Bí ẩn hòn đảo "ăn thịt người" một đi không bao giờ trở lại
Thu Trang | 29/10/2015 14:31
Đây là một hòn đảo thuộc chủ quyền của Ấn Độ. Không một người lạ nào có thể đặt chân lên đây mà bảo toàn được tính mạng.
Cư dân đảo Bắc Sentinel thuộc Ấn Độ Dương bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài từ hàng nghìn năm nay. Bất cứ ai muốn tiếp cận hòn đảo sẽ phải đối mặt với hàng loạt mũi tên hướng về phía mình.
Vị trí đảo Bắc Sentinel từ định vị toàn cầu.
Xã hội ở đây có vẻ như không tiến hóa hơn xã hội ở thời kỳ đồ đá là mấy. Họ đã bảo vệ nền văn hóa của mình từ đời này sang đời khác nhưng chắc chắn nền văn hóa này sẽ nhanh chóng biến mất nếu tiếp xúc với nền văn minh hiện đại.
Hồi thế kỉ 19, có một số con thuyền bị sóng đánh xô vào các tảng đá trên hòn đảo này và vỡ tan. Đoàn thủy thủ cố gắng bơi vào bãi biển nhưng thổ dân trên đảo đã tấn công họ tới tấp bằng cung tên.
Lần khác, vào năm 1897, một nhóm cảnh sát đã đặt chân tới hòn đảo này để truy tìm một tù nhân bỏ trốn. Sau đó, họ đã tìm thấy tên tù vượt ngục ở rừng trong tình trạng bị cắt cổ và người găm đầy mũi tên. Nhóm cảnh sát vội vàng cao chạy xa bay.
Hòn đảo bị cô lập khỏi thế giới bên ngoài nhìn từ trên cao.
Đảo Bắc Sentinel chỉ rộng 72 km2 với không quá 400 người sinh sống. Tháng 8/1981, một con tàu mang tên “The Primrose” đã cập bờ hòn đảo. Và không ngoài dự đoán, dân bản địa đã phản ứng rất mạnh mẽ khi có người lạ xâm nhập.
Họ đã ném lao và bắn tên vào thủy thủ đoàn nhưng rất may là không ai bị thương. Thủy thủ đoàn sau đó được sơ tán bằng trực thăng.
Các nhà khoa học cố gắng hết sức để thiết lập mối quan hệ hòa hảo với các cư dân trên đảo một vài lần. Họ đã mang quà tới kèm theo những nụ cười cầu thị và những cái gật đầu rối rít nhằm cầu thân.
Tuy nhiên, thái độ của dân đảo đối với các nhà khoa học này cũng chả khá hơn là mấy. Nếu không tỏ ra thờ ơ, khinh bỉ thì họ sẽ lại chĩa mũi giáo về những người xa lạ đến từ thế giới bên ngoài kia.
Dân đảo luôn sẵn sàng chĩa mũi giáo về phía những người lạ đặt chân lên đảo.
Năm 1991, một nhà khoa học Ấn Độ đã gặt hái thành công đột phá khi thu hút được sự chú ý của thổ dân trên đảo. Họ dường như bị hấp dẫn bởi một số... xô nhựa màu đỏ.
Sau vài năm, họ đã thu thập hết số xô nhựa đỏ được bỏ lại bên bờ biển nhưng vẫn từ chối tương tác và không bao giờ tiếp cận với các nhà khoa học.
Thổ dân sinh sống trên hòn đảo.
Sau khi nghe những tiếng la hét của thổ dân nơi đây, các nhà nhân chủng học xác định người dân đảo Sentinel sử dụng một loại ngôn ngữ rất khác với những ngôn ngữ được sử dụng trên quần đảo Andaman.
Từ đó, các nhà khoa học đã đi tới kết luận rằng những cư dân trên hòn đảo này đã sống cô lập ở đây hàng nghìn năm rồi.
Các nhà nhân chủng học đã đi tới kết luận rằng những cư dân trên hòn đảo này đã sống cô lập ở đây hàng nghìn năm.
Trên thực tế, hòn đảo này là một phần của Ấn Độ, nhưng chính phủ Ấn Độ không có ý định can thiệp vào đời sống của cư dân đảo Sentinel. Họ có thể sống theo cách mà họ muốn.
Thậm chí, bây giờ chính phủ còn cấm không cho khách du lịch đặt chân lên đảo. Có rất nhiều lí do hợp lí để ban hành lệnh cấm đó. Thứ nhất, tính mạng của những người đặt chân lên đảo bị đe dọa (năm 2006, dân đảo đã giết 2 ngư dân xấu số tạt vào trú chân do biển động).
Lí do thứ hai là những thổ dân ở đây không có miễn dịch với những dịch bệnh đến từ bên ngoài. Có nghĩa là, thậm chí cảm lạnh thường tình cũng có thể cướp đi tính mạng của cư dân đảo.
Những người cố tình xâm nhập đảo rất dễ mất mạng trước sự tấn công của dân đảo.
Mặc dù những thổ dân này hoàn toàn không quan tâm tới thế giới bên ngoài nhưng những con người ở thế giới hiện đại lại không ngừng tò mò về họ.
Không biết sống trong thế giới nhỏ bé đó sẽ như nào? Họ nghĩ gì về thế giới bên ngoài? Đó vẫn còn đang là những câu hỏi không lời đáp.
Trên hòn đảo này, dường như thời gian như ngưng đọng ở một mốc thời gian rất xa trong quá khứ. Không thể tưởng tượng được giữa thế kỉ 21 lại có người không biết đến internet hay bom nguyên tử.
Họ chỉ biết duy trì nền văn hóa mà ở đó thần linh tồn tại trong mỗi hòn đá, mỗi lùm cây. Đó quả thực là một câu chuyện hấp dẫn trí tò mò của con người hiện đại.
Các nhà khoa học cảnh báo về vật thể lạ sắp rơi vào Trái đất ngày 13/11
Một vật thể lạ đang lao thẳng vào Trái đất và sẽ đâm xuống Sri Lanka ngày 13/11 tới theo tính toán của các nhà khoa học. Đây là một vật thể nhân tạo chắc chắn sẽ đâm vào bề mặt địa cầu sau khi 2 thiên thạch cỡ lớn “lượn lờ” quanh Trái Đất nhưng không hề “gặp mặt”.
- Đọc những câu truyện hay và ý nghĩa
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
- Dịch vụ Cứu hộ giao thông chuyên nghiệp
Không tổ chức nào, kể cả Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), có thể xác định nó là cái gì, nên họ quyết định gọi vật thể bay này là WTF, viết tắt từ cụm từ tiếng Anh có nghĩa là “cái quái gì thế không biết”, tên chính thức là WT1190F.
Vật thể nhân tạo ngoài không gian này đang tiến gần Trái Đất và sẽ đâm xuống Sri Lanka ngày 13/11 tới theo tính toán của các nhà khoa học. Vào ngày 13/11, vật thể bí ẩn sẽ đâm vào Trái Đất, cụ thể tại vùng biển phía Nam ngoài khơi Sri Lanka, cách bờ biển khoảng 65km.
Dù chưa xác định rõ vật thể này là gì, nhưng các nhà khoa học khẳng định nó không phải thiên thạch và nó có nguồn gốc nhân tạo do theo tính kích thước của nó chỉ khoảng 1 đến 2m, ngoài ra mật độ vật chất của nó khá thấp, nhiều khả năng là rỗng ruột.
Được phát hiện bởi Phòng quan trắc thiên văn Catalina Sky Survey, Đại học Tucson, Mỹ, vật thể này ban đầu khiến cho các nhà khoa học khá rối trí. Sau đó, các nhà khoa học đã tìm lại những ảnh chụp bằng kính thiên văn trước đó, và nhận ra rằng WT1190F đã tồn tại ở đó được một thời gian rồi. Sau khi tính toán quỹ đạo của WT1190F, vật thể hóa ra đang xoay quanh Trái Đất, dẫn tới kết luận nguồn gốc nhân tạo của vật thể.
Các nhà vật lý thiên văn cho rằng đó có thể là một mảnh vỡ của tàu Apollo đã đưa các phi hành gia Hoa Kỳ lên Mặt Trăng, và giờ nó đang “trở về nhà”.
Johnathan McDowell, chuyên gia vật lý thiên văn Đại học Havard cho biết: “Khi bay vào bầu khí quyển, nó sẽ di chuyển rất nhanh và cực nóng. Tuy nhiên không chắc chắn rằng mảnh vỡ sẽ bị khí quyển thiêu cháy hoàn toàn. Phần lõi đặc sẽ đâm vào Trái Đất và gây xung động ngoài khơi”.
Đồng thời, ông cảnh báo: “Tốt nhất là các tàu bè đánh bắt cá không nên di chuyển trong khu vực đó ngày 13/11″. Các trạm quan trắc thiên văn khác nhau vẫn đang theo dõi đường đi của WT1190F để kịp thời đưa ra những cảnh báo cần thiết.
Theo Trí Thức Trẻ
Kinh dị miếng thịt trâu “nhảy múa” trên thớt một cách ma quái
Mạng xã hội mới đây lan truyền một clip ngắn ghi hình miếng thịt trâu chuẩn bị thái nhỏ bỗng đâu “nhảy múa” run rẩy một cách lạ kỳ làm người chứng kiến xung quanh không khỏi kinh dị…
- Đọc những câu truyện hay và ý nghĩa
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
- Dịch vụ Cứu hộ giao thông chuyên nghiệp
Theo như trong đoạn video, cảnh một miếng thịt trâu lớn đang giật đùng trên thớt đã khiến không ít người chú ý.
Kèm theo đoạn video, N.M.H có chia sẻ, “cậu bạn mua miếng thịt trâu này ở chợ Vé, Ninh Giang, Hải Dương về chuẩn bị bữa tối nhưng khi vừa rửa xong đặt lên thớt để thái thì miếng thịt bỗng nhiên co giật như một sinh vật sống thực sự”.
Clip nhanh chóng được chia sẻ và có đến hàng trăm nghìn lượt xem, và hàng nghìn bình luận, chia sẻ. Đoạn video gây sốt cộng đồng mạng này trở thành tâm điểm, dù có rất nhiều người bình luận lý giải cho hiện tượng kỳ quái đang xảy ra nhưng kết quả thì vẫn mỗi người mỗi ý, không ai biết đích xác vì sao thịt trâu có thể nhảy tanh tách trên thớt.
Nhiều người cho rằng có thể miếng thịt nhiễm một loại ký sinh trùng nào đó nên nó mới “nhảy loạn” lên. Tuy nhiên, đây chỉ mới dùng lại ở mức suy đoán.
Theo kinh nghiệm của một người phụ nữ trong video, đây là miếng thịt trâu tươi vừa thịt, thớ thịt vẫn còn ấm nên khi gặp nước nó bị co là chuyện bình thường.
Một lý giải khác cho rằng: “Thịt tươi nên có hiện tượng như vậy không có gì lạ nhưng cũng hiếm…!
Miếng thịt có thể được cắt ở vùng có nhiều cơ, dây chằng và các động mạch. Vừa mới xẻ thịt còn ấm nên khi gặp môi trường nc lạnh thì có hiện tượng co giật cơ“.
Cho dù là vì bất cứ lý do nào đi chăng nữa thì cũng không thể phủ nhận được miếng thịt trâu “nhảy loạn” trên thớt là hiện tượng kinh dị hiếm thấy.
Theo Blog Tamsu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét