Thủ tướng: 'Tranh chấp trên Biển Đông rất khó lường'
Mục đích của hoạt động này của Hải quân Mỹ là nhằm duy trì lợi ích của Mỹ với tự do đi lại trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà luật quốc tế cho phép.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định căng thẳng ở Biển Đông diễn biến phức tạp, và Việt Nam cần kiên trì mục tiêu đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định căng thẳng ở Biển Đông diễn biến phức tạp, và Việt Nam cần kiên trì mục tiêu đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị ngành ngoại giao sáng nay. Ảnh: Việt Anh |
"Các nước lớn tăng cường sức mạnh quân sự, tập hợp lực lượng, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực ngày càng quyết liệt. Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường", ông Dũng phát biểu sáng nay khi tham dự Đại hội thi đua yêu nước của Bộ Ngoại giao.
Theo Thủ tướng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng động của kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với khoa học công nghệ phát triển rất nhanh đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Hợp tác và đấu tranh vì lợi ích quốc gia, vì hòa bình phát triển và cùng chung tay giải quyết những thách thức toàn cầu là xu hướng chung của nhân loại.
Ông Dũng cho rằng bối cảnh quốc tế và trong nước đòi hỏi Việt Nam phải kiên định mục tiêu lợi ích quốc gia, dân tộc là cao nhất, tranh thủ thời cơ để xây dựng đất nước độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ.
Về đường lối ngoại giao, ông Dũng đề cao nhiệm vụ hàng đầu là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường hữu nghị hợp tác với các quốc gia, bình đẳng cùng có lợi. Công tác ngoại giao phải gắn với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
"Thực hiện hiệu quả các biện pháp chính trị ngoại giao trong giải quyết các tranh chấp bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế, đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế, trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi", Thủ tướng khẳng định.
Một trong những trọng tâm của ngành ngoại giao là vấn đề Biển Đông, nơi đang tồn tại các tuyên bố chủ quyền chồng lấn và là điểm nóng quốc tế. Trong sáng nay, quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên xác nhận nước này đã điều tàu USS Lassen vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Subi, nơi Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Tàu này đi cùng các máy bay trinh sát của hải quân Mỹ.
Mục đích của hoạt động này của Hải quân Mỹ là nhằm duy trì lợi ích của Mỹ với tự do đi lại trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà luật quốc tế cho phép.
Tại Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên tiến hành cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Thủ tướng, phải, trao Huân chương Lao động hạng nhất cho Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, thứ hai từ trái sang. Ảnh: Nguyễn Chung |
Việt Anh
( Vnexpress )
Ngoại trưởng Trung Quốc: 'Mỹ đừng gây chuyện'
Phản ứng việc Mỹ điều tàu khu trục áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc "khuyên Mỹ nghĩ cho kỹ và không nên gây chuyện".
Tàu khu trục USS Lassen. Ảnh: US Navy. |
Bình luận của Ngoại trưởng Vương Nghị đưa ra sau khi một quan chức quốc phòng Mỹ thông báo hải quân nước này điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Lassen đang đến gần đá Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc tiến hành hoạt động nạo vét, bồi đắp lớn để biến chúng thành các đảo từ năm 2014. Tàu Lassen có thể ở trong khu vực trong vài giờ. Quan chức này trước đó cho biết máy bay giám sát P-8A, và có thể cả P-3, có khả năng đồng hành cùng con tàu.
Vương Nghị cho biết nước này vẫn đang xác thực xem tàu khu trục Mỹ đã tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo hay chưa. "Nếu là thật, chúng tôi khuyên Mỹ nên nghĩ kỹ trước khi hành động, không hành động mù quáng hay gây chuyện", Guardian dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong đó trích lời ông Vương.
Giới chức Trung Quốc cho rằng Mỹ sử dụng nguyên tắc tự do đi lại để "phô diễn sức mạnh" ở Biển Đông. "Tự do đi lại trên biển và trên không không nên bị biến thành cái cớ để phô diễn sức mạnh và làm xói mòn an ninh cùng chủ quyền của các quốc gia khác", Reuters dẫn lời Zhu Haiquan, người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, nói.
Ông Zhu kêu gọi Mỹ nên "kiềm chế khi nói hoặc làm những việc khiêu khích và hành động có trách nhiệm để duy trì hòa bình cùng ổn định khu vực".
Đợt tuần tra của Mỹ diễn ra chỉ vài tuần trước khi diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2015 bắt đầu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ cùng tham dự sự kiện này.
Ông Tập trong cuộc hội đàm với Tổng thống Obama tháng trước tại Washington tuyên bố Trung Quốc "không có ý định quân sự hóa" các đảo nhân tạo. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây ba đường băng có chiều dài đủ để phục vụ mục đích quân sự trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có các đường băng trên đá Subi và Vành Khăn.
Một số quan chức Mỹ nói kế hoạch tuần tra còn phần nào nhằm kiểm tra tuyên bố về quân sự hóa của ông Tập.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên tiến hành cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Như Tâm
- Chiến hạm Mỹ vào vùng 12 hải lý quanh đá Subi (27/10)
- Khu trục hạm Mỹ tiến sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép (27/10)
- Hải quân Mỹ đã sẵn sàng đưa tàu áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc(23/10)
- Trung Quốc biện hộ xây hải đăng không thay đổi nguyên trạng (20/10)
- Trung Quốc gây ngờ vực với đề xuất tập trận chung ở Biển Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét