Ở Bắc Kinh, bạn không thể thoát khỏi tầm mắt của “người anh cả”
Một hệ thống camera giám sát phủ rộng tại Bắc Kinh đã làm cho thành phố này biến thành một cơn ác mộng theo kiểu Orwellian (từ dùng để miêu tả một điều kiện xã hội có tính chất phá hoại đi ngược lại nguyên tắc về thừa hưởng phúc lợi từ sự tự do và công bằng).
Được biết, cảnh sát Bắc Kinh đã lắp đặt rất nhiều máy quay camera, được kiểm soát bởi hơn 4300 cán bộ có qua đào tạo, tại “mỗi góc đường” nhằm kiểm soát “100% thủ đô này” trong kỳ nghỉ kéo dài một tuần, nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10, theo một tuyên bố của Văn phòng Cảnh sát Thành phố Bắc Kinh. Hiện vẫn chưa rõ là việc giám sát toàn bộ thành phố Bắc Kinh có được tiếp tục duy trì sau kỳ nghỉ lễ hay không.
Rất nhiều các loại máy quay camera được gắn trên những cột đèn, đèn giao thông và nhiều cột điện. Chúng sẽ giám sát các khu vực có mật độ giao thông đông đúc như chợ, trung tâm mua sắm, công viên và các trạm xe buýt.
Hiện nay, chúng tôi đang hoàn toàn bị theo dõi bởi ‘Skynet’, nó là một mạng lưới khổng lồ nhằm kiểm soát hành vi của người dân trên đường phố— Hồ Gia
Chế độ cộng sản Trung Quốc đang tăng cường những biện pháp an ninh mới nhất, được xem như là một nỗ lực để kiềm chế hoạt động của các loại tội phạm. Nhưng rất có thể, việc tăng cường giám sát trên toàn quốc đã và đang được sử dụng nhiều hơn vào các mục đích bất chính nhằm kiểm soát gắt gao các nhóm công dân Trung Quốc bất đồng chính kiến lẫn các nhóm đã bị đàn áp.
Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia đưa tin rằng ĐCSTQ đã thiết lập một chương trình giám sát trên toàn quốc với tên gọi “Skynet” lần đầu tiên vào năm 2005. Kể từ đó, hàng trăm ngàn máy quay an ninh đã được lắp đặt tại những nơi công cộng rất dễ thấy ở một số tỉnh thành.
Tại Bắc Kinh, đã có hơn 300.000 máy quay camera được lắp đặt nhiều nơi khi diễn ra Thế vận hội Mùa hè năm 2008, đó là chưa tính đến nhiều camera hành trình được lắp đặt trên xe taxi, tờ báo Minh Báo có trụ sở tại Hồng Kông đưa tin. Và 2 năm sau đó, số camera đã lên đến hơn 400.000. Riêng trong tháng 5 năm 2015, cảnh sát ở thủ đô đã cho lắp đặt thêm 30.000 máy quay camera.
“Hiện nay, chúng tôi đang hoàn toàn bị theo dõi bởi ‘Skynet’, nó là một mạng lưới khổng lồ nhằm kiểm soát hành vi của người dân trên đường phố”, Hồ Gia – một công dân Trung Quốc bất đồng chính kiến đang sống ở Bắc Kinh – đã nói với Đài Á châu Tự do – một tập đoàn truyền thông tư nhân phi lợi nhuận.
Đã từ lâu rồi, việc giám sát những nơi công cộng đã được chế độ cộng sản trưng dụng nhằm theo dõi và kiểm soát gắt gao những người bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động nhân quyền, các nhóm xã hội dân sự, và nhóm tộc người thiểu số cũng như các nhóm tôn giáo đã bị bức hại. Camera giám sát được trang bị công nghệ nhận dạng khuôn mặt, giúp cho nó dễ dàng hơn trong việc lọc ra các cá nhân đang nằm trong mục tiêu của các nhà chức trách Trung Quốc.
Ví dụ, các trạm xe lửa ở Bắc Kinh được trang bị các công nghệ giám sát để nhận dạng khuôn mặt của các học viên Pháp Luân Công đang nằm trong mục tiêu của các lực lượng an ninh địa phương, theo Minh Huệ – một trang web chuyên cung cấp những thông tin về Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một môn rèn luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc, nhưng rất nhiều học viên đã và đang bị ĐCSTQ bức hại tàn bạo trong một chiến dịch kéo dài đến nay đã 16 năm. Các học viên Pháp Luân Công báo rằng điện thoại di động và nhà cửa của họ đã bị theo dõi, và họ thường bị cảnh sát rình rập bằng những máy quay camera.
Chính quyền Trung Quốc không chỉ giám sát các học viên Pháp Luân Công mà còn theo dõi các nhóm khác mà họ dán nhãn là “có âm mưu lật đổ”. Trong năm 2014, một trang web tin tức của Trung Quốc có trụ sở tại Vancouver tiết lộ rằng chế độ cộng sản có một chương trình giám sát bí mật gọi là “Big Intelligence” liên quan đến việc thu thập dữ liệu cá nhân và giám sát toàn bộ dân số Trung Quốc.
Theo đài BBC, nhà cầm quyền Trung Quốc có ý định đem nguyên mô hình “giám sát 100%” ở Bắc Kinh áp dụng cho toàn bộ nước Trung Quốc vào năm 2020.
Bài viết này có sự đóng góp của phóng viên Juliet Song.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét