Tin tức chuyên ngành

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Ông Nguyễn Thiện Nhân thôi làm Mặt trận chắc quay về nắm ghế Thủ tướng ?

Ngày 3/10/2015 là một ngày đáng nhớ của ông Nguyễn Thiện Nhân. Tại trụ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) ông Nhân cùng ban lãnh đạo MTTQ trang trọng chào đón ông Trần Thanh Mẫn đến nhận nhiệm vụ mới.

Nụ cười của ông Nhân rất tươi, rất thanh thản.

Từ nay công việc chính của ông Nhân đã có người gánh vác. Ông Nhân có thể an tâm tư tưởng để sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được tổ chức giao phó.

Nhớ lại ngày nào của năm trước, khi ông Nguyễn Thiện Nhân được điều động về MTTQVN làm chủ tịch.

Khi bầu nhiệm kỳ mới( 9/2014) của MTTQ ông Nhân tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch. Ông Nguyễn Túc, chủ nhiệm hội đồng văn hóa của MTTQ, vội vã khen rằng, ông Nhân là người sẽ điều kiện nhất, có năng lực nhất.

Là một người từng phục vụ 7 đời chủ tịch MT ông Túc nhận xét ông Nhân có tư chất, có đầy đủ uy tín, thành thạo phong trào, có thể „ ngồi xổm, ngồi bệt, ghế gỗ, ghế sơn son thếp vàng“ làm công tác Mặt trận.

Đó là một nhận xét cảm tính và ngây thơ về chính trị.

Việc một người được đào tạo bài bản, có tư chất và đang quản lý điều hành cấp chính phủ, lại đương độ sung sức sang làm công tác Mặt trận làm cho dư luận thất vọng.Nhưng nhìn nhận toàn thế cục thì việc ông Nhân về MTTQ có nguyên do chứ không phải đã là " việt vị"

Trong hội nghị 7 ( tháng 6/ 2013) của trung ương Đảng khóa 11 ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thi Ngân được bầu bổ sung vào Bộ chính trị. Việc hai vị lãnh đạo này được bầu ở vòng 2 cho thấy họ chưa phải là ứng cử viên sáng giá của tập thể Bộ chính trị mà là giải pháp có tính dung hòa do Ban chấp hành trung ương lựa chọn.

Như vậy nghiễm nhiên phía Chính phủ có 3 ủy viên Bộ chính trị hội tụ. Ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc làm phó Thủ tướng và ông Nguyễn Thiện Nhân cũng phó Thủ tướng. Về nguyên tắc hành chính hiện nay thì cấp phó chỉ là người giúp việc cho cấp trưởng. Mặc dù công việc đều thông qua tập thể, nhưng cấp trưởng đã quyết thì các cấp phó phải chấp hành. Như vậy mọi chính sách do Thủ tướng quyết định thì đấy là ý chí thống nhất của tập thể. Phía Chính phủ hội tụ 3 ủy viên bộ chính trị vậy thì ý chí của Chính phủ trong tập thể Bộ chính trị sẽ quá lớn.

Vì thế Tổng bí thư và Thường trực Bộ chính trị quyết định điều động ông Nguyễn Thiện Nhân sang nhận nhiệm vụ ở MTTQ để cân bằng điều này.

Nhiệm vụ được Bộ chính trị giao ông Nhân chấp hành. Nhưng thực sự thì công tác Mặt trận không phải là nơi phù hợp với năng lực của ông Nhân.

Tuy cũng là một tổ chức chính trị nằm trong hệ thống bộ máy chính trị của Việt Nam, nhưng MTTQ không phải là một cơ quan trọng yếu. Như các cán bộ sinh hoạt ở đây từng nhận xét, nó là „ sân chơi vui vẻ“ cho tầng lớp lớn tuổi, nơi „ các cụ mặt trận“ sinh hoạt là chính. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Mặt trận là 5 năm có một lần tổ chức „ hiệp thương“ để bầu cử. Giai đoạn này là sôi động nhất của MTTQ.

Việc một ủy viên BCT làm chủ tịch MTTQ đương nhiên tiếng nói có trọng lượng. Hơn nữa ông Nhân là một trí thức nên hành xử công việc cũng xuôi chèo mát mái. 

Thế nhưng hình như tâm tư của ông ấp ủ một điều khác, lớn lao hơn. Trong những chuyến công tác của MTTQ ở nước ngoài, ví dụ như ở Âu châu chẳng hạn, ông say sưa thuyết giảng về đường lối kinh tế và cách điều hành kinh tế vĩ mô. Những vấn đề về hòa hợp dân tộc hay đại đoàn kết dân tộc hoặc chính sách cân bằng vùng- miền ông không hề đề cập tới. Nghe ông thuyết giảng, các nhà quản lý nước ngoài ngỡ ông đang là người cầm chịch điều hành kinh tế.

Mới đây ông cũng trả lời phỏng vấn của đài truyền hình bằng tiếng Anh. Ông cũng chỉ nói đến sự uyển chuyển của nền kinh tế Việt Nam, không hề nhắc đến công việc của mình phụ trách.

Ngay bây giờ người ta cũng thấy ông xuất hiện ở một số địa phương để chỉ thị cho đại hội đảng các tỉnh. Trong các phát biểu chỉ đạo của ông Nhân người ta thấy rất ông chú trọng về quản lý xã hội, điều tiết và phát triển kinh tế.

Trong ban lãnh đạo của MTTQ bây giờ có ông Vũ Trọng Kim cũng là ủy viên TƯ. Nhưng ông Kim cũng lớn tuổi ( 1953) vậy thì việc Ban bí thư điều chuyển ông Trần Thanh Mẫn( 1962) bí thư thành phố Cần Thơ về nhận nhiệm vụ tại MTTQ là có chủ ý. Công tác MTTQ không nỗi quá phức tạp, vai trò điều hành ở Ban lãnh đạo ông Mẫn thừa sức làm, chẳng phải thử nghiệm.

Chắc từ nay ông Nhân thanh thản hơn. Ông sẽ tập trung trí tuệ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mà tập thể Bộ chính trị mới giao phó.


Dân Choa


(FB Dân Choa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét