…
Theo VnExpress
Mượn hồn người khác
Tập thơ "Sẹo độc lập" và nữ nhà thơ Phan Huyền Thư. Ảnh: VNE
Tập thơ "Sẹo độc lập" của nữ nhà thơ Phan Huyền Thư vừa được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng 2015. Người dù có yêu thơ đến mấy, chắc cũng chưa đủ thời gian để nghiền ngẫm hết tập thơ danh giá, thì bỗng dư luận cứ ồn ã không nguôi, rằng nữ nhà thơ “dính” đến chuyện “đạo” thơ.
“Đạo” không chỉ một nhà thơ và được cho là đã đến nhà thơ thứ 2.
Công bằng mà nói, giữa “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển” của nhà thơ nổi tiếng Du Tử Lê công bố năm 1977 và “Nếu tôi chết hãy đem tôi ra biển” của nhà thơ mới nổi Phan Huyền Thư công bố năm 2008, thì hai bài thơ chỉ giống nhau có 7 từ (Tôi chết hãy đem tôi ra biển).
Thế nhưng, dù là người có không yêu thơ, không am hiểu về thơ, nhưng khi để hai bài thơ cùng “đối chứng”, thì rõ mồn một là không “đạo” nhưng là có chuyện người này mượn “hồn” của người kia.
Thậm chí ông đồ nho còn ví von rằng, bài thơ “Khi tôi chết…” của Du Tử Lê với “Nếu tôi chết…” của Phan Huyền Thư… giông giống như 2 vế đối. Phải có hồn của vế “đối” bên kia thì mới có vế đối bên này.
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có phần chắc chắn hơn khi đưa ra nhận định: Bài thơ của Phan Huyền Thư phải gọi là tác phẩm tái sinh, lấy cảm hứng từ câu thơ của người khác để triển khai ý của mình.
Nhà thơ này cũng cho rằng, khởi ý là một thao tác quan trọng. Phan Huyền Thư đã bắt chước cách khởi ý của nhà thơ Du Tử Lê. Còn tôi thì nói ngắn gọn, dễ hiểu là: Huyền Thư đã mượn hồn Du Tử Lê.
Những tưởng tai tiếng của “Sẹo độc lập” chỉ dừng lại chuyện mượn hồn người khác, ai ngờ, lại thêm một lời tố cáo, và lần này không phải là mượn mà là lấy “nguyên văn” hẳn hoi.
Đó là bài thơ "Bạch lộ" của Phan Huyền Thư và bài thơ "Buổi sáng" của nữ nhà thơ cũng mang họ Phan. Đó là Phan Ngọc Thường Đoan.
“Buổi sáng” có “Những gương mặt người/ Quen và không quen” thì “Bạch Lộ” cũng không thiếu không thừa một chữ. Câu kế tiếp của Buổi sáng “Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh”, thì Bạch Lộ là “ Từng giọt sương nén trong veo câm nín”.
Đối chiếu giữa hai bài thơ, nhiều câu của Huyền Thư giống hệt của Thường Đoan, có câu thì Huyền Thư thêm vào một chữ, ví như của Thường Đoan là “Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh/ Gõ thức mặt trời/ Em ngồi một mình khuấy loãng thời gian/ Buổi sáng muốn gọi anh/ Nắng nói lời mê ngủ…” thì Huyền Thư là “Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh/ Em một mình khuấy loãng thời gian/ Buổi sáng muốn ôm anh/ Nắng nói lời mê ngủ…”.
Lần này thì thôi không còn là mượn hồn nữa, nói thẳng là “bê” luôn cho tiện…
Xin nói thêm rằng, tập thơ của Phan Ngọc Thường Đoan được nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ từ cách đây những 14 năm có lẻ.
Chưa thấy nhà thơ Huyền Thư lên tiếng chuyện “câu thơ giống hệt Thường Đoan”, nhưng những gì mà Huyền Thư bày tỏ về nghi án “dính” với Du Tử Lê xem chừng, với người am hiểu thì cũng đã nhận ra Huyền Thư đã ý nhị, khôn khéo ẩn trong sự mập mờ. Người tinh ý đã hiểu Huyền Thư cũng “con ong đã tỏ đường đi lối về” khi trả lời Dân Trí: Nếu chủ Du Tử Lê không có ý kiến gì… nên để cho chính nhà thơ đang được nghi vấn là bị “đạo” ý tưởng nhận xét, sẽ khách quan hơn. Và Huyền Thư chỉ thưa chuyện khi nhà thơ Du Tử Lê lên tiếng.
Thế rồi nhà thơ ấy lại so sánh một câu thơ có vẻ giống nhau của hai tác giả khác nhau cũng giống như sự hao hao giống nhau của hai đứa con ruột thịt khi để chúng cạnh nhau…
Con người nghi giống nhau thì sẽ có ADN làm trọng tài, còn hai bài thơ mà “hồn, cốt” như nhau lại là của hai tác giả, thì thưa nhà thơ Huyền Thư, chỉ có lòng tự trọng, lương tâm phán quyết.
Việc mượn hồn người khác thì còn "chèo, chống” được, nhưng những câu “thơ” giống hệt với của nhà thơ Thường Đoan thì quả Huyền Thư khó mà đỡ với dư luận.
Hội Nhà văn Hà Nội cũng rơi vào thế cân nhắc, rút hay không rút giải thưởng với “Sẹo độc lập”?
Dư luận thì đang “một giải thưởng lớn cho một sự giống nhau quá sức tưởng tượng”.
Hết “đạo” luận văn, rồi lại nhạc, rồi lại thơ, rồi còn “đạo” gì nữa đây?
Lực đến đâu thì bước đến đó, sao cứ phải “vay mượn” trí tuệ người khác là sao?
Họ đã tự biến mình thành “hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Đau!
Nhà thơ Phan Huyền Thư: "Tôi viết bài thơ gốc từ năm 1996"
TT - LTS: Đến nay, bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan và bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư, “bài thơ nào được sáng tác trước?” vẫn còn là một câu hỏi chưa ai ngoài cuộc có thể trả lời.
Sẹo độc lập được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội |
Chưa vội kết luận ai là người “đạo thơ” khi thấy Buổi sáng in trong tập Đếm cát(NXB Văn Học) ấn hành từ năm 2003, còn Bạch lộ in trong tập thơ Sẹo độc lập(Nhã Nam & NXB Lao Động) ấn hành sau 11 năm, Tuổi Trẻ bước đầu chỉ khách quan ghi lại những “trần tình” từ chính hai tác giả.
Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan và Phan Huyền Thư vừa chính thức gửi email đến Tuổi Trẻ.
Nhà thơ
PHAN NGỌC THƯỜNG ĐOAN:
Tôi vẫn chờ ở Thư một câu trả lời
19g09 ngày 18-10, tôi nhận được điện thoại của bạn Hà Quang Minh, thông báo rằng trong tập thơ có tên Sẹo độc lập - vừa được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội - của nhà thơ Phan Huyền Thư, ở trang 96, có bài Bạch lộ, rất giống bài thơBuổi sáng của tôi.
Bài thơ Buổi sáng tôi sáng tác vào ngày 27-6-2000, tại quán cà phê mang tên Catinat trên đường Đồng Khởi ở TP.HCM. Đây là quán của nhạc sĩ Phú Quang, đây cũng là địa chỉ mà giới văn nghệ, làm báo lúc đó thường xuyên hẹn hò với nhau. Sau đó tôi đưa bài thơ này cho anh Phú Quang xem, khi phổ thơ anh ấy đổi tựa là Catinat cà phê sáng. Nhạc sĩ Phú Quang cũng đã phát hành bài thơ phổ nhạc này trong album của mình, và trên các mạng âm nhạc trong nước.
Năm 2003 tôi in tập thơ có tên Đếm cát, trong đó có bài thơ Buổi sáng ở trang 57. Và in bài này rải rác trên các trang sáng tác của các báo trong nước và một mạng báo văn nghệ ở nước ngoài. Hai bài thơ đã được đưa ra công luận về mức độ giống nhau, tôi nghĩ, ai lấy của ai thì người trong cuộc tức khắc phải hiểu và tất cả mọi người, ai quan tâm đến vấn đề này đều nhận ra đâu là sự thật, ai đúng, ai sai.
Lâu nay tôi rất ngưỡng mộ Phan Huyền Thư, vì cô ấy thuộc thế hệ trẻ, năng động, giỏi. Nhưng qua vụ việc này làm tôi bị sốc rất nặng. Tôi vẫn chờ ở Phan Huyền Thư một câu trả lời.
Nhà thơ PHAN HUYỀN THƯ:
Tôi viết bài thơ gốc
từ năm 1996
Chuyện ra đời bài thơ này không giống với các bài thơ khác của tôi. Tên ban đầu của nó không phải Bạch lộ mà là Độc ẩm trước bình minh, tôi viết cuối năm 1996, lúc đầu nó chỉ mang tính chất ghi chép, cảm xúc với một người bạn thân. Mối quan hệ này về thực chất rất sóng gió.
Đến khoảng cuối năm 1997, vì muốn gửi in bài thơ bên Mỹ nên tôi đã tự sửa lại bài thơ này ngắn gọn hơn, bỏ bớt đi những tình tiết hoặc cảm xúc quá cá nhân, riêng tư của mình để cho mạch bài thơ được rõ ý hơn. Lúc này tôi đang chuẩn bị lấy chồng nên thật sự là cũng tránh, không muốn làm mọi chuyện thêm khó xử. Bài thơ lúc này không còn là Độc ẩm trước bình minh nữa, mà là Độc ẩm cuối thu.
Tôi nhớ lại, khi ấy hoàn cảnh liên lạc với anh em văn nghệ hải ngoại không hiện đại như bây giờ. Nhiều khi anh em bên đó nhận được bài, tự chọn, tự đưa cho chỗ nào, ở nhà tôi cũng không được biết, anh em văn nghệ có được điều kiện đọc của nhau, in được cho nhau là vui rồi! Nên bản thảo tôi gửi rất vui vẻ, vô tư và chẳng có ý kén chọn hay cầu kỳ nào, lúc thì Hợp Lưu, lúc thì tạp chí Thơ, lúc sang Thế kỷ 21... Chỉ khi nào có ai ở bên ngoài cầm về cho tôi cuốn nào, tôi quý cuốn đó.
Thế là từ một cách ghi chép đầy cảm xúc khá nhiều chi tiết riêng tư của tuổi trẻ: 1996 là Độc ẩm với bình minh, sau gần hai năm đã hạ tông xuống Độc ẩm cuối thu. Nhà thơ Thụy Kha còn bảo tôi nên lấy ngắn gọn là Độc ẩm. Độc ẩm là một mình rồi, đã một mình lại còn trước bình minh hay cuối mùa thu đều không quan trọng...
Cho đến khoảng thời gian chuẩn bị bản thảo cho tập Rỗng ngực (in năm 2007) tôi tìm thấy bài Độc ẩm cuối thu trong một số những bài thơ khác tản mát ở nơi này nơi kia để ngồi chỉnh trang lại. Vậy là bài thơ được đổi tên lần thứ ba, thành Bạch lộ, với lời đề từ là “độc ẩm với Lã Bất Vi”. Cũng vì tình cờ hôm đó tôi định lấy tờ lịch viết lên mặt sau, thấy có đề là “Bạch lộ - sương trắng - tiết cuối thu...”. Thế là tôi nảy ra một ý chuyển hướng cho bài thơ, không còn là cái khắc khoải kiểu sướt mướt nam nữ nữa, nó thành một người luôn cô độc như tôi, luôn trống vắng như tôi ngồi độc ẩm với tác giả cuốn Lã Thị Xuân Thu, đúng lại là cuốn sách tôi đang đọc dở...
Cũng may cho tôi là các bản thảo thơ vẫn còn lưu được nên khi tìm thấy hai bài thơ Độc ẩm cũ, 7g sáng ngày 19-10 tôi đã gửi ngay cho chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên như anh yêu cầu. Tất nhiên chừng đó cũng chưa đủ để nói gì nhiều, khi bài thơ của chị Đoan đã in trong tập thơ được xuất bản từ năm 2003, còn tôi chỉ có tập thơ của mình in năm 2014!
Bây giờ tôi chỉ biết kỳ vọng là bên tạp chí Hợp Lưu hoặc tạp chí Thơ và anh chị em văn nghệ bên đó có thể tìm lại xem đã từng in bài thơ của tôi hay chưa? Hoặc nếu có nhận bản thảo cho tôi thì còn giữ được không? Kể cả thư trao đổi, ghi chú hoặc bản thảo dạng viết tay chẳng hạn...
Tôi cũng đã gửi thư nhờ các bạn tôi bên đó tìm kiếm giúp. Như vậy sẽ có thứ để tôi đứng ra thưa chuyện được. Chứ tất cả chuyện có vậy thì tôi biết nói sao bây giờ?
Sau khi tiếp nhận được thông tin về sự liên quan giữa hai bài thơ của Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan, Hội Nhà văn Hà Nội đã lập tức liên hệ với chị Thư và đã được chị trình bày sự việc như đã nói trong bài viết gửiTuổi Trẻ. Từ đó, chúng tôi đang nhờ các văn hữu ở nước ngoài kiểm tra lại sự việc. Chúng tôi cũng cảm ơn các báo đã cung cấp cho Hội Nhà văn Hà Nội những tin tức cần thiết để tìm hiểu rõ ràng mọi chuyện. Hội vẫn khẳng định là sẽ xử lý nghiêm túc, thẳng thắn việc này khi đã có chứng cứ đầy đủ, khách quan. Chúng tôi sẽ thông tin kịp thời, nhanh chóng mọi diễn biến của vụ việc cho báo chí và công luận. PHẠM XUÂN NGUYÊN |
Tin liên quan
- Lại lùm xùm “đạo thơ”, Hội nhà văn Hà Nội sẽ yêu cầu giải trình 27
- Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan "nổi da gà" khi bị "đạo thơ" 10
Tin đọc nhiều
- "Nữ hoàng sầu muộn" Việt Trinh trong phim "ngôn tình" Trót yêu
- Người thầy đầu tiên - tác phẩm bất hủ của nhà văn Aitmatov 1
- Phong trào đô thị Huế bên trang sách sử 1
- Văn học lưu manh và nghệ thuật báng bổ
- Truyện ngắn 1.200: Chiều ngọt 3
- Tố cáo tình trạng “sách gian” trên Amazon
- Nhà thơ Tế Hanh đã "về với sông nước quê hương"2
- Tịch thu 589 quyển sách của “chủ tịch” Đặng Lê Nguyên Vũ 32
- Giải thưởng văn học nhìn qua những con số
Tin liên quan
Tin đọc nhiều
- Psy mang điệu nhảy ngựa Gangnam Style đến Việt Nam
- Mỹ Tâm tung MV "Khi cô đơn anh gọi tên em" 4
- Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan "nổi da gà" khi bị "đạo thơ" 2
- Lê Đình Minh Ngọc đoạt giải én vàng 2015 1
- Mỹ Tâm hát cùng “học trò cưng”
- “Niềm tin ngời sáng” chào mừng thành công Đại hội Đảng TP.HCM
- Truyện ngắn 1.200: Đám tang bà nội
- Trái tim người mẹ 5
- Suy nghĩ từ Hội chợ sách Frankfurt 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét