(Kinh tế) - Một Khu kinh tế cửa khẩu đa ngành quy mô siêu lớn lên tới hơn 121 nghìn ha sẽ được phát triển và nâng tầm thành đô thị loại V với hình thái phát triển khu kinh tế đa ngành.
Sáng 7/11, tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa chính thức công bố 2 Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Móng Cái đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch tầm nhìn tới 2050.
Theo quy hoạch đến năm 2020, khu vực quy hoạch bao gồm diện tích toàn bộ TP. Móng Cái với 17 xã phường và 9 xã thị trấn của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích hơn 121.000ha.
Mục tiêu quy hoạch nhằm phát triển KKT cửa khẩu Móng Cái trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, dịch vụ hoàn thiện…
Phấn đấu đến năm 2020, tăng trưởng GDP bình quân đạt 17,7%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ từ 18-20%/năm; công nghiệp từ 20-22%/năm; nông nghiệp 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.000 USD.
Theo dự kiến quy hoạch, đến năm 2030, KKT cửa khẩu Móng Cái phát triển thành một trung tâm kinh tế hiện đại, năng động trên vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ; là một trong những trung tâm du lịch, trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh và cả nước; là nơi ứng dụng công nghệ sạch trong sản xuất, gắn với phát triển bền vững và đảm bảo môi trường sinh thái; GDP bình quân đầu người khoảng 22.000 USD.
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, KKT cửa khẩu Móng Cái có vị trí địa kinh tế và địa chính trị chiến lược, là một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á.
Đây cũng là nơi hội tụ nhiều tiềm năng về phát triển sản xuất, du lịch, thương mại và dịch vụ vận tải.
Đồng thời, cũng là cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam với các tỉnh, thành phố miền duyên hải phía Nam Trung Quốc, cũng như trong tiến trình hợp tác khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc.
Đặc biệt, theo Quy hoạch đến năm 2020, sẽ phát triển đô thị KKT cửa khẩu Móng Cái thành “thành phố thông minh” thân thiện với môi trường, áp dụng các công nghệ hiện đại vào dịch vụ công.
Trung tâm Móng Cái sẽ mở rộng về phía Tây và phía Đông sông Ka Long tạo nên 2 khu đô thị mới gọi là khu “Móng Cái mới” và “Móng Cái cũ”
Dự kiến đến năm Dọc theo đường Quốc lộ 18C và đường trục chính Hoành Mô – Đồng Văn, sẽ hình thành các đô thị hiện đại và các khu chức năng tạo thành vùng xây dựng tập trung khu cửa khẩu có diện tích khoảng 33,3ha.
Trong đó, khu cửa khẩu Hoành Mô 20,3ha; khu cửa khẩu Đồng Văn 13ha.
Hình thành các khu thương mại công nghiệp dọc theo trục đường Hoành Mô – Đồng Văn quy mô khoảng 93ha, được quản lý tập trung theo quy định về khu phi thuế quan bao gồm nhiều chức năng: Thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, các khu chế xuất hàng hóa…
Xây dựng các khu dịch vụ thương mại hỗn hợp chợ đường biên gắn với các khu vực cửa khẩu Hoành Mô, khu trung tâm Hoành Mô và cửa khẩu Đồng Văn.
Bao gồm 3 cụm với tổng diện tích lên đến 44,3ha, gắn với các khu dân cư tại đô thị cửa khẩu và đô thị trung tâm, chức năng chính là các văn phòng giao dịch, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, nhà hàng…
Khu vực các cửa khẩu, sẽ bố trí các công trình như: Quốc môn, trạm kiểm soát liên ngành, các cơ quan quản lý cửa khẩu, bãi đỗ xe, trạm gác…
Khu hành chính, quản lý của Khu kinh tế được xây dựng gần chợ Hoành Mô hiện tại, quy mô khoảng 1,8 ha.
Với quy mô khoảng 93,1 ha, khu thương mại, công nghiệp nằm dọc theo phía Nam trục đường Hoành Mô – Đồng Văn, được quản lý tập trung theo quy định về khu phi thuế quan; có các chức năng: Thương mại, kho tàng, dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, các khu chế xuất hàng hóa, các khu vực xúc tiến thương mại và các chức năng thích hợp khác.
Khu hỗn hợp thương mại dịch vụ, chợ đường biên gồm 3 cụm với tổng diện tích 44,3 ha, gắn với các khu dân cư tại đô thị cửa khẩu Hoành Mô, đô thị trung tâm Hoành Mô và đô thị cửa khẩu Đồng Văn.
Chức năng chính là văn phòng giao dịch, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, nhà hàng, đầu mối tiếp nhận, phân phối hàng hóa…
Đáng chú ý nhất, quy hoạch khu trung tâm đô thị cho thấy, sẽ có nhiều đô thị hiện đại được xây dựng và phát triển tại khu vực cửa khẩu quan trọng này.
Các đô thị có cơ sở hạ tầng tương đương đô thị loại V; trong đó, lớn nhất là khu đô thị cửa khẩu Đồng Văn có quy mô khoảng hơn 48ha, dân số khoảng 2.900 người.
Các cụm sản xuất kinh doanh ở khu đô thị cửa khẩu Hoành Mô, quy mô hơn 18ha và khu đô thị cửa khẩu Đồng Văn có quy mô là 8,2ha; bố trí các cơ sở sản xuất, gia công sản phẩm, hàng hóa… phục vụ xuất, nhập khẩu…
Khu ở đô thị trung tâm Hoành Mô, quy mô khoảng hơn 43ha, dân số khoảng 5.100 người; Khu đô thị cửa khẩu Hoành Mô, quy mô hơn 15ha, dân số khoảng 2.200 người;
Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, sát ngay với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn được coi là cửa ngõ giao lưu, trung chuyển thương mại quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng của vùng Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ.
Đây sẽ là khu kinh tế trọng điểm của khu vực miền núi Bắc Bộ, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội khu vực cửa khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn sẽ được xây dựng thành đô thị tổng hợp với không gian kiến trúc hiện đại, có bản sắc và đảm bảo các tiêu chí của đô thị loại V.
Đồng thời, sẽ phát triển thành khu kinh tế đa ngành, trung tâm kinh tế, văn hóa du lịch của vùng biên giới phía Bắc tỉnh Quảng Ninh.
(Theo Bizlive)
(Xã hội) - Lãnh đạo Hải Phòng cho biết xây dựng trung tâm hành chính – chính trị mới là xứng đáng với TP, giúp cải cách hành chính.
Sáng 6/11, PV đã trao đổi với ông Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch, đại diện UBND TP Hải Phòng, xung quanh dự án đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm hành chính, chính trị TP Hải Phòng.
Ông Lê Khắc Nam cho biết: “Tất cả mới chỉ là đề án tiền khả thi và trình lên Thủ tướng nhưng chưa được phê duyệt. Khoản kinh phí để xây dựng chưa có phương án. TP Hải Phòng dự tính xin trung ương 80% kinh phí, còn lại là Hải Phòng lo. Mặc dù tình hình ngân sách rất khó khăn nhưng mỗi năm Hải Phòng đóng góp cho ngân sách rất lớn từ nguồn lợi hải quan nên tôi nghĩ việc đầu tư cho Hải Phòng cũng là xứng đáng”.
Ông Nam cho rằng việc xây dựng khu hành chính – chính trị này rất cần thiết cho việc cải cách hành chính, dự án góp phần đưa Hải Phòng trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, là đột phá của Hải Phòng trong thời gian tới.
Thông tin từ UBND TP Hải Phòng cho biết khu đô thị mới bắc sông Cấm sẽ giúp mở rộng TP Hải Phòng về phía bắc. Khu đô thị mới chia thành sáu khu chức năng là khu trung tâm hành chính – chính trị; khu vui chơi giải trí đa chức năng và khu dân cư; khu nghiên cứu và đào tạo; làng sinh thái; khu dân cư và quỹ đất dự trữ; khu nhà ở thấp tầng. Thời gian thực hiện dự án 2015-2020.
Theo báo cáo của Ban Quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị Hải Phòng, đến nay dự án đã hoàn thành một số phần việc như tổ chức khảo sát hiện trạng khu vực xây dựng dự án, xây dựng kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị dự án.
Tại sao phải xây mới khi khu hiện tại vẫn tốt?Tôi là chuyên viên văn hóa – xã hội, thuộc Phòng Văn hóa-Xã hội Ủy ban Hành chính TP Hải Phòng (nay là UBND TP Hải Phòng) từ năm 1968 đến khi về hưu. Tôi thấy khu hành chính, chính trị của Hải Phòng từ thời Pháp đến tận bây giờ là rất thuận tiện và văn minh. Hiện tại các quận, huyện của Hải Phòng, các trục đường chính của thành phố đi về trung tâm rất tiện. Khu hành chính là nơi giao của quốc lộ 10 – quốc lộ 5 – đường đi Đồ Sơn và thuận tiện cả huyện đảo Cát Hải khi vào đến Hải Phòng. Người dân tiếp cận khu hành chính của thành phố từ trước đến giờ rất tốt. Các sở, ban ngành và trụ sở UBND thành phố, trụ sở Thành ủy Hải Phòng cũng ở vị trí thuận tiện cho việc họp hành. Không có gì là bất tiện cả!Tại sao lại thay đổi khu hành chính – chính trị trong khi khu hành chính – chính trị hiện tại vẫn làm rất tốt chức năng, nhiệm vụ của nó? Và nó đã được tính toán quy hoạch một cách khoa học, phù hợp phong thủy rồi!Ông NGÔ ĐĂNG LỢI, nguyên Chủ tịch Hội Sử học TP Hải Phòng, Ủy viên BCH Hội Sử học Việt Nam
(Theo Báo Pháp Luật TPHCM)
(Chính trị) - Theo ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tính đến tháng 10/2015, Việt Nam đã có 788 đô thị với tỷ lệ đô thị hoá đạt 35,2%.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Xây đưa ra tại hội thảo khoa học “Quản lý quy hoạch, kiến trúc TP.HCM” do UBND TP.HCM và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức ngày 6/11 tại TP.HCM.
Theo đó, khu vực đô thị hàng năm đóng góp khoảng 70% GDP của cả nước, khẳng định vai trò động lực phát triển kinh tế cho mỗi địa phương, các vùng và cả nước.
TP.HCM là đô thị đặc biệt của cả nước, đóng góp trên 20% GDP cả nước và trên 30% ngân sách quốc gia và cũng là đô thị đi đầu trong cả nước thí điểm xây dựng các khu đô thị mới Thủ Thiêm, Phú Mỹ Hưng… thành công.
Do đó, TP.HCM sẽ là động lực chính để phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng duyên hải miền Trung và Nam Tây Nguyên (vùng TP.HCM) góp phần hoàn thành sớm mục tiêu đưa nước cơ bản thành nước công nghiệp.
Vùng TP.HCM có nhiều lợi thế và tiềm năng lớn trong phát triển khi tỷ lệ đô thị hóa đạt gần 70%, đóng góp trên 40% GDP và sản xuất khoảng gần 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc.
Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã và đang phối hợp với UBND TP.HCM và các tỉnh trong vùng tập trung hoàn thiện “Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM” với định hướng phát triển có tính liên kết thông qua kết nối hệ thống hạ tầng, chia sẻ tiềm năng và lợi thế tạo ra các động lực tương hỗ, tạo nền tảng tốt cho mục tiêu phát triển bền vững của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải miền Trung và Nam Tây Nguyên.
(Theo Bizlive)
Khánh Hòa: 3.000 tỷ xây trung tâm hành chính 'trứng đang nở'
(Tin tức thời sự) - Theo quy hoạch do Viện Quy hoạch đô thị-nông thôn quốc gia thuộc Bộ Xây dựng lập, khu trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa có hình tượng tổ yến.
Báo Tuổi trẻ ngày 1/10 dẫn lời ông Châu Ngô Anh Nhân, Giám đốc Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa công bố lấy ý kiến góp ý cho quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị hành chính mới của tỉnh. Thời gian nhận các ý kiến đóng góp cho quy hoạch khu đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa đến hết ngày 20/11.
Quy hoạch khu đô thị hành chính mới tỉnh Khánh Hòa và “nhà trứng lớn” dành cho các cơ quan chính quyền tỉnh Khánh Hòa - Nguồn ảnh: Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia |
Khu đô thị này được xây dựng tại xã Vĩnh Thái (TP Nha Trang), có diện tích 126ha, gồm hai khu: trung tâm hành chính tập trung (37ha) và khu nhà ở thương mại dịch vụ, văn phòng (89ha).
Tổng vốn đầu tư dự án này là 4.279 tỉ đồng, trong đó vốn xây dựng hạ tầng cho khu trung tâm hành chính và các cơ quan hành chính tại đây chiếm 3.088 tỉ đồng.
Với ý tưởng khu trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa có hình tượng tổ yến, “tòa nhà chính quyền được tạo hình khối lớn như một quả trứng khổng lồ đang nở. Không gian xung quanh tòa “nhà trứng lớn” được trang trí cảnh quan bằng các nét xước lớn trắng như sợi dãi yến”.
Trong tòa “nhà trứng lớn” được bố trí là nơi làm việc cho các cơ quan: UBND tỉnh, HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội và 14 đơn vị khối Đảng, đoàn thể. Trước tòa nhà này là quảng trường chính trị và phía sau là quảng trường yến. Trong khu hành chính tập trung còn có các phố hành chính, khách sạn cao cấp, nhà ở công vụ, nhà phục vụ chung…
Còn khu nhà ở thương mại dịch vụ, văn phòng có 10 lô phố biệt thự, năm phố thương mại (gồm 198 lô nhà ở thương mại) và hai lô phố nhà ở xã hội.
Dự án khu trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc áp dụng hình thức Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao (BT) để thực hiện.
Theo đó, dự án này sẽ không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp thu ý kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và Nội vụ, chịu trách nhiệm toàn diện làm rõ, quản lý chặt chẽ tài sản nhà nước sử dụng để hoàn vốn cho Hợp đồng BT, lựa chọn nhà đầu tư theo thẩm quyền và thực hiện theo quy định pháp luật.
Phối cảnh tổng thể khu hành chính tập trung tỉnh Nghệ An. |
Trong khi khu trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa có hình tượng tổ yến thì trung tâm hành chính tập trung của tỉnh Nghệ An được đánh giá là có thiết kế đặc biệt, không giống bất cứ tòa nhà nào ở Việt Nam và cũng có giá ngàn tỷ.
Theo phương án thiết kế đã được tỉnh và hội đồng chuyên môn lựa chọn, Trung tâm hành chính tập trung của Nghệ An gồm hai tòa tháp cao 27 tầng, cao 106m (trong đó có 1 tầng hầm), gắn kết qua cầu nối ở tầng 21-22, đủ chỗ làm việc cho 1.700 người.
Ngoài khối tháp đôi, công trình còn nhiều hạng mục như khối tiếp dân, hành chính văn phòng, hội trường, cây xanh, mặt nước...với tổng khái toán dự kiến là 2.178 tỷ đồng.
Công trình tọa lạc trên khu đất quy hoạch rộng hơn 52.000 m2, trong đó diện tích xây dựng là hơn 10.000 m2, nằm sát bên bùng binh Đại lộ Lê Nin và đường Lê Hồng Phong (trung tâm thành phố Vinh). Công trình được xây dựng theo hình thức BT.
Trước Khánh Hòa, Nghệ An, một số địa phương xây dựng trung tâm hành chính tập trung hàng nghìn tỷ với thiết kế độc đáo. Tiêu biểu, trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng được thiết kế theo kiến trúc tạo hình ngọn hải đăng dẫn đường và phần đế tạo hình chiếc thuyền kết hợp với mái hình cánh buồm đang vươn ra khơi. Tổng kinh phí đầu tư 1.981 tỉ đồng, từ ngân sách TP Đà Nẵng và tiền bán đất trụ sở của các sở, ban ngành.
Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương thiết kế theo kiểu tòa tháp đôi 21 tầng, có bãi đáp trực thăng. Lối vào trung tâm bề thế, khang trang, tầng trệt có khu hành chính mở (rộng 4.000 m2) gồm 7 cụm chức năng được thiết kế để người dân, doanh nghiệp đến làm việc theo “dịch vụ 1 cửa”. Tòa nhà là nơi làm việc của 60 cơ quan, đoàn thể, sở, ngành của tỉnh.
Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lại là tổ hợp của nhiều khối công trình được kết nối với nhau bằng hệ thống hành lang cầu, quy tụ xung quanh một không gian mặt nước lớn.
Minh Thái
Nghệ An tìm vốn xây trung tâm hành chính 2.200 tỷ
Nằm ở khu đất "vàng" rộng hơn 5 ha, khu hành chính tập trung của tỉnh gồm tòa tháp đôi cao 27 tầng, tổng diện tích sàn 90.000 m2.
UBND Nghệ An cho biết, tỉnh vừa thống nhất chọn phương án kiến trúc trung tâm hành chính tập trung.
Theo đó, trung tâm này gồm 2 tòa tháp cao 27 tầng, kết nối với nhau tại tầng 21 – 22. Công trình được xây dựng trên khu đất "vàng" ở số 1, đại lộ Lê Nin, phường Hưng Phúc, TP Vinh có diện tích rộng 52.000 m2.
Sau khi hoàn thành, trung tâm hành chính có tổng diện tích sàn 90.000 m2, đáp ứng nhu cầu làm việc cho 1.700 người. Tổng kinh phí xây dựng dự kiến gần 2.200 tỷ đồng.
Phối cảnh trung tâm hành chính tập trung tỉnh Nghệ An. Ảnh: N.A. |
Hiện, UBND tỉnh đang giao Sở Xây dựng sớm hoàn thiện phương án đầu tư trình cấp trên vào cuối năm 2015. Sở Tài chính tổ chức định giá tài sản của các Sở ban ngành hiện có để tìm nguồn vốn đầu tư.
Theo một lãnh đạo tỉnh, nguồn vốn để xây dựng trung tâm hành chính Nghệ An được huy động theo hình thức BT (Hợp đồng xây dựng – chuyển giao). Tỉnh kêu gọi nhà đầu tư.
Trước đó, Nghệ An cũng đã đưa vào sử dụng trụ sở UBND tỉnh mới cao 11 tầng với kinh phí khoảng 365 tỷ đồng từ vốn ngân sách. Ảnh: N.A. |
Ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ, trong quá trình triển khai xây dựng, các sở, ban ngành sẽ chuyển về trung tâm hành chính trung tâm. Tỉnh yêu cầu không được xây dựng mới, mở rộng trụ sở, chỉ được phép sửa chữa nhỏ để hoạt động đối với những cơ sở đã xuống cấp.
Trước đó, tỉnh Nghệ An cũng vừa đưa vào sử dụng trụ sở UBND tỉnh mới cao 11 tầng với kinh phí khoảng 365 tỷ đồng từ vốn ngân sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét