Quốc tế
(GDVN) - Ông Obama thích nói chuyện thêm lần nữa với Tập Cận Bình về Biển Đông bên lề APEC hơn là G-20, nơi ông ưu tiên thảo luận về tình hình Ukraine và Syria.
Ông Tập Cận Bình sẽ nghĩ gì về việc Mỹ tuần tra 12 hải lý ở Xu Bi? "Ông Obama đã đúng khi cho chiến hạm tuần tra ở Biển Đông" Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Việt Nam nên ứng xử ra sao với Trung Quốc và Mỹ?
Nikkei Asian Review ngày 29/10 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ mời người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau một lần nữa trong tháng 11 tới để đôn đốc Bắc Kinh dừng các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa ngay cả khi tàu khu trục Mỹ vừa tuần tra tự do hàng hải trong 12 hải lý quanh bãi Xu Bi.
Nhà Trắng dường như vẫn muốn kết hợp giữa áp lực và đối thoại để cố gắng ngăn chặn sự tích tụ quân sự ở Biển Đông.
Cả Obama và Tập Cận Bình đều có kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ hai ngày 15 và 16/11, sau đó là hội nghị thượng đỉnh APEC tại Philippines. Washington đang cố gắng thu xếp một cuộc họp với ông Tập Cận Bình vào một trong hai dịp tham dự hội nghị chung này.
Ông Obama thích nói chuyện thêm lần nữa với Tập Cận Bình về Biển Đông bên lề APEC hơn là G-20, nơi ông ưu tiên thảo luận về tình hình Ukraine và Syria với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ trong tháng 9, nhưng kêu gọi của Obama về việc chấm dứt ngay hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) bị lãnh đạo Trung Quốc "giả điếc".
Bị cự tuyệt, buộc ông Obama phải chấp nhận phương án của hải quân Mỹ đề xuất từ tháng 6, cho tàu khu trục USS Lassen tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo bất hợp pháp ở bãi Xu Bi. Tuy nhiên lần này dù có chấp nhận gặp Obama, cũng rất ít cơ hội Tập Cận Bình chấp nhận yêu cầu của ông chủ Nhà Trắng.
Trước và sau chuyến thăm của ông Bình đến Hoa Kỳ, hoạt động bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa và tấn công mạng nhằm vào máy tính chính phủ, doanh nghiệp Hoa Kỳ từ Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục. Hoạt động tuần tra của USS Lassen ở Xu Bi hôm Thứ Ba có thể được Trung Quốc đưa ra thảo luận trong Hội nghị Trung ương 5 sắp tới.
Rất dễ có thể tưởng tượng rằng việc USS Lassen tuần tra 12 hải lý ở Xu Bi có thể bị lãnh đạo Trung Quốc bao gồm ông Tập Cận Bình xem như bị "xỉ nhục". Một trọng tâm của cuộc họp tiếp theo giữa ông với Obama có thể sẽ là bàn bạc một khuôn khổ ngăn chặn va chạm không mong muốn ở Biển Đông bởi Hoa Kỳ khó có thể ngăn Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa đảo nhân tạo.
Nếu Tập Cận Bình và Obama không thể đạt được thỏa thuận này trong khi căng thẳng Trung - Mỹ vẫn leo thang, thì cuộc họp giữa 2 nhà lãnh đạo tới đây có rất ít giá trị.
Hải quân Trung - Mỹ họp "rút kinh nghiệm" vụ tuần tra Xu Bi, Nhật Bản lên tiếng
Reuters ngày 28/10 đưa tin, ông Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc sáng Thứ Năm 29/10 sẽ có một cuộc họp trực tuyến với Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc John Richardson ngay sau khi Bắc Kinh tức giận vì Mỹ cho tàu khu trục USS Lassen tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo ở đá Xu Bi.
Cuộc họp được khởi xướng bởi cả hai phía để thảo luận các hoạt động gần đây ở Biển Đông và mối quan hệ giữa hải quân hai nước. Đây là cuộc họp trực tuyến thứ 3 giữa lãnh đạo hải quân 2 nước Trung - Mỹ trong thời gian vừa qua.
Theo Defense News, cuộc họp trực tuyến lần này là đột xuất và có liên quan đến sự kiện hiện tại, ám chỉ vụ tàu USS Lassen tiến vào 12 hải lý quanh đá Xu Bi. Trong cuộc họp trực tuyến lần trước hôm 25/8 Ngô Thắng Lợi đã mời Richardson sang thăm Trung Quốc, nhưng chuyến đi chưa được lên kế hoạch.
Bất chấp màn đấu khẩu công khai, các chuyến thăm viếng và hoạt động tương tác giữa chỉ huy hải quân 2 nước Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục. Lầu Năm Góc khẳng định hoạt động tuần tra tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục diễn ra bình thường, vì đó là nguyên tắc quốc tế phổ quát.
Trong một động thái khác có liên quan, Nikkei Asia Review ngày 29/10 cho hay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông sẽ nói chuyện với ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc về vấn đề bồi lấp đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông khi hai nhà lãnh đạo này gặp nhau cuối tuần này.
"Bởi vì chúng ta là nước láng giềng, chúng ta có những chia sẻ về các vấn đề khó khăn", ông Abe nói với các phóng viên. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau Chủ Nhật này, trong đó ông Abe dự kiến kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng tự do hàng hải, luật pháp quốc tế, đồng thời bày tỏ lo ngại về hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. |
Cả Obama và Tập Cận Bình đều có kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ hai ngày 15 và 16/11, sau đó là hội nghị thượng đỉnh APEC tại Philippines. Washington đang cố gắng thu xếp một cuộc họp với ông Tập Cận Bình vào một trong hai dịp tham dự hội nghị chung này.
Ông Obama thích nói chuyện thêm lần nữa với Tập Cận Bình về Biển Đông bên lề APEC hơn là G-20, nơi ông ưu tiên thảo luận về tình hình Ukraine và Syria với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ trong tháng 9, nhưng kêu gọi của Obama về việc chấm dứt ngay hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) bị lãnh đạo Trung Quốc "giả điếc".
Bị cự tuyệt, buộc ông Obama phải chấp nhận phương án của hải quân Mỹ đề xuất từ tháng 6, cho tàu khu trục USS Lassen tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo bất hợp pháp ở bãi Xu Bi. Tuy nhiên lần này dù có chấp nhận gặp Obama, cũng rất ít cơ hội Tập Cận Bình chấp nhận yêu cầu của ông chủ Nhà Trắng.
Trước và sau chuyến thăm của ông Bình đến Hoa Kỳ, hoạt động bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa và tấn công mạng nhằm vào máy tính chính phủ, doanh nghiệp Hoa Kỳ từ Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục. Hoạt động tuần tra của USS Lassen ở Xu Bi hôm Thứ Ba có thể được Trung Quốc đưa ra thảo luận trong Hội nghị Trung ương 5 sắp tới.
Rất dễ có thể tưởng tượng rằng việc USS Lassen tuần tra 12 hải lý ở Xu Bi có thể bị lãnh đạo Trung Quốc bao gồm ông Tập Cận Bình xem như bị "xỉ nhục". Một trọng tâm của cuộc họp tiếp theo giữa ông với Obama có thể sẽ là bàn bạc một khuôn khổ ngăn chặn va chạm không mong muốn ở Biển Đông bởi Hoa Kỳ khó có thể ngăn Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa đảo nhân tạo.
Nếu Tập Cận Bình và Obama không thể đạt được thỏa thuận này trong khi căng thẳng Trung - Mỹ vẫn leo thang, thì cuộc họp giữa 2 nhà lãnh đạo tới đây có rất ít giá trị.
Hải quân Trung - Mỹ họp "rút kinh nghiệm" vụ tuần tra Xu Bi, Nhật Bản lên tiếng
Reuters ngày 28/10 đưa tin, ông Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc sáng Thứ Năm 29/10 sẽ có một cuộc họp trực tuyến với Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc John Richardson ngay sau khi Bắc Kinh tức giận vì Mỹ cho tàu khu trục USS Lassen tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo ở đá Xu Bi.
Cuộc họp được khởi xướng bởi cả hai phía để thảo luận các hoạt động gần đây ở Biển Đông và mối quan hệ giữa hải quân hai nước. Đây là cuộc họp trực tuyến thứ 3 giữa lãnh đạo hải quân 2 nước Trung - Mỹ trong thời gian vừa qua.
Theo Defense News, cuộc họp trực tuyến lần này là đột xuất và có liên quan đến sự kiện hiện tại, ám chỉ vụ tàu USS Lassen tiến vào 12 hải lý quanh đá Xu Bi. Trong cuộc họp trực tuyến lần trước hôm 25/8 Ngô Thắng Lợi đã mời Richardson sang thăm Trung Quốc, nhưng chuyến đi chưa được lên kế hoạch.
Bất chấp màn đấu khẩu công khai, các chuyến thăm viếng và hoạt động tương tác giữa chỉ huy hải quân 2 nước Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục. Lầu Năm Góc khẳng định hoạt động tuần tra tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục diễn ra bình thường, vì đó là nguyên tắc quốc tế phổ quát.
Trong một động thái khác có liên quan, Nikkei Asia Review ngày 29/10 cho hay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông sẽ nói chuyện với ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc về vấn đề bồi lấp đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông khi hai nhà lãnh đạo này gặp nhau cuối tuần này.
"Bởi vì chúng ta là nước láng giềng, chúng ta có những chia sẻ về các vấn đề khó khăn", ông Abe nói với các phóng viên. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau Chủ Nhật này, trong đó ông Abe dự kiến kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng tự do hàng hải, luật pháp quốc tế, đồng thời bày tỏ lo ngại về hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Hồng Thủy
Ông Tập Cận Bình sẽ nghĩ gì về việc Mỹ tuần tra 12 hải lý ở Xu Bi?
Quốc tế
(GDVN) - Trên thực tế ông Tập Cận Bình có thể cảm thấy bị mất mặt, Mu Chunshan nhận xét. Theo nhà báo này, Mỹ không nên đánh giá thấp về sự kiên quyết...
"Ông Obama đã đúng khi cho chiến hạm tuần tra ở Biển Đông" Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Việt Nam nên ứng xử ra sao với Trung Quốc và Mỹ? Mỹ tuần tra Xu Bi chưa đầy một giờ, Nhà Trắng chỉ đạo im lặng
Mu Chunshan, một nhà báo từ Bắc Kinh ngày 29/10 bình luận trên The Diplomat, đừng đánh giá thấp sự kiên quyết của ông Tập Cận Bình trong vấn đề Biển Đông. Theo Mu Chunshan, hoạt động của Mỹ có thể châm ngòi cho một phản ứng dữ dội hơn nhiều so với tưởng tượng của Washington ban đầu.
Những phản ứng tức thời của Bắc Kinh về việc tàu khu trục Mỹ USS Lassen tiến vào 12 hải lý quanh bãi Xu Bi (Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Xu Bi cùng 6 bãi đá, rặng san hô khác ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ 1988, 1995 đến nay) là Trung Quốc hoàn toàn không muốn nhìn thấy một cuộc xung đột với Hoa Kỳ ở Biển Đông.
"Ông Tập Cận Bình có thể cảm thấy bị mất mặt"
Điều đó nói nên rằng, khả năng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh quá trình chuẩn bị cho xung đột ngày càng gia tăng. Đặc biệt là việc Mỹ tiến hành tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa được tiến hành ngay sau khi ông Tập Cận Bình thăm Mỹ và truyền thông Trung Quốc ca ngợi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung hết lời khiến Bắc Kinh mất mặt.
Trên thực tế ông Tập Cận Bình có thể cảm thấy bị mất mặt, Mu Chunshan nhận xét. Theo nhà báo này, Mỹ không nên đánh giá thấp về sự kiên quyết của Tập Cận Bình ở Biển Đông. Và để hiểu Tập Cận Bình, Mỹ nên năm bắt một vài điểm cần thiết.
Đầu tiên Tập Cận Bình có xuất thân vương hầu. Đã có nhiều phân tích chi tiết về phong cách quản trị của ông Bình từ giới truyền thông và các học giả phương Tây. Về cơ bản Tập Cận Bình đang muốn tạo ra một trạng thái "bình thường mới" cho nền chính trị và kinh tế Trung Quốc. Trạng thái bình thường mới có nghĩa là phá vỡ các quy tắc cũ, ở Trung Quốc việc sắp xếp bộ máy nhân sự bằng các tiểu tổ lãnh đạo, vai trò và bàn tay cá nhân Tập Cận Bình rất rõ nét trong tất cả mọi thứ.
Ông Tập Cận Bình là con trai của một cựu Phó Thủ tướng, Tập Trọng Huân. Nền tảng gia đình "vương hầu" khiến ông Tập Cận Bình không chỉ khác với các nguyên thủ phương Tây, mà còn khác cả các nhà lãnh đạo kỹ trị của Trung Quốc, đó là gắn liền sự tồn vong của gia đình các nhà lãnh đạo này với đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Bình và những cộng sự thân tín của mình có thể xem bất kỳ sự "khiêu khích" nào với Trung Quốc là đối đầu trực tiếp với đảng Cộng sản Trung Quốc, là mối đe dọa của gia đình họ.
Bởi vậy cách mà các "vương hầu" phản ứng với những thách thức từ bên ngoài dường như sẽ rất khốc liệt. Cách tiếp cận của Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại thời đại Tập Cận Bình đã tạo ra ấn tượng này, do đó Tập Cận Bình có nhiều khả năng phản ứng cứng rắn với Hoa Kỳ hơn so với những người tiền nhiệm. Trong khi đó khả năng, sức mạnh của quân đội Trung Quốc đang tăng lên, đang phát triển theo đúng ý của Tập Cận Bình.
Mục tiêu của Tập Cận Bình đối với quân đội khá rõ ràng và có thể tóm tắt trong 3 điểm: Thứ nhất, quân đội phải nghe đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ huy; Thứ hai, có thể giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh; Thứ ba, có phong cách làm việc tốt. Bản thân việc ông Tập Cận Bình dẫn dắt tiến trình cải cách quân đội Trung Quốc cũng làm gia tăng khả năng nước này sử dụng vũ lực ở bên ngoài, vì vậy Mu Chunshan khuyên Hoa Kỳ nên thận trọng và thay đổi cách tiếp cận.
Vì Bắc Kinh coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của họ nên sự phát triển (bành trướng) của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ tiếp tục, dù Mỹ không hài lòng hoặc can thiệp.
Chủ nghĩa dân túy gia tăng ở Trung Quốc sau khi Mỹ tuần tra Xu Bi, Thời báo Hoàn Cầu vội vàng dập lửa
Theo tường thuật của The Strait Times ngày 28/10, truyền thông Trung Quốc đã lên án Hoa Kỳ hôm Thứ Tư sau khi Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tuần tra vùng biển quốc tế quanh đá Xu Bi trong phạm vi 12 hải lý. Trong khi đó, cộng đồng mạng Trung Quốc sử dụng nhiều lời lẽ công kích, tức giận và thậm chí đòi hỏi Bắc Kinh có phản ứng mạnh mẽ hơn.
Suốt mấy tháng trước khi chính thức triển khai tuần tra hôm Thứ Ba, Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định cam kết làm việc này và Bắc Kinh có thời gian để chuẩn bị cho các phương án phản ứng.
Trung Quốc nhiều lần cảnh báo rằng họ sẽ có hành động "kiên quyết" chống lại bất kỳ nước nào mà họ coi là "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ", ý nói tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép trên các rặng san hô, bãi cạn lúc nổi lúc chìm như bãi Xu Bi vốn không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - PV.
Nhưng rồi khi hoạt động tuần tra của Hoa Kỳ ở Xu Bi cuối cùng cũng diễn ra, Bắc Kinh chỉ theo dõi và cảnh báo tàu Mỹ chứ không can thiệp bằng hành động. Những phản ứng về mặt ngoại giao như triệu kiến Đại sứ Mỹ để phản đối và tiếp tục đe dọa mơ hồ rằng sẽ "kiên quyết phản ứng" khiến chủ nghĩa dân túy trong cộng đồng mạng Trung Quốc (được nuôi dưỡng bởi chính Bắc Kinh) trỗi dậy.
Trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc khá kiềm chế trong bình luận về sự kiện này thì cư dân mạng vừa mỉa mai chính phủ, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như Sina Weibo. Có người sử dụng internet ở Trung Quốc viết trên trang cá nhân: "Trung Quốc vẫn chỉ biết dùng võ mồm thôi sao?", người khác thì khiêu khích hơn: "Sao không phá hủy các tàu chiến của Mỹ?"
Nhẹ hơn thì có những bình luận đại loại như: "Mỹ đang ở trước cửa nhà chúng ta, tố cáo họ một lần nữa là vô dụng". Hàng ngàn bình luận trên Sina Weibo có chung "tâm trạng thù Mỹ" này. Trong một động thái bất ngờ, Thời báo Hoàn Cầu, một trong những cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc vốn nổi tiếng trong việc kích động, nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc cực đoan bỗng nhiên lại kêu gọi dư luận kiềm chế.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc cần cho thấy "tầm cao đạo đức" của mình khi đối mặt với những gì tờ báo này gọi là "sự bắt nạt" của Washington. "Lầu Năm Góc rõ ràng đang khiêu khích Trung Quốc. Nhưng nếu chúng ta cảm thấy bất mãn và thốt ra những lời giận dữ, nó chỉ làm Mỹ đạt được mục tiêu là kích động chúng ta", xã luận Thời báo Hoàn Cầu hôm Thứ Tư viết.
Những phản ứng tức thời của Bắc Kinh về việc tàu khu trục Mỹ USS Lassen tiến vào 12 hải lý quanh bãi Xu Bi (Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Xu Bi cùng 6 bãi đá, rặng san hô khác ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ 1988, 1995 đến nay) là Trung Quốc hoàn toàn không muốn nhìn thấy một cuộc xung đột với Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: AP. |
Điều đó nói nên rằng, khả năng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh quá trình chuẩn bị cho xung đột ngày càng gia tăng. Đặc biệt là việc Mỹ tiến hành tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa được tiến hành ngay sau khi ông Tập Cận Bình thăm Mỹ và truyền thông Trung Quốc ca ngợi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung hết lời khiến Bắc Kinh mất mặt.
Trên thực tế ông Tập Cận Bình có thể cảm thấy bị mất mặt, Mu Chunshan nhận xét. Theo nhà báo này, Mỹ không nên đánh giá thấp về sự kiên quyết của Tập Cận Bình ở Biển Đông. Và để hiểu Tập Cận Bình, Mỹ nên năm bắt một vài điểm cần thiết.
Đầu tiên Tập Cận Bình có xuất thân vương hầu. Đã có nhiều phân tích chi tiết về phong cách quản trị của ông Bình từ giới truyền thông và các học giả phương Tây. Về cơ bản Tập Cận Bình đang muốn tạo ra một trạng thái "bình thường mới" cho nền chính trị và kinh tế Trung Quốc. Trạng thái bình thường mới có nghĩa là phá vỡ các quy tắc cũ, ở Trung Quốc việc sắp xếp bộ máy nhân sự bằng các tiểu tổ lãnh đạo, vai trò và bàn tay cá nhân Tập Cận Bình rất rõ nét trong tất cả mọi thứ.
Ông Tập Cận Bình là con trai của một cựu Phó Thủ tướng, Tập Trọng Huân. Nền tảng gia đình "vương hầu" khiến ông Tập Cận Bình không chỉ khác với các nguyên thủ phương Tây, mà còn khác cả các nhà lãnh đạo kỹ trị của Trung Quốc, đó là gắn liền sự tồn vong của gia đình các nhà lãnh đạo này với đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Bình và những cộng sự thân tín của mình có thể xem bất kỳ sự "khiêu khích" nào với Trung Quốc là đối đầu trực tiếp với đảng Cộng sản Trung Quốc, là mối đe dọa của gia đình họ.
Bởi vậy cách mà các "vương hầu" phản ứng với những thách thức từ bên ngoài dường như sẽ rất khốc liệt. Cách tiếp cận của Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại thời đại Tập Cận Bình đã tạo ra ấn tượng này, do đó Tập Cận Bình có nhiều khả năng phản ứng cứng rắn với Hoa Kỳ hơn so với những người tiền nhiệm. Trong khi đó khả năng, sức mạnh của quân đội Trung Quốc đang tăng lên, đang phát triển theo đúng ý của Tập Cận Bình.
Mục tiêu của Tập Cận Bình đối với quân đội khá rõ ràng và có thể tóm tắt trong 3 điểm: Thứ nhất, quân đội phải nghe đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ huy; Thứ hai, có thể giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh; Thứ ba, có phong cách làm việc tốt. Bản thân việc ông Tập Cận Bình dẫn dắt tiến trình cải cách quân đội Trung Quốc cũng làm gia tăng khả năng nước này sử dụng vũ lực ở bên ngoài, vì vậy Mu Chunshan khuyên Hoa Kỳ nên thận trọng và thay đổi cách tiếp cận.
Ảnh tư liệu tàu khu trục Mỹ USS Lassen vừa tuần tra ở Xu Bi hôm Thứ Ba, ảnh: Reuters. |
Chủ nghĩa dân túy gia tăng ở Trung Quốc sau khi Mỹ tuần tra Xu Bi, Thời báo Hoàn Cầu vội vàng dập lửa
Theo tường thuật của The Strait Times ngày 28/10, truyền thông Trung Quốc đã lên án Hoa Kỳ hôm Thứ Tư sau khi Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tuần tra vùng biển quốc tế quanh đá Xu Bi trong phạm vi 12 hải lý. Trong khi đó, cộng đồng mạng Trung Quốc sử dụng nhiều lời lẽ công kích, tức giận và thậm chí đòi hỏi Bắc Kinh có phản ứng mạnh mẽ hơn.
Suốt mấy tháng trước khi chính thức triển khai tuần tra hôm Thứ Ba, Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định cam kết làm việc này và Bắc Kinh có thời gian để chuẩn bị cho các phương án phản ứng.
Trung Quốc nhiều lần cảnh báo rằng họ sẽ có hành động "kiên quyết" chống lại bất kỳ nước nào mà họ coi là "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ", ý nói tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp trái phép trên các rặng san hô, bãi cạn lúc nổi lúc chìm như bãi Xu Bi vốn không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển - PV.
Nhưng rồi khi hoạt động tuần tra của Hoa Kỳ ở Xu Bi cuối cùng cũng diễn ra, Bắc Kinh chỉ theo dõi và cảnh báo tàu Mỹ chứ không can thiệp bằng hành động. Những phản ứng về mặt ngoại giao như triệu kiến Đại sứ Mỹ để phản đối và tiếp tục đe dọa mơ hồ rằng sẽ "kiên quyết phản ứng" khiến chủ nghĩa dân túy trong cộng đồng mạng Trung Quốc (được nuôi dưỡng bởi chính Bắc Kinh) trỗi dậy.
Trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc khá kiềm chế trong bình luận về sự kiện này thì cư dân mạng vừa mỉa mai chính phủ, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như Sina Weibo. Có người sử dụng internet ở Trung Quốc viết trên trang cá nhân: "Trung Quốc vẫn chỉ biết dùng võ mồm thôi sao?", người khác thì khiêu khích hơn: "Sao không phá hủy các tàu chiến của Mỹ?"
Nhẹ hơn thì có những bình luận đại loại như: "Mỹ đang ở trước cửa nhà chúng ta, tố cáo họ một lần nữa là vô dụng". Hàng ngàn bình luận trên Sina Weibo có chung "tâm trạng thù Mỹ" này. Trong một động thái bất ngờ, Thời báo Hoàn Cầu, một trong những cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc vốn nổi tiếng trong việc kích động, nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc cực đoan bỗng nhiên lại kêu gọi dư luận kiềm chế.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc cần cho thấy "tầm cao đạo đức" của mình khi đối mặt với những gì tờ báo này gọi là "sự bắt nạt" của Washington. "Lầu Năm Góc rõ ràng đang khiêu khích Trung Quốc. Nhưng nếu chúng ta cảm thấy bất mãn và thốt ra những lời giận dữ, nó chỉ làm Mỹ đạt được mục tiêu là kích động chúng ta", xã luận Thời báo Hoàn Cầu hôm Thứ Tư viết.
Hồng Thủy
Mỹ sẽ điều thêm tàu áp sát các đảo nhân tạo
TP - Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục điều thêm các chiến hạm tiến sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. Bắc Kinh giận dữ cảnh báo, Washington đừng đùa với lửa, báo Hong Kong South China Morning Post ngày 28/10 đưa tin.
Chiến hạm Mỹ USS Lassen tiến vào khu vực gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép và ảnh vệ tinh đá Vành Khăn (trái) và Xu Bi. Ảnh: SCMP.
Trước khi khu trục hạm tiến vào khu vực 12 hải lý của các đá Xu Bi và Chữ Thập, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: “Chúng tôi sẽ bay, hành hải và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện việc này. Chúng tôi hành hải ở vùng biển quốc tế vào thời gian và địa điểm chúng tôi lựa chọn”, một quan chức Mỹ nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter chỉ thông báo ngắn gọn tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ rằng, hải quân Mỹ đã hoạt động ở biển Đông. Phiên điều trần diễn ra vài giờ sau khi tàu USS Lassen rời khỏi khu vực 12 hải lý quanh đá Xu Bi. Ông Carter trả lời các thượng nghị sĩ: “Chúng tôi sẽ bay, hành hải và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và bất kể khi nào hoạt động của chúng ta đòi hỏi”. “Chiến dịch tuần tra này có vẻ như đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng và được thực thi để giảm thiểu rủi ro”, ông Derek Chollet, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về an ninh quốc tế, nhận định. Ông Chollet cho rằng, chính quyền Mỹ đang muốn để hành động nói lên tất cả thay vì những tuyên bố hùng hồn.
Cứng rắn
Trong khi đó, Trung Quốc phản ứng quyết liệt đối với cuộc tuần tra của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cáo buộc Mỹ đang “cố tình khiêu khích” khi đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghiệp Toại triệu tập Đại sứ Mỹ Max Baucus, cáo buộc Mỹ đã hành động “cực kỳ vô trách nhiệm” về việc tàu khu trục USS Lassen xuất hiện trong khu vực quần đảo Trường Sa sáng 27/10 và đã lưu lại đó nhiều giờ. Ông Lục Khảng chỉ trích Mỹ và tuyên bố, nếu Mỹ tiếp tục “gây căng thẳng trong khu vực, Trung Quốc có thể kết luận rằng, phải tăng cường và củng cố việc xây dựng khả năng thích hợp”. Theo Reuters, phát biểu của ông Lục là chỉ báo Trung Quốc có thể tăng cường quân sự hóa biển Đông.
Lầu Năm Góc cho biết, tàu USS Lassen đã ở trong khu vực 12 hải lý quanh đá Xu Bi trong gần một giờ, và thiết bị trinh sát của Mỹ đã được sử dụng để chụp ảnh đảo nhân tạo Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho biết, tàu USS Lassen đã đi qua khu vực 12 hải lý gần đá Xu Bi mà không có bất cứ sự cố nào xảy ra. Ông Rory Medcalf, Hiệu trưởng Trường An ninh Quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Úc, cho rằng, chiến dịch tuần tra biển Đông của Mỹ là “lời cảnh báo Trung Quốc đừng quá đáng khi tỏ thái độ cho thấy Mỹ không được chào đón ở biển Đông”.
Chuyên gia Ian Storey tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) nhận định: “Vấn đề thực sự hiện nay với Trung Quốc là sẽ đáp trả Mỹ như thế nào. Nếu Trung Quốc sử dụng các lực lượng hải cảnh, hải quân để tìm cách ngăn chặn Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo, nguy cơ đụng độ hoặc tồi tệ hơn thế sẽ xảy ra”.
Cựu đô đốc hải quân Yang Yi, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc Ở Bắc Kinh, cho rằng, hoạt động tuần tra của Mỹ sẽ hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung và thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường xây dựng trên đảo nhân tạo, thậm chí quân sự hóa chúng và tiến tới thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Đông.
Theo ông Yang, sắp tới, Trung Quốc có thể sử dụng lực lượng hải cảnh, thậm chí là tàu hải quân, để phong tỏa, ngăn chặn tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. Trung Quốc có thể đẩy nhanh quân sự hóa các đảo nhân tạo, triển khai thêm lực lượng, bao gồm máy bay chiến đấu, tới các vị trí này, tạo tiền đề thiết lập vùng nhận diện phòng không bao trùm lên biển Đông, ông Malcolm David, phó giáo sư về quan hệ Trung Quốc-phương Tây ở Đại học Bond (Úc), cảnh báo.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho biết, tàu USS Lassen bị một tàu Trung Quốc bám theo nhưng không có sự cố nào xảy ra trong suốt hành trình 115 km. “Tôi mong việc này trở nên thường xuyên ở biển Đông. Kiểu hoạt động này không nên bị coi là khiêu khích”, một quan chức Mỹ nói.
Các chuyên gia an ninh cho rằng, các cuộc tuần tra thực thi tự do hàng hải của Washington nên được tiến hành thường xuyên để hiệu quả hơn, nhằm đối phó tham vọng mở rộng quyền lực của Trung Quốc sâu xuống vùng biển Đông Nam Á và xa hơn nữa. Một số cho rằng, Hải quân Trung Quốc có thể tìm cách phong tỏa hoặc cố gắng lượn quanh các tàu Mỹ, tạo nguy cơ leo thang căng thẳng.
Wall Street Journal ngày 28/10 đưa tin, sau Mỹ, Úc đang cân nhắc khả năng điều tàu chiến tuần tra áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Một quan chức quốc phòng Úc (có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược quân sự trên biển Đông cho Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne), xác nhận, kế hoạch điều tàu và máy bay Úc tuần tra trên biển Đông đã được chuẩn bị.
“Vào thời điểm này, chúng tôi chỉ cân nhắc những gì chúng tôi có thể làm” và quân đội Úc trong nhiều tháng qua đã cân nhắc nhiều lựa chọn, bao gồm việc điều tàu chiến áp sát đảo nhân tạo, vị quan chức quốc phòng giấu tên nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét