Tin tức chuyên ngành

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Nhiều nước ủng hộ Mỹ tuần tra biển Đông

28/10/2015 09:21 GMT+7

TTO - Sau Philippines và Úc, đến lượt chính phủ Nhật lên tiếng ủng hộ việc hải quân Mỹ điều tàu chiến USS Lassen tới tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông.
Hôm qua, tàu khu trục Mỹ USS Lassen đã đi vào vùng 12 hải lý quanh Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo nhân tạo trái phép - Ảnh: CSIS
Hôm qua, tàu khu trục Mỹ USS Lassen đã đi vào vùng 12 hải lý quanh Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng và xây đảo nhân tạo trái phép - Ảnh: CSIS
Theo báo Japan Times, đang ở thăm Kazakhstan, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đánh giá Mỹ đã hành động theo đúng luật pháp quốc tế. Ông nhấn mạnh các hành vi đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng trên biển Đông là mối lo ngại chung của cộng đồng quốc tế.

“Để bảo vệ vùng biển tự do, mở và hòa bình, chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, bao gồm đồng minh Mỹ” - ông Abe cam kết. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani cho rằng Nhật “cần nghiên cứu cách đối phó với tình hình trên biển Đông do ảnh hưởng của nó đối với an ninh Nhật ngày càng gia tăng”.
Trước đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino mô tả việc Mỹ tuần tra biển Đông là “duy trì sự cân bằng quyền lực”. “Nếu các tuyên bố vô lý của một cường quốc khu vực không bị phản đối thì sẽ được chấp nhận, và nếu được chấp nhận thì sẽ trở thành thực tế” - ông Aquino cảnh báo.  
Ông Aquino khẳng định không chỉ Philippines mà các nước khác cần hoan nghênh và ủng hộ tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne tuyên bố Canberra ủng hộ quyền tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông.
Đang có mặt tại Washington, Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi tất cả các bên kiềm chế để duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông. Ông cho rằng cần phải giảm căng thẳng trên biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).
“Chúng ta cần trao đổi thẳng thắn để đảm bảo trật tự trên biển, ngăn chặn đụng độ và bảo vệ tự do hàng hải. Chúng tôi muốn ASEAN và Trung Quốc khởi động đàm phán về nội dung bản Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)” - ông Widodo nhấn mạnh.
Mới đây, các quan chức quân sự Mỹ thông báo hải quân Mỹ sẽ tiếp tục triển khai tàu chiến tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không.
NGUYỆT PHƯƠNG


Mỹ đưa tàu USS Lassen tuần tra có tính toán

28/10/2015 07:33 GMT+7
TT - Liên quan vụ việc, Tuổi Trẻ đã có cuộc phỏng vấn với ông 
Lê Văn Nghiêm - cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và truyền thông) - chiều 27-10.

Ông Lê Văn Nghiêm    - Ảnh: NVCC
Ông Lê Văn Nghiêm
- Ảnh: NVCC
* Xin ông bình luận về việc Mỹ điều tàu USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam?
- Mỹ đã nắm rõ luật pháp quốc tế cho phép Mỹ thực hiện quyền tự do hàng hải và tự do hàng không ở những khu vực trên.
Theo tôi được biết, Mỹ đã tham khảo ý kiến của rất nhiều luật sư, chuyên gia, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao. Họ tham mưu từ rất lâu rồi.
Họ cũng tham khảo và nhận được sự ủng hộ của các đồng minh và các nước bạn như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Philippines.
Ngoài ra, Mỹ cũng hiểu rằng tự do hàng hải không chỉ là quyền của Mỹ mà còn của tất cả các nước trên thế giới. Cho nên Mỹ làm việc này trước hết vì lợi ích của Mỹ, và cũng vì lợi ích của nhiều nước khác trên thế giới. Hành động của Mỹ đã giúp ngăn chặn yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
* Thưa ông, tại sao Mỹ lại chọn khu vực quanh bãi Su Bi và Đá Vành Khăn để tuần tra mà không phải là những khu vực khác?
- Mỹ chọn tuần tra sát các bãi Su Bi, Đá Vành Khăn và Gia Ven vì có sự đồng thuận của các học giả lớn trên thế giới. Ba vị trí này là bãi cạn, nó chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên cao chứ không phải là đảo đá gì cả.
Trong hồ sơ của Philippines kiện Trung Quốc, Philippines cũng nói là ba vị trí này là bãi cạn, không phải đảo đá. Ba vị trí này dù Trung Quốc xây đảo nhân tạo cũng có hành lang an toàn tối đa là 500m.
Chiếu theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc sẽ đuối lý nếu như họ phản đối hành động của Mỹ. Cuộc này giống như cuộc phân xử trước công luận quốc tế, trong đó Trung Quốc rõ ràng đuối lý.
* Hoạt động tuần tra của tàu Mỹ có lợi gì cho các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam?
- Hành động này của Mỹ có lợi cho các nước trên thế giới nói chung và các nước ở Đông Nam Á nói riêng. Đó là ngăn chặn việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền xung quanh các đảo nhân tạo.
Rõ ràng, Trung Quốc thực thi yêu sách chủ quyền trái phép, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp và bây giờ lại đòi chiếm vùng biển phụ cận xung quanh đảo nhân tạo nữa. Bây giờ họ đòi vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo.
Sau khi đòi được 12 hải lý rồi thì họ lại đòi tiếp 200 hải lý (vùng đặc quyền kinh tế). Nghĩa là họ lộ rõ ý đồ muốn chiếm hết biển của các nước xung quanh rồi. Mỹ làm điều này buộc Trung Quốc phải xem lại yêu sách phi lý đòi vùng biển cho các đảo nhân tạo.
Chủ quyền và vùng biển của Việt Nam là ở đó chứ tại sao là của Trung Quốc được. Sau này luật pháp sẽ phân xử vùng nào là của Philippines, vùng nào là của Việt Nam, và vùng nào là vùng biển quốc tế.
* Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng việc Mỹ đưa tàu vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo là quá trễ vì Trung Quốc đã xây xong đảo nhân tạo và được cho là đã quân sự hóa các đảo này. Ý kiến của ông như thế nào?
    Bản đồ khu vực tàu Mỹ đi tuần tra - Nguồn: AMTI, Đồ họa: Tấn Đạt

Bản đồ khu vực tàu Mỹ đi tuần tra - Nguồn: AMTI, Đồ họa: Tấn Đạt
- Tất nhiên là hành động của Mỹ và các nước trên thế giới ngăn chặn được việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ngay từ đầu là tuyệt vời. Nhưng mọi chuyện đã rồi. Việc Mỹ đưa tàu hải quân đến tuần tra sẽ có tác dụng ngăn chặn những bước đi tiếp theo của Trung Quốc.
Khi có sự giám sát thường xuyên, cộng đồng quốc tế sẽ biết được Trung Quốc đã quân sự hóa các đảo nhân tạo hay chưa, qua đó góp phần ngăn hành động quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Do đó, theo tôi, hành động của Mỹ đã ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc chiếm hết quần đảo Trường Sa.
* TS Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ):
Mỹ hành động hợp pháp
Việc đưa tàu USS Lassen đi tuần tra là một tín hiệu rất tốt, thể hiện sự quyết tâm của Mỹ về việc bảo đảm thượng tôn pháp luật cũng như tự do an ninh hàng hải hàng không ở Biển Đông.
Theo luật pháp quốc tế, các thực thể mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo lên chỉ có vùng an toàn 500m tính từ các thực thể này. Do đó việc Mỹ đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý (22km) của các đảo nhân tạo này là điều hoàn toàn hợp pháp vì đây là vùng biển quốc tế.
Dĩ nhiên chúng ta không mong muốn có đụng độ trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng chúng ta hoan nghênh việc các nước hành động theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung của các nước.
Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng về mặt ngoại giao nhưng khó khăn xảy ra đụng độ trên biển.
Có hai lý do chính về việc Trung Quốc không muốn đụng độ: một là Trung Quốc tự lượng sức mình, họ biết lực lượng hải quân của mình không thể so sánh với Mỹ; hai là Trung Quốc không có căn cứ pháp lý nào để phản đối hành động của Mỹ.
Hành vi xây đảo nhân tạo trái phép của họ không những vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế mà còn từ nhiều người dân, chuyên gia trong nước họ.
Tôi nghĩ những học giả, chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về các đảo nhân tạo đều hiểu rằng hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc là trái phép.
* GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc):
Lẽ ra phải làm từ năm 2014
Sự tuần tra bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ theo tôi là quá trễ. Lẽ ra Mỹ phải làm chuyện này từ năm 2014 khi có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực xây đảo nhân tạo.
Việc Mỹ tuần tra sẽ không ngăn Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo. Trung Quốc vẫn đủ thời gian quân sự hóa các đảo nhân tạo này để phục vụ mục đích của họ.
Theo tôi, sắp tới Trung Quốc sẽ tung thông tin và tiến hành các chiến dịch pháp lý để cố gắng ngăn Mỹ tiếp tục các cuộc tuần tra. Những chiến dịch này sẽ nhắm vào các quốc gia trong khu vực với mục tiêu khiến các quốc gia này lo ngại rằng hành động của Mỹ đang gây bất ổn trong khu vực.
Tôi nghĩ Mỹ phải thay đổi lập trường không đứng về phía nào trong tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ phải cứng rắn trong việc bảo đảm nguyên trạng ở Biển Đông và phản đối các hành động đơn phương có hậu quả mang tính chiến lược.
Mỹ phải tham gia với Philippines để bảo đảm các ngư dân Philippines có thể trở lại bãi cạn Scarborough. Lính thủy quân lục chiến Mỹ nên tham gia với binh sĩ Philippines ở bãi cạn James do Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc lại đưa các tàu bán quân sự đổ bộ lên.
Nói theo cách khác, Mỹ phải thực hiện các chiến lược để phục hồi nguyên trạng và ngăn chặn các âm mưu thay đổi nguyên trạng của Trung Quốc.
* Gs Zach Abuza (Học viện Chiến tranh Hoa Kỳ):
Sẽ không có xung đột quân sự
Quan điểm của tôi là những hành động bảo đảm tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông lẽ ra nên tiến hành ngay từ lúc Trung Quốc bắt đầu xây đảo nhân tạo vì ai cũng biết rõ những đảo này không có căn cứ pháp lý.
Do đó, Mỹ phải thường xuyên có những động thái như việc tuyên bố triển khai tàu khu trục vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc như ngày 27-10 (giờ Việt Nam).
Tôi cho rằng Trung Quốc đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Họ lo lắng nếu nhượng bộ Mỹ thì người dân trong nước sẽ phản ứng mạnh vì như bạn biết người dân Trung Quốc có chủ nghĩa dân tộc rất mạnh mẽ.
Nhưng nếu Trung Quốc tham gia vào xung đột quân sự với Mỹ và thua, thậm chí chỉ là trong một cuộc đụng độ nhỏ, sự chính đáng và tất cả những mục tiêu mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang nỗ lực theo đuổi sẽ bị giáng một đòn nặng nề. Do đó tôi cho rằng sẽ không có xung đột quân sự trong tương lai gần.
Hành động xây đảo của Trung Quốc trong những năm vừa qua đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Một số nhân vật trong giới lãnh đạo của Bắc Kinh cũng thừa hiểu rằng Trung Quốc đang định nghĩa luật quốc tế theo cách của riêng họ.

QUỲNH TRUNG thực hiệ


Trung Quốc triệu đại sứ Mỹ sau khi tàu chiến USS Lassen đến Biển Đông


(VTC News) - Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Zhang Yesui triệu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Max Baucus để phản đối việc Mỹ điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông.
Tân Hoa Xã loan báo Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Zhang Yesui đã triệu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Max Baucus để phản đối việc Mỹ điều tàu chiến USS Lassen áp sát khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trênBiển Đông.

Ông Zhang Yesui bày tỏ "sự bất mãn mạnh mẽ", cho rằng hành động của Mỹ “đe dọa chủ quyền và các lợi ích an ninh” của Trung Quốc và là sự khiêu khích nghiêm trọng, theo Tân Hoa xã.

Ông Zhang cho biết Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ cái gọi là "chủ quyền và lợi ích hợp pháp". Tin của Tân Hoa Xã nói Bắc Kinh sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để phản đối hành động khiêu khích có chủ ý từ bất kỳ nước nào.

Trước đó, Hải quân Mỹ đã thông báo tàu khu trục USS Lassen sẽ đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông và việc này đã diễn ra thuận lợi ‘không gặp bất cứ trở ngại nào’.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc kêu gọi Washington nên có giao thiệp ngoại giao với nước này để ‘bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, hàng không’ ở Biển Đông.

Trong động thái được cho là ‘mềm mỏng’ hiếm thấy, bài viết củaHoàn Cầu thời báo kêu gọi “Mỹ nên có sự giao thiệp ngoại giao với Trung Quốc” để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Biện hộ cho hành động cải tạo đảo, đá một cách phi pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, bài viết nói các điểm đảo nhân tạo này “không nhằm đối phó, uy hiếp nước nào”.

Trích dẫn phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoàn Cầu thời báo nói Bắc Kinh “cực lực phản đối bất cứ hành động nào xâm phạm quyền chủ quyền, quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông”.


Minh Lý (Theo Xinhua)


Trung Quốc có thể mượn cớ tàu Mỹ để áp đặt ADIZ ở Biển Đông

Bắc Kinh được dự đoán sẽ có những phản ứng quyết liệt hơn đối với các chuyến tuần tra tiếp theo của Mỹ ở Biển Đông.

trung-quoc-co-the-muon-co-tau-my-de-ap-dat-adiz-o-bien-dong
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Mỹ hoạt động trên biển. Ảnh: US Navy
Ngày 27/10, sau khi Mỹ điều một tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông, Bắc Kinh tuyên bố sẽ sử dụng "các biện pháp cần thiết" để bảo vệ cái mà họ gọi là "chủ quyền" trước động thái "đe dọa hòa bình và ổn định" ở châu Á của Mỹ, theo CCTV.
Theo giới phân tích, chiến dịch tuần tra này của Mỹ là một hành động vỗ mặt đối với Trung Quốc, bởi nó diễn ra ngay trước thềm các cuộc gặp đa phương có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obama, trong đó có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương ở thủ đô Philippines tháng tới.
Ông Rory Medcalf, hiệu trưởng Trường An ninh Quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho rằng chiến dịch tuần tra Biển Đông của Mỹ là một "lời cảnh báo Trung Quốc đừng quá đáng khi tỏ thái độ cho thấy Mỹ không được chào đón ở Biển Đông".
Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, nói rằng vấn đề đặt ra hiện nay là Bắc Kinh sẽ đáp trả thế nào với những cuộc tuần tra trong lương lai của Mỹ. "Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng, bởi họ không thể khoanh tay. Những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc tin rằng chính phủ sẽ có biện pháp đáp trả mạnh mẽ", ông nói.
Ở Bắc Kinh, cựu chuẩn đô đốc Yang Yi, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng hoạt động tuần tra của Mỹ sẽ thúc đẩy Bắc Kinh xúc tiến xây dựng trên đảo nhân tạo, thậm chí quân sự hóa chúng và tiến tới thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
"Nếu hoạt động tuần tra này diễn ra thường xuyên, xung đột quân sự trong khu vực là không tránh khỏi, và Mỹ chính là bên bắt đầu", cựu sĩ quan hải quân Trung Quốc này nói.
Theo ông Yang, thời gian tới, Trung Quốc có thể sử dụng lực lượng hải cảnh, hay thậm chí là tàu hải quân, để phong tỏa, ngăn chặn tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp.
Nếu Trung Quốc áp dụng biện pháp này, nguy cơ nổ ra đụng độ quân sự là rất cao, có thể leo thang thành xung đột vũ trang trên Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định trong khu vực và cho chính lợi ích của Mỹ, Trung Quốc, theo Yang.
Bởi vậy, Trung Quốc có thể chọn cách phản ứng mà không thách thức trực tiếp với tàu Mỹ, bằng cách đẩy nhanh quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp, triển khai thêm lực lượng, bao gồm cả máy bay chiến đấu, tới các vị trí này, tạo tiền đề thiết lập vùng nhận diện phòng không bao trùm lên Biển Đông, ông Malcolm David, phó giáo sư về quan hệ Trung Quốc - phương Tây ở Đại Học Bond, Australia, cảnh báo.
"Quả bóng sau đó sẽ được đẩy sang phần sân của Mỹ", ông David nói. "Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thực thi ADIZ bao trùm Biển Đông sẽ làm leo thang căng thẳng với các nước láng giềng, và các nước này sẽ gia tăng áp lực để Washington không được thoái lui".
Cùng chung nhận định về khả năng Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông, ông Roncevert Almond, một luật sư quốc tế và đối tác ở The Wicks Group viết trên tờDiplomat hôm 20/7 rằng, Trung Quốc có thể tìm cách thay đổi luật quốc tế thông thường nhằm thiết lập ADIZ.
Ông Almond viết rằng, ADIZ không phải là một sự mở rộng chủ quyền trên không phận theo luật quốc tế và không phải là một công cụ để đưa ra yêu sách chủ quyền với vùng lãnh thổ mới hoặc đang có tranh chấp, nhưng Trung Quốc có thể "biến hóa" để gắn ADIZ này với "đường chín đoạn" phi lý mà họ vẽ ra trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi tháng 5 tuyên bố bảo lưu "quyền thiết lập một vùng nhận diện phòng không bao trùm Biển Đông". Tháng 10/2013, Bắc Kinh bất ngờ tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản, buộc Mỹ điều máy bay B-52 bay qua để thách thức.
"Những nguy cơ này khiến Mỹ phải xem xét chiến dịch tuần tra rất cẩn thận. Họ phải tính đến việc Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào. Nếu Trung Quốc sử dụng các lực lượng hải cảnh, hải quân để tìm cách ngăn chặn Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo, nguy cơ đụng độ hoặc tồi tệ hơn thế sẽ xảy ra", chuyên gia Storey nhấn mạnh.
trung-quoc-co-the-muon-co-tau-my-de-ap-dat-adiz-o-bien-dong-1
Trung Quốc xây trái phép các đường băng ở Trường Sa như thế nào (chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành
Nguyên Trần



(Quốc tế) - Cho tàu đâm vào tàu Mỹ là một trong 2 kịch bản mà Trung Quốc có thể sẽ thực hiện nếu Washington tiếp tục cho tàu chiến tiến vào những khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, theo nhận định của một trang tin quân sự Trung Quốc.

Trung Quốc làm gì nếu Mỹ điều tiếp tàu tuần tra quanh đảo nhân tạo? - ảnh 1
Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ. Lần tới nếu tàu Mỹ tiếp tục tuần tra gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông, liệu sẽ có sự cố đâm va tàu xảy ra? – Ảnh: Hải quân Mỹ
Trang tin quân sự Sina (trụ sở tại Bắc Kinh) cho rằng tàu hải quân Trung Quốc có thể sẽ cố tình đâm vào tàu tuần tra của Mỹ ở Biển Đông nếu Washington lại đưa tàu vào những khu vực Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền vô lý. Đây là một trong 2 kịch bản mà quân đội Trung Quốc sẽ tính đến nếu tàu Mỹ lại xâm nhập vào khu vực giới hạn 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông, trang tin Want China Times ngày 27.10 dẫn lại Sina.
Sau nhiều tháng ngần ngại, ngày 27.10, Mỹ đã điều tàu khu trục USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn bị Trung Quốc chiếm đóng và xây thành đảo nhân tạo trái phép. Động thái này khiến Trung Quốc tức giận, Bắc Kinh đã triệu tập Đại sứ Mỹ ngay trong ngày 27.10 để phản đối. Sau khi vào “vùng biển nóng”, USS Lassen đã quay về.
Giới chức Mỹ “hứa” sẽ quay lại tuần tra ở khu vực Biển Đông vào một dịp gần nhất, hành động được Washington xem là nhằm thể hiện tự do lưu thông hàng hải trong vùng biển quốc tế.
Trang tin Sina đưa ra 2 đối sách mà quân đội Trung Quốc có thể sẽ triển khai nếu đối đầu với tình huống tàu Mỹ trở lại. Đối sách đầu tiên là đưa tàu Trung Quốc áp sát tàu chiến của Mỹ và buộc tàu này rời khỏi vùng biển “cấm” mà Bắc Kinh tự nhận thuộc chủ quyền của mình.
Tiếp theo sau sẽ là đối sách bạo lực hơn, Trung Quốc sẽ cho một tàu khác cố tình đâm va vào tàu chiến Mỹ. Đối sách va đụng này sẽ được Bắc Kinh xem như là một “sự cố” trên biển và nói rằng đó là tai nạn đáng tiếc, Sina dự đoán.
Những đối sách trên không phải chưa từng có tiền lệ trong quá khứ, mà đã từng xảy ra giữa tàu Mỹ và tàu Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Hồi tháng 2.1988, Liên Xô đã phái 2 tàu hộ tống áp sát 2 tàu chiến Mỹ gồm tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường Yorktown và khu trục hạm Caron ở Biển Đen sau khi tàu Mỹ đi vào giới hạn 12 hải lý ở Crimea. Sau đó 2 tàu Liên Xô đâm vào tuần dương hạm và khu trục hạm Mỹ khi 2 bên đối đầu căng thẳng.
Ngày hôm sau Liên Xô ra thông cáo nói rằng hai tàu hộ tống “do mất điều khiển” nên đã đâm vào tàu Mỹ. Sự cố đâm va này làm tình hình đối đầu Mỹ – Liên Xô thêm căng thẳng vào thời đó.
(Theo Thanh Niên)



"Có Tập Cận Bình, sự đáp trả của TQ sẽ không chỉ dừng ở tuyên bố"

Hải Võ | 28/10/2015 10:48
"Có Tập Cận Bình, sự đáp trả của TQ sẽ không chỉ dừng ở tuyên bố"
(Ảnh minh họa)




Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) nhắc lại lần gần nhất tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý của các đảo đá ở biển Đông là khi ông Tập Cận Bình chưa trở thành Chủ tịch Trung Quốc.




Tờ báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo lớn giọng: "Không được quên rằng lần trước chiến hạm Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý của các đảo đá ở biển Đông (bị Trung Quốc chiếm trái phép-PV) là từ năm 2012.
Thời điểm đó, Chủ tịch Tập Cận Bình còn chưa trở thành Tổng bí thư (đảng Cộng sản Trung Quốc-PV).
Ngày nay, việc quân đội Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý đã là một sự thách thức 'vượt qua hình thức ngoại giao và thấp hơn hình thức vũ lực'.
Vì vậy, hành động đáp trả của Trung Quốc hiển nhiên không chỉ dừng lại ở các tuyên bố của Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng."
Trong một diễn biến khác, trang quân sự của Sina (Trung Quốc) sáng 28/10 cho hay, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã công bố kết quả chuyến tuần tra biển Đông hôm 27.
Theo đó, tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Mỹ đã tuần tra trong 5 giờ đồng hồ, quãng đường 72km và đi qua vùng biển quốc tế thuộc biển Đông.
Theo thông tin từ phía Mỹ, Trung Quốc đã điều động tàu hộ vệ, tàu khu trục và tàu đổ bộ lưỡng cư để đeo bám.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân xác nhận tàu khu trục Lanzhou và tàu hộ vệ Taizhou của nước này đã đeo bám và cảnh cáo chiến hạm Mỹ.
Quan chức Bộ quốc phòng Mỹ cho hay, các tàu Trung Quốc "giữ cự ly an toàn" với tàu Mỹ và USS Lassen đã hoàn thành nhiệm vụ tuần tra mà không gặp phải trở ngại nào.
 Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ sẽ hoạt động ở biển Đông? (ảnh tư liệu)
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ sẽ hoạt động ở biển Đông? (ảnh tư liệu)
Khi tiếp cận các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép, tàu USS Lassen đã cho máy bay trực thăng kiểm tra các sân bay, xưởng tàu... và nhiều cơ sở hạ tầng khác trên đảo.
Quân đội Mỹ đồng thời lên kế hoạch tiến hành nhiều cuộc tuần tra biển hơn nữa, trong đó biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cũng có khả năng tham gia.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng xác nhận thông tin tàu USS Lassen hôm 27/10 đã tuần tra khu vực 12 hải lý quanh các đảo, đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ông Carter tuyên bố trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ: "Hoạt động gần đây của hải quân Mỹ (tàu USS Lassen tuần tra biển Đông) sẽ tiếp tục trong vài tuần và vài tháng tới.
Tôi không muốn bình luận về một hành động đơn lẻ nào đó. Nhưng, chúng tôi có quyền hành động."
Theo Sina, Washington nhấn mạnh nước Mỹ là "quốc gia toàn cầu" và hành động ở các khu vực cho phép lưu thông một cách hợp pháp, do đó mới điều động tàu USS Lassen tiến vào biển Đông.
theo Trí Thức Trẻ


Đài Loan: Mỹ tuần tra Biển Đông là "hoạt động bình thường"

(GDVN) - Đài Loan coi hoạt động tuần tra của Mỹ là bình thường và nắm chắc các hoạt động này, tuyên bố tuân thủ luật pháp nhưng lại tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp.

Ngày 27 tháng 10, tàu khu trục Aegis USS Lassen Hải quân Mỹ đã đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để thách thức yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” tham lam của Trung Quốc.
Hành động này của tàu chiến Hải quân Mỹ đã bác bỏ mạnh mẽ và có hiệu quả mưu đồ và hành động bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, thúc đẩy giải quyết tranh chấp Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.
Đối với vấn đề này, hãng tin CNA Đài Loan dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Vương Bội Linh cho biết, Đài Loan và Mỹ có lòng tin vững chắc, trên các lĩnh vực hai bên đều có các kênh trao đổi đa dạng và chặt chẽ.
Vương Bội Linh cho hay, chính phủ Đài Loan hoan nghênh các bên đương sự và các nước liên quan thực thi các hành động có lợi cho hòa bình, ổn định và cân bằng khu vực, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, bảo đảm tự do đi lại và tự do bay ở Biển Đông, tránh để tình hình căng thẳng khu vực leo thang, tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình.
Nhưng, Vương Bội Linh lại tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho rằng không thừa nhận các chủ trương và sự chiếm đóng của bất cứ nước nào.
Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông (ảnh nguồn nownews.com)
Ngoài ra, hãng tin CNA còn dẫn lời Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 27 tháng 10 cho biết, Quân đội Đài Loan “nắm chắc” tình hình hiện nay, đối với khả năng xảy ra xung đột, đã hoàn thành kế hoạch “khẩn cấp chi viện trên không, trên biển”.
Chung Thụ Minh, trưởng ban tác chiến Phòng kế hoạch, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho rằng, Mỹ tuần tra Biển Đông là hoạt động mang tính “bình thường”. Đài Loan hiện “nắm chắc” tình hình hoạt động của máy bay và tàu chiến trên biển và trên không ở Biển Đông.
Để đề phòng Biển Đông có thể xảy ra xung đột, dựa vào quy định xử trí tình huống bất ngờ trong giai đoạn sẵn sàng chiến đấu thường xuyên của Quân đội Đài Loan, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã hoàn thành kế hoạch khẩn cấp chi viện trên không, trên biển, phục vụ cho xử trí tình huống bất ngờ.
Trước đó, báo chí Đài Loan ngày 26 tháng 10 dẫn lời học giả Đài Loan cho rằng, Đài Loan đứng giữa Trung Quốc và Mỹ, điều cần nhất là có chính sách linh hoạt, không cần thiết phải đứng về bên nào, cho rằng, quan hệ Đài-Mỹ và quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đều là “lợi ích quốc gia quan trọng” của Đài Loan.
Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra trên Biển Đông
Ngoài ra, báo chí Đài Loan ngày 27 tháng 10 còn cho rằng, mặc dù quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan được cải thiện, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường chuẩn bị quân sự đối phó Đài Loan, quy hoạch này hoàn thành trước năm 2020.
Nói về triển vọng tương lai, Ngô Bảo Côn - Trưởng phòng sách lược quốc phòng Đài Loan cho biết, Đài Loan phải đối mặt với sự thay đổi của tình hình châu Á-Thái Bình Dương và sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trong 2 năm tới, tình hình an ninh toàn cầu vẫn do Mỹ đóng vai trò chủ đạo.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đối mặt với tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng nhanh chóng lớn mạnh. Đây đều là những vấn đề mà Đài Loan phải đối mặt.
Bộ Quốc phòng Đài Loan đã đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi, chủ động nghiên cứu công nghệ quốc phòng, tăng cường sức mạnh quân sự theo hưởng nhỏ gọn nhưng có hiệu quả; đồng thời tăng cường hợp tác hải, lục, không quân, giao lưu, đối thoại và hợp tác quân sự-an ninh với các nước bạn bè.
Quân đội Trung Quốc tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ phục vụ cho mưu đồ bành trướng biển đảo

Việt Dũng

Báo Trung Quốc hô hào sẵn sàng chiến tranh với Mỹ

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng nước này không phải sợ chiến tranh với Mỹ trên Biển Đông, sau khi Washington điều tàu tiếp cận đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp trái phép.
bao-trung-quoc-ho-hao-san-sang-chien-tranh-voi-my
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Mỹ. Ảnh: US Navy
Tờ Global Times, một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã công kích Lầu Năm Góc có "hành vi khiêu khích" và kêu gọi Bắc Kinh "chuẩn bị cho tình huống xấu nhất". Bài bình luận đăng ngày hôm nay nhấn mạnh: "Việc này có thể thuyết phục Nhà Trắng rằng Trung Quốc, dù không mong muốn, không sợ phải tham chiến với Mỹ trong khu vực, và quyết tâm bảo vệ các lợi ích và danh dự quốc gia".
Nhật báo Quân Giải phóng, tờ báo hàng đầu của quân đội Trung Quốc, đăng trên trang nhất bài bình luận, cáo buộc Mỹ gieo rắc bất ổn tại các quốc gia. "Thực tế rõ ràng cho thấy Mỹ hết lần này đến lần khác sử dụng vũ lực một cách liều lĩnh và khơi mào các cuộc chiến, khuấy động mọi thứ tại những nơi từng ổn định."
Tờ Nhân dân Nhật báo cũng có bài bình luận, cho rằng việc Mỹ quyết định đưa tàu khu trục tên lửa USS Lassen vào vùng 12 hải lý quanh các bãi ngập nước Subi và Vành Khăn ở Trường Sa là hành động nguy hiểm, giống như "đang đùa với lửa, mà hậu quả rất nghiêm trọng". 
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen ngày 27/10 đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Trường Sa của Việt Nam. Cuộc tuần tra diễn ra sau khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình không thể tìm được tiếng nói chung về vấn đề bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông trong các cuộc đối thoại tại Nhà Trắng hồi tháng 9.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter tuyên bố Mỹ đã lên kế hoạch tiếp tục thực hiện các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải tiếp theo trong khu vực. "Tàu chiến, máy bay chúng tôi sẽ hoạt động tại bất kỳ đâu luật pháp quốc tế cho phép", ông Carter khẳng định trong một buổi điều trần tại Quốc hội Mỹ.
Trung Quốc phản ứng lại chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ bằng một loạt cáo buộc nhắm vào Washington. "Chúng tôi sẽ có các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh", Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Yang Yujun cho biết.
Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói sẽ "đáp trả kiên quyết" bất kỳ hành động cố ý khiêu khích nào. Hải quân Trung Quốc cho biết sẽ điều hai tàu khu trục tên lửa Lan Châu và Đài Châu bám sát tàu tuần tra của Mỹ để theo dõi mọi động thái.
Tàu tuần tra không khiến đảo nhân tạo biến mất
"Có vẻ như phản ứng của Trung Quốc - ít nhất là ban đầu - là đáp trả một cách kiềm chế. Trung Quốc không hề có lợi gì khi kích động một cuộc khủng hoảng chiến thuật hoặc bất kỳ dạng đối đầu nào với Mỹ", Guardian dẫn lời Ashley Townshend, chuyên gia Biển Đông tại trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney, nhận xét.
Washington hy vọng chiến dịch tuần tra trên sẽ khiến Bắc Kinh nhượng bộ trong chương trình bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp. Tuy nhiên, chuyên gia Townshend cảnh báo, việc tàu chiến Mỹ được điều tới Biển Đông có thể gây tác dụng ngược.
"Tôi cho rằng các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải có thể trở thành cái cớ trong tay những thành phần cứng rắn trong quân đội và chính quyền Trung Quốc. Một khi Mỹ bị coi là đang có hành vi khiêu khích, những người ôn hòa trong chính phủ Trung Quốc sẽ khó ăn khó nói hơn trước những thành phần thuộc phe diều hâu", ông nói.
Chuyên gia này cho rằng động thái của Mỹ có thể tạm thời củng cố vị thế của Washington. "Nhưng có lúc bạn thắng một trận chiến nhưng lại thua cả một cuộc chiến nếu những chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải này lại khiến Trung Quốc quyết tâm hơn trong việc quân sự hóa các đảo nhân tạo".
"Những đảo nhân tạo phi pháp đó sẽ không biến mất, trừ khi hiện tượng trái đất ấm lên nhấn chìm chúng", chuyên gia Townshend nhấn mạnh.
bao-trung-quoc-ho-hao-san-sang-chien-tranh-voi-my-1
Trung Quốc xây trái phép các đường băng ở Trường Sa như thế nào (chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành
Hoàng Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét