Đăng Bởi -
Thủ tướng Đức Angela Merkel trông cuộc họp báo với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 29.10
Bà Merkel cho rằng vấn đề "tranh chấp biển Đông nên giải quyết ở tòa án quốc tế", trong chuyến thăm Trung Quốc Ngày 29.10.
Có thể bạn quan tâm
Nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc hai ngày, bà Angela Merkel tuyên bố điều quan trọng là các tuyến đường hàng hải thương mại cần tiếp tục rộng mở, bất chấp những căng thẳng sau khi Mỹ khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông là phi lý.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng trên biển Đông sau việc Mỹ cho tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên biển Đông.
"Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là một cuộc xung đột nghiêm trọng. Tôi luôn có chút ngạc nhiên là tại sao trong trường hợp này, tòa án quốc tế lại không được coi là một giải pháp", bà Angela Merkel nói trong bài phát biểu tại Bắc Kinh, cho biết ý tưởng "tranh chấp biển Đông nên giải quyết ở tòa án quốc tế".
"Tuy vậy, chúng tôi hy vọng tuyến đường thương mại hàng hải này tiếp tục được tự do và an toàn, vì điều này rất quan trọng cho tất cả mọi người", bà Merkel nói thêm.
Trung Quốc trước đó đã "bực tức" khi Mỹ gửi một tàu khu trục đến tuần tra trong vòng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp mà Bắc Kinh xây tại các bãi cạn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Bắc Kinh cho biết họ đã cho tàu chiến "theo sát" tàu Mỹ và triệu đại sứ Mỹ để phản đối.
Trước đó bà Angela Merkel và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói về tình hình Syria, đồng ý rằng cần phải có giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 4 năm nay tại quốc gia này. Tháng trước Nga bắt đầu không kích chống khủng bố IS tại Syria, nhưng bị phương Tây chỉ trích là các cuộc không kích chủ yếu nhằm để hỗ trợ cho chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad thay vì tấn công vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuy nhiên, trọng tâm lớn trong chuyến công du của Thủ tướng Đức là thương mại. Bà Merkel muốn xúc tiến các lợi ích kinh tế của Đức, sau vụ scandal Volkswagen liên quan đến khí thải và loạt hợp đồng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký kết trong chuyến thăm Anh tuần trước.
Thủ tướng Đức cũng cho biết sẵn sàng ký kết thỏa thuận về việc hai bên không sử dụng tình báo công nghiệp.
"Chúng tôi muốn ký một thỏa thuận song phương nhằm tránh gián điệp công nghiệp", bà Merkel nói, lưu ý rằng Mỹ và Anh đã ký thỏa ước tương tự với Trung Quốc.
Ông Lý Khắc Cường bày tỏ mong muốn học hỏi từ ngành kỹ nghệ Đức, cho biết "chính quyền Trung Quốc tiếp tục giữ lời hứa bảo vệ sở hữu trí tuệ, kiên quyết phản đối việc trộm cắp bí mật thương mại". Bên cạnh đó ông còn hy vọng "khởi đầu càng sớm càng tốt một nghiên cứu khả thi về thương lượng khu vực tự do mậu dịch giữa Trung Quốc với Liên hiệp Châu Âu".
Thiên Hà (Theo Reuters)
>>Trung Quốc phản ứng ra sao với tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo?'Một mình Mỹ sẽ không thể ngăn chặn tham vọng của TQ ở Biển Đông'
(Tình hình Biển Đông) - Việc Mỹ triển khai tàu chiến tuần tra Biển Đông tỏ ra muộn màng và không thể thành công nếu không có sự ủng hộ của đồng minh châu Á cũng như các quốc gia khác trong khu vực.
Theo tác giả Peter Jennings, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Australia, việc Mỹ đưa tàu chiến đến đi qua vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà TQ xây dựng trái phép ở Biển Đông đã khẳng định những bất đồng trong lợi ích chiến lược của hai nước ở Biển Đông.
Sự kiện này không dẫn đến xung đột trên diện rộng nhưng có thể sẽ tạo nên một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở châu Á.
Ông Peter Jennings, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Australia. |
Việc Bắc Kinh cải tạo đảo nhân tạo ở Biển Đông đã nằm trong chiến lược của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi ông Tập nắm vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương vào năm 2012. Ông Tập nhắm đến chính sách ở Biển Đông cũng như vấn đề an ninh mạng để củng cố quyền lực trong quân đội.
Mặc dù Trung Quốc luôn bày tỏ mối quan hệ thân thiện với các quốc gia láng giềng nhưng Bắc Kinh đã đơn phương theo đuổi lợi ích chiến lược trong việc quân sự hóa đảo nhân tạo, nhằm kiểm soát Biển Đông, theo ông Jennings.
Trung Quốc về cơ bản luôn muốn đẩy hải quân Mỹ ra khỏi khu vực bờ biển của nước này càng xa càng tốt. ĐIều này nếu thành công sẽ khiến các lực lượng Mỹ khó khăn hơn trong việc triển khai quân sự bảo vệ vùng lãnh thổ Đài Loan hay đồng minh Nhật Bản.
Nhằm ngăn chặn kịch bản này, Trung Quốc hướng đến chiến lược thống trị hàng hải, khiến cho bất cứ lực lượng quân sự nào muốn tấn công phải suy nghĩ kỹ.
Mục đích thứ hai của Trung Quốc nhằm bảo vệ các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Các tàu ngầm này dễ dàng bị phát hiện ở vùng nước nông, do vậy Trung Quốc cần đưa các tàu ngầm hạt nhân đến vùng nước sâu ở Thái Bình Dương.
Mối đe dọa trả đũa hạt nhân của Trung Quốc đã khiến quan hệ Mỹ-Trung rơi vào căng thẳng tương tự như Nga-Mỹ. Bắc Kinh sẽ chủ động hơn trong các chiến lược ở khu vực khi đã làm chủ lực lượng hạt nhân ở mặt đất, trên biển và trên không.
Trung Quốc đã hoàn thiện đường băng dài 3.000 m trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đang xây dựng thêm hai đường băng nữa.
Những đường băng này có thể không tồn tại lâu nếu như xung đột xảy ra nhưng góp phần tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động trên không và trên biển trong khu vực.
Chiến lược của Mỹ cho đến nay đã không phát huy hiệu quả, theo ông Jennings. Bắc Kinh có thể bất ngờ nhưng quyết định điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen đến tuần tra vùng 12 hải lý là khá muộn màng.
Trung Quốc hiện đang gây sức ép đối với Mỹ bằng các tuyên bố ngoại giao cứng rắn. Hai bên có thể tổ chức cuộc hội đàm cấp cao nhưng quan điểm khác biệt sẽ khiến cuộc gặp khó có thể tạo nên đột phá.
Đây là thời điểm mà Australia và các quốc gia khác trong khu vực cần thể hiện quan điểm ủng hộ hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông. Bởi Bắc Kinh sẽ chỉ mong muốn rằng, không có quốc gia nào khác ngoài Mỹ dám thách thức khả năng của Trung Quốc.
Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á và các quốc gia khác cũng cần biến lời nói thành hành động, khẳng định quyền tự do hàng hải trong khu vực vùng biển quốc tế. Bởi một thất bại cũng sẽ giúp Trung Quốc tiến gần hơn đến việc kiểm soát một trong những tuyến đường giao thương trên biển quan trọng nhất thế giới.
Australia hiện đang cân nhắc khả năng đưa tàu đến gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa để tuần tra cùng với Mỹ.
Một quan chức quốc phòng khác, tham gia vào việc lập kế hoạch cho Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne, xác nhận các hoạt động tuần tra trên biển đã được chuẩn bị, mặc dù chưa chính thức được triển khai.
Tác giả Jennings kết luận, nhiệm vụ tuần tra của tàu khu trục tên lửa USS Lassen và phản ứng của Trung Quốc đã nhấn mạnh hiện thực cạnh tranh đầy khó khăn ở khu vực châu Á.
Đăng Nguyễn (theo The Australian, WSJ)
Nhận định bất ngờ của báo Nga về sự kiện tuần tra Biển Đông của Mỹ
(Tình hình Biển Đông) - Báo Nga: "Nguyên nhân khiến Mỹ điều tàu tuần tra áp sát các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có yếu tố Nga mà không nhằm đe dọa Trung Quốc".
Ngày 27/10, báo “Tầm nhìn” của Nga có bài viết nói về việc Mỹ điều tàu khu trục tên lửa tuần tra áp sát các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc xây ở Biển Đông gây nên phản ứng quyết liệt từ phía Bắc Kinh.
Tàu khu trục của Hải quân Mỹ |
Theo bài báo, nguyên nhân khiến Mỹ điều tàu tuần tra áp sát các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có yếu tố Nga và không hẳn nhằm chỉ đe dọa Trung Quốc. Ngược lại, Mỹ đang sử dụng chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt” để kéo Trung Quốc lại gần mình hơn và duy trì cuộc chơi theo các quy tắc trò chơi mà Washington đặt ra.
Với cái cớ gây áp lực trên Biển Đông, thực chất Washington muốn thuyết phục Bắc Kinh đi đến một thỏa thuận theo kiểu: “Chúng ta (Mỹ – Trung) hãy cùng nhau phân chia thế giới.
Đừng trông đợi gì vào người Nga và cũng đừng tin những gì Nga đề xuất với Trung Quốc đó là cùng nhau kết liễu sự bá quyền của Mỹ và tách châu Âu ra khỏi Mỹ”.
Bài báo cho rằng, "mặc dù hiện nay Mỹ tỏ ra vẻ thờ ơ, không quan tâm đến chính sách địa chính trị tích cực của Nga trên phạm vi toàn cầu, nhưng thực chất đằng sau cái bộ mặt lạnh nhạt đó của Mỹ là cả một kế hoạch lớn nhằm chống lại Nga".
Cuối cùng, báo Nga viện dẫn, Mỹ đã mất mặt trong vấn đề Ukraine (châu Âu) và giờ đây lại “muối mặt” ở Syria (Trung Đông). Nếu Nga – Trung liên kết lại với nhau thì liên minh này thực sự đe dọa đến ngôi vị bá chủ thế giớihiện nay của Mỹ.
Do đó, để bảo đảm trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu và khả năng đối đầu với Nga, Washigton cần có động thái "xích gần lại" Mỹ của Bắc Kinh theo kiểu rất... Mỹ.
Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ đưa tàu đi tuần tra Ngày 29/10/2015, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua, Hoa Kỳ đưa tàu đi qua khu vực một số cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển." "Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”. |
Nguyễn Hoàng
>>Kỳ 2: Quốc kỳ cắm sâu giữ biển Hoàng Sa
>>MC Thanh Bạch đến với bà Thúy Nga Paris để đánh đổ Nguyễn Ngọc Ngạn?
>>Tranh cãi dữ dội việc so sánh “HH Thái quỳ lạy mẹ” và HH Kỳ Duyên của Việt Nam
>>9X Việt kiếm 500 triệu/tháng nhờ biến nội thất mới thành cũ
>>Mỹ sẽ tăng cường tuần tra trên biển Đông, mặc cho Trung Quốc giận dữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét