Tin tức chuyên ngành

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Hội thảo: Lịch sử chủ quyền Biển-Đảo Việt Nam được tổ chức trên nền Điện Kính Thiên

Tổng thuật và ảnh: Phạm Viết Đào.
 



Sáng nay, ngày 4/11/2015, tại 35 Điện Biên Phủ Hà Nội, Viện Các vấn đề phát triển và Viện Nghiên cứu biển Đông…. đã đứng ra tổ chức hội thảo: Lịch sử chủ quyền Biển-Đảo Việt Nam; Đây là hội thảo nằm trong các hội luận thuộc chương trình Minh Triết làm chủ Biển Đông do một số học giả, nhà khoa học, nhà văn hóa… những người bỏ ra thời gian để nghiên cứu, sưu tầm tập hợp, tổ chức…
Hội thảo được tổ chức ngay trên nền cũ của Điện Kính Thiên ( Đàn kính cáo Trời  mỗi khi triều đình, đất nước có những vấn đề hễ trọng có từ thời Lý).
Sau khi Việt Nam tiếp quản Hà Nội 10/1955, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu được xây dựng Đại sứ quán, tại khu vực đường Hoàng Diệu giao cắt với đường Điện Biên Phủ là vị trí của Điện Kính Thiên; Chọn vị trí này để xây sứ quán, phải chăng, Trung Quốc có ý muốn chặn, kiểm soát mọi ngả đường kêu cầu ngoại lực, trời đất của Việt Nam…
Nhà nghiên cứu Bùi Thiết, một học giả tham gia hội thảo cho biết: Điện Kính Thiên từ thời Lý có địa điểm nằm từ nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đường Hoàng Diệu đến khu vực Đại sứ quán Trung Quốc;
Có lẽ do nắm được phần nào lịch sử địa lý của Thăng Long- Hà Nội nên trung tâm Minh Triết do Giáo sư Nguyễn Khắc Mai là giám đốc đã tổ chức hội thảo sáng nay cũng ngay tại địa điểm này, để kính cáo với trời đất, tổ tông biết về một nguy cơ có thật cận kề: Biển đảo Việt Nam ở Biển Đông đang có nguy cơ bị Trung Quốc đe dọa xâm chiếm.

Đả đảo Tập Cận Bình; dừng ngay việc xâm lược Biển Đông 

Đây là cuộc hội thảo tập hợp những trí thức có tên tuổi hàng đầu đang sinh sống, làm việc tại mảnh đất Thăng Long, hội thảo được tổ chức một ngày trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Hà Nội để thảo luận về quan hệ song phương 2 nước Việt Nam-Trung Quốc, ngày 5 và 6/11/2015...
Mở đầu hội thảo, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai một trong những đồng chủ trì hội thảo long trọng tuyên bố: Đây là cuộc hội thảo tập hợp những trí thức, học giả tiêu biểu đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội; Hội thảo này tập hợp những con người luôn tìm cách bảo vệ những giá trị văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn hiến Hà Nội: đó là truyền thống thanh lịch; Cái Thanh Lịch của mảnh đất Thăng Long là cái thanh lịch của tinh thần hào hiệp, hòa ái, hào hoa, oai hùng... sẵn sàng đứng lên đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc chứ không phải là sự thanh lịch, hào hiệp, oai phong của những kẻ cưỡi trên những chiếc xe hơi đời mới, có gia ngang với hàng ngàn con trâu…
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai giới thiệu thêm: mặc dù cuộc hội thảo này tập hợp nhưng con người thanh lịch, nhằm bàn đến một nội dung cũng rất thanh lịch đó là bảo vệ biển đảo quê hương đang đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc lấn chiếm; Rất mong, cuộc hội thảo này được các cơ quan chức năng đối xử với nó một cách thanh lịch…
Để tổ chức cuộc hội thảo này, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cho biết: ông đã báo cáo với chính quyền sở tại nơi ông cư trú và chính quyền nơi tổ chức hội thảo và một số cơ quan chức năng, mời họ đến tham gia nghe, chứng kiến và có những cử chỉ hào hiệp, lịch duyệt để hội thảo thành công. Thế nhưng có vẻ như ai đó đã không có những ứng xử lịch duyệt với cuộc hội thảo với nội dung lịch duyệt bằng việc từ sớm, ai đó đã cho 1 chiếc xe buyt đậu chắn ngay trước án ngự, che lập mặt tiền của ngôi nhà tổ chức, chắc ngầm ý: nếu không cẩn thận sẽ mời các vị lên xe buyt tổ chức hội thảo ở nơi nào đó chăng…


Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cũng đã động viên, lên giây cót tinh thần cho các cử tọa tham gia: quý vị chuẩn bị nghe hội thảo và phát biểu trong tình thế có thể bị cúp điện; Nếu xảy ra điều đó thì chúng ta, những người dự hội thảo hôm nay có quyền tự hào: Chúng ta lịch sự và lịch duyệt hơn ai đó đã làm cái điều tự hạ thấp họ…
Mở đầu hội thảo, sau khi tuyên bố lý do và có đôi lời phi lộ, để phản bác lại ý kiến vô đạo của ông Tập Cận Bình cho rằng: Biển Đông, quần đảo Trường Sa "là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại" và Trung Quốc có "đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh", Giáo sư Nguyền Khắc Mai đã mời Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương đăng đàn phát biểu đầu tiên…
Với những kiến thức, tư liệu lịch sử dày công sưu tầm nghiên cứu, Giáo sư Trần Ngọc Vương cho phát biểu một số luận điểm đáng chú ý như sau:

1/ Nền văn hóa Trung Hoa:
Đất nước Trung Hoa do người Hán tạo dựng từ hàng ngàn năm nay phát sinh và phát triển trong khu vực sông Hoàng Hà; Người Trung Quốc từ cổ chí kim tự hào nền văn hóa Hoa Hạ, là nền văn hóa phát sinh và phát triển trong lưu vực này; Còn những vùng xung quanh Trung Quốc đặt cho những cái tên mang đầy tính miệt thị, coi khinh: Nam Man, Tây Nhung, Bắc địch, Đông Di…
Ngay từ thời cổ đại, nền văn hóa Trung Hoa, chủ yếu nằm ở bình nguyên sông Hoàng Hà bởi sự trù phú và bởi sự ngăn cách bởi điều kiện địa lý, bởi sơn hệ qua cao và hiểm trở ở phía đông và phía tây đã ngăn tầm nhìn của người Trung Hoa, khiến cho người Hán luôn tự coi mình là cái rốn của vũ trụ…
Trong tâm thức, triết lý sống của người Trung Hoa từ cổ đại không coi trọng giao thương buôn bán mà đặt Sĩ, Nông lên hàng đầu; Coi nền tảng kinh tế xã hội là tự cung tự cấp, do vậy, việc ông Tập Cận Bình tuyên bố: người Trung Quốc từ thời cổ đại đã quan tâm tới Trường Sa và Biển đông là cách nói lấy được thiếu căn cứ khoa học, văn hóa; Bởi bản chất văn hóa của người Hán đâu có trọng thương, đâu có trọng giao lưu buôn bán, luôn coi mình là con trời rồi thì giao tiếp với bên ngoài làm gì khoi trong con mắt người Trung Quốc: đông tây, nam bắc đều là man,di, địch…
Về ngôn ngữ, người Hán gắn chữ “ngoại” vào chữ “hải” ( biển ) để chỉ những người ra khỏi đất nước; điều này có nghĩa trong tâm thức người Trung Quốc coi đất liền mới là chủ quyền, lãnh thổ của chính quốc, biển không phải là nơi người Hán coi làm trọng…

2/ Về phương diện sử liệu


Căn cứ vào sử liệu Trung Quốc hiện còn lưu lại, ngay từ thời Hán, triều đình nhà Hán đã họp mấy ngày để bàn chuyện bỏ Châu Nhai, không coi là đất đai của Trung Quốc; mà Châu Nhai là đảo Hải Nam ngày nay…Đến Châu Nhai-đảo Hải Nam mà nhà Hán còn có ý định buông bỏ thfi thử hỏi tổ tiên nào của ông Tập Cận Bình mò tận Hoàng Sa, Trường Sa để đánh bắt hải sản, để bắt tìm đồi mồi, bào ngư, khi những cống vật này thường thấy sử sách ghi là do Giao chỉ cống nạp…
Sử sách Trung Quốc còn rành rành ra đó ?!
Mà theo sử sách Trung Quốc ghi nhận 10 vị hoang đế được xếp vào diện có công lập quốc thì có tới 9 vị đều xuất thân từ trung nguyên, từ khu vực sông Hoàng Hà; chỉ có Minh Thành Tổ là vị Hoàng đế duy nhất xuất thân từ phương Nam; Vậy thì làm sao lại có được tư duy biển; nghĩ tới việc chinh phục biển, đưa tàu thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa…
Nhà Minh theo sử sách là một trong những triều đại phát triển rực rỡ nhưng đã bị nghĩa quân Lam Sơn đánh cho tơi tả; xin hòa mà thực chất là hàng mà quay về…Lịch sử hàng hải Trung Quốc có ghi việc Trịnh Hòa là người Trung Hoa đầu tiền có tư duy hướng biển, đưa thuyền bè đi chinh phục biển cả…
Lịch sử thế giới cũng đã ghi nhận Trịnh Hòa nhưng thực ra ông có phải gốc gác là người Trung Quốc; Trịnh Hòa là người có gốc Arập; Có điều sau những chuyến hải hành với những tư liệu công phu, hải thuyền Trịnh Hòa đã bơi tới Ấn Độ Dương; thế nhưng sau khi Minh Chuyên Tông mất năm 1435, các đại thần nhà Minh đã lên án chuyện đi biển tốn kém, vô bổ của Trịnh Hòa, sau đó cho bí mật tiêu hủy toàn bộ tàu thuyền, tài liệu ghi chép của Trịnh Hòa về hải hàng và đồng thời ban hành Hải Cấm, cấm tiệt việc cho tàu thuyền đi biển tốn kém mà không mang lại lợi lộc gì.
Những chuyện này sử sách Trung Quốc còn ghi chép đầu đủ; Thế thì cha ông nào của ông Tập Cận Bình nghĩ đến chuyện bá chủ Biển Đông; Đầy là điều do Tập Cận Bình ngoa ngôn, tự phịa, ngụy tạo chứng cứ lịch sử…
Đứng về phương diện dân tộc học mà xem xét: Hiện nay theo thống kê, số người Hoa ở nước ngoài khoảng 50 triệu; trong đó tới 30 triệu người có gốc từ Quảng Đông…Tại sao người Quảng Đông lại phải bỏ xứ mà sang các xứ khác như Đông Nam Á để mà làm ăn sinh sống?
Điều này chỉ có thể giải thích: người ta không thể sống với cái tư duy nội địa, hướng nội,  nên phải tìm xứ khác mà lập nghiệp…
Đưa những bằng chứng này ra để thấy từ cổ chi kim, cha ông của ông Tập Cận Bình không coi biển là cái đinh gì, coi thường nó, coi khinh nó; Do vậy, giờ đây thấy thế giới quan tâm tới biển, thấy Biển Đông trở thành vùng qiển quan trọng nên Tập Cận Bình mới hô hoán lên: Tổ tiên của ông ta đã làm chủ Biển Đông…
Giáo sư Trần Ngọc Vương thách thức các nhà nghiên cứu Trung Quốc và thế giới tìm ra một vết tích nào trong chính sử Trung Quốc chép việc người Trung Quốc đã cắm mốc chủ quyền, ra Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông làm ăn, khai thác hải sản…
Sau Giáo sư Trần Ngọc Vương là diễn giả Đinh Kim Phúc từ Sài Gòn bay ra; Đinh Kim Phúc mặc dù là một nhà nghiên cứu tự do, không “nhãn mác” quốc doanh nhưng ông đã có nhiều nghiên cứu, sưu tầm mà khi ông lên diễn đàn được cử tọa nhiều lần hoan nghênh…
Công trình nghiên cứu của Đinh Kim Phúc được tập hợp trong một bộ phim tài liệu đã được Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu, nhiều đài ở nước ngoài trong đó ở Mỹ chiếu và được Việt kiều rất quan tâm và hoan nghênh. Theo Đinh Kim Phúc, biển Đông và quan hệ Trung-Việt về Biển Đông trở thành chất keo dính lôi kéo, đoàn kết người Việt lại với nhau. Trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình vừa qua, nhiều người Việt hải ngoại cùng với người Hồi, người Tạng ở Mỹ đã tập hợp nhau lại để phản đối Tập Cận Bình và Đảng CS Trung Quốc nhưng không thấy ai giương biểu ngữ phản đối Đảng CS Việt Nam…
Đinh Kim Phúc cung cấp thông tin: Biển Đông từ lâu trở thành quân cờ nằm trong tay các nước lớn, họ dùng để mặc cả, kiềm chế nhau. Ví như năm 1951, Liên Xô lúc đó là đồng minh của miền bắc là đưa ra Liên hiệp quốc đề nghị: Giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc mà lại không đề nghị giao cho chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh, mặc dù lúc đó Liên Xô đã công nhận chính phủ Hồ Chí Minh ? May mà lúc đó chính phủ Báo Đại phản đối nên Liên Hiệp quốc đã không chấp thuận giao cho Trung Quốc ?

Tại sao vậy? Theo Đinh Kim Phúc: sở dĩ có chuyện này là do Liên Xô nhìn thấy trước khu vực Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng của Mỹ, do đó giao cho Trung Quốc để kiềm chế Mỹ…
Điều này giống như việc Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 để đưa Trung Quốc vào kiềm chế Liên Xô ?
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cung cấp thông tin:Năm 1602 đã vẽ bản đố Trung Quốc, trong tấm bản đồ này khu vực Biển Đông được chú thích là khu vực triều cống…
Tấm bản đồ này hiện được lưu tại Quốc hội Mỹ và được một thương gia người Mỹ mua với giá 1 triệu USD? Nếu bản đồ này ghi Biển Đông là thuộc Trung Quốc thì chắc người Mỹ không mua nổi…

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng đăng đàn, với một chất giọng hùng hồn, nhiệt huyết, ông nêu vấn đề: Tại sao người Trung Hoa là người đầu tiên của thế giới phát minh ra la bàn, công nghệ in, thuốc súng mà lại không được sử dụng áp dụng vào phát triển kinh tế xã hội; Trung Quốc phát triển tới thế ký XVII-XVIII thì dừng và chịu đứng yên để phương Tây vượt mặt…
Trung Quốc phát minh ra la bàn chỉ để dò tìm long mạch chứ không dùng nó để làm công nghệ chinh phục biển, phát triển kinh tế-xã hội; Trung Quốc phát minh ra giấy và mực in nhưng không phải sử dụng nó để tạo điều kiện cho tự do thông tin, tự do tư tưởng, những yếu tố để kinh tế-xã hội phát triển mà họ lại đốt sách chôn nho…
Như vậy triết học nhân sinh về khoa học của người Trung Quốc có vấn đề, hủ bại…Nhiều phát minh khoa học, kỹ thuật của người phương tây phát triển sau thế nhưng họ lại thúc đẩy xã hội, quốc gia bứt phá lên được. Điều này chỉ có thể giải thích là do bởi sự cản trở, kìm hãm chế độ chính trị toàn trị phong kiến tàn bạo đã làm cho họ tụt hậu với thế giới…
Tại sao Việt Nam lại phải chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Liên Xô mãi thế, khi 2 quốc gia này là quê hương của chế độ phong kiến tập quyền hủ bại nhất thế giới ?
Có thể do đụng đến vấn đề nhạy cảm này nên đến đây thì điện bị cúp; Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng vẫn hăng hái: Tôi đã quen gào ớ các giảng đường ở châu Phi trong thời tiết nóng bức và không có điện…Điều Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng lấy làm lạ là người Philippines dám kiện Trung Quốc, dám có những tuyên bố đặp vào mặt Tập Cận Bình; còn Việt Nam đã đánh Mỹ, đánh Pháp, đánh cả Trung Quốc sao bây giờ lại nhũn nhi chi chi, không dám gào lên để thế giới người ta biết mà bênh mình…
Diễn giả cuối cùng được mời lên đăng đàn đó là Thiếu tướng Lê Mã Lương, anh hùng quân đội. Ông cho biết ông đã tham gia nhiều hội thảo về biển đảo; ông từng đánh ở Quảng Trị năm 1972, đánh biên giới phía bắc với quân Trung Quốc, đã vuốt mắt cho nhiều động đội là hải quân…
Là một người lính vào sinh ra tử, đến diễn đàn này, cò nhiều điều Lê Mã Lương muốn nói, có nhiều điều ông cảm thấy đắng lòng vì chưa nói được, không nói được…Ông đã tưng tham gia để có những nghĩa cử tri ân những người lính đã ngã xuống bảo vệ biển đảo, trong đó cả với những người lính của quân đội Việt Nam cộng hòa. Ông cho biết ông đã hoàn thành một cuốn sách đầy tâm huyết về việc bảo vệ biển đảo, nhưng chưa được phép in, mặc dù ông đã trực tiếp gặp những người có trách nhiệm là bạn chiến đấu của ông đề đạt…


Ông băn khoăn một điều: tại sao Bộ Giáo dục lại có ý định đưa môn Lịch sử thành môn học tự chọn của học sinh? Cách đây 2 năm chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Giáo dục biên soạn sách lịch sử đưa cuộc chiến biên giới phía Bắc và Tây Nam vào, thế nhưng Bộ Giáo dục Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục vẫn án binh bất động…Giờ lại có ý định nhập môn lịch sử vào với các môn kỹ năng cuộc sống, môn bảo vệ an ninh quốc gia. Tướng Lê Mã Lương không tán thành cách làm này của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục: xem nhẹ môn lịch sử; Xem nhẹ việc truyền thụ các kiến thưc về bảo vệ Tổ quốc của cha ông !
Buổi hội thảo kéo dài hơn 12 giờ trưa. Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cảm ơn các cử tọa tới tham gia các diễn giả và ghi nhận cơ quan chức năng cũng không quá bất lịch sự; bằng chứng là chỉ mất điện một lúc khi Giáo sư Trần Ngọc Vương và Nguyễn Đăng Hưng phát biểu; còn đến lượt Tướng Lê Mã Lương thì mocro lại hoạt động bình thường…


Kết thúc, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai đưa ra sáng kiến: ông trưng một tờ giấy khổ lớn, tự tay ông viết bằng 2 thứ tiếng: Tiếng Trung và tiếng Anh: Đả đảo Tập Cận Bình xâm lược biển đảo của Việt Nam; Ông đề nghị an tán thành thì ký tên; Nhiều người đã ủng hộ ký vào tờ giấy khổ lớn này…



P.V.Đ.


'Việt Nam quá mềm với TQ'

  • 6 giờ trước




Image copyrightAlexey Kudenko RIA Novosti Getty Images
Image captionÔng Tập thăm Việt Nam ngay trước thềm Đại hội 12

Cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Minh Thuyết nói Việt Nam đã có thái độ quá mềm mỏng đối với Trung Quốc.
Phát biểu của ông Thuyết được đưa ra trước Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt được phát trực tiếp từ 19:30-20:00 ngày 5/11, ngày Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam và gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp ở Hà Nội.
Giáo sư Thuyết cũng nói ông không hoan nghênh chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và nói thêm:
"Việc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trong suốt quá khứ gắn liền với những người lãnh đạo ở Trung Nam Hải và những hành động gần đây gắn liền với tập đoàn ở Trung Nam Hải do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
"Nhưng việc ông Tập Cận Bình được mời sang Việt Nam cũng là việc bang giao bình thường giữa hai nước láng giềng và tôi nghĩ tập thể lãnh đạo hai nước cũng cần phải có những sự bàn bạc, trao đổi để giải quyết vấn đề trong quan hệ hai nước."

'Vi phạm trắng trợn'

Giáo sư Thuyết cũng nói cần tránh để xảy ra chiến tranh nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Việt Nam quá mềm mỏng trước Trung Quốc.




Image copyrightAFP
Image captionGiáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói ông "không hoan nghênh" ông Tập tới Việt Nam

"Thực ra thì những phản ứng của Việt Nam trong thời gian qua trước những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, thậm chí là xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam thì đối với nhiều người người ta thấy là khó hiểu.
"Tôi thấy tương quan lực lượng giữa hai bên cũng khá là chênh lệch và Việt Nam cũng thực hiện chính sách khéo léo, mềm mại để giải quyết vấn đề.
"Nhưng có thể nói đối với những người lãnh đạo Trung Quốc hiện nay với tư tưởng bành trướng của họ thì không thể thực hiện những phương pháp như thế được.





"Thực ra không ai muốn chiến tranh và tốt nhất là không để xảy ra chiến tranh nhưng chúng ta cũng có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn để đòi lại chủ quyền lãnh thổ, hoặc ít ra khẳng định mạnh mẽ lập trường của mình trước công luận.
"Tôi lấy thí dụ có thể hành động như Philippines, đấy cũng là một trong những phương án mình cần phải lựa chọn để Trung Quốc họ cũng phải chùn tay khi thực hiện những hành động khiêu khích, những hành động xâm chiếm, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam rất là trắng trợn như trong thời gian vừa qua và ngay cả hiện nay.
"Hiện nay Trung Quốc vẫn không ngừng bồi đắp những đá nhân tạo, những đá đã chiếm của Việt Nam, thậm chí họ còn sân bay trên những đá chiếm của Việt Nam.
"Đó là những bước đi nguy hiểm, vi phạm công ước quốc tế."
Trong khi đó Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền "không thể tranh cãi" của họ tại các quần đảo Hoàng Sa mà hiện Bắc Kinh chiếm toàn bộ và Trường Sa nơi họ chiếm một số ít đảo so với các nước như Việt Nam và Đài Loan.

'Bàn tròn thứ Năm'

Các khách tham gia Bàn tròn thứ Năm của BBC từ 19:30-20:00 tối 5/11 sẽ thảo luận về ảnh hưởng của chuyến thăm Việt Nam lần này của chủ tịch Trung Quốc trong bối cảnh có những lời kêu gọi tẩy chay chuyến thăm vốn diễn ra sau khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ấm nóng thêm.
Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, nhận định với BBC trong tuần trước:
"Tôi đánh giá chuyến đi này của ông Tập Cận Bình không phải là chuyến đi chủ động mà chuyến đi này xảy ra sau khi có chuyến đi sang Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Bởi vì khi hạ đặt giàn khoan 981, nhiều thông tin quốc tế cho thấy phía Việt Nam và đặc biệt là tổng bí thư cũng đã nhiều lần đề nghị tiếp xúc nhưng cũng khoảng 20 lần từ chối.
"Vấn đề chuyến đi chỉ đặt ra gần đây nhất sau chuyến đi Mỹ của tổng bí thư, phó thủ tướng Trung Quốc sang và thông báo ngay Tập Cận Bình sẽ sang."
Bàn tròn thứ Năm cũng đang mời một phó giáo sư Trung Quốc, người nói thành thạo tiếng Việt tham gia chương trình.
( BBC )


Tờ Giáo dục Việt Nam viết rằng 'chuyến thăm của ông Tập đến Việt Nam mang màu sắc nhanh chân chạy trước'.
Tờ Giáo dục Việt Nam viết rằng 'chuyến thăm của ông Tập đến Việt Nam mang màu sắc nhanh chân chạy trước'.

Một tờ báo đã gỡ bỏ bài, trong đó dẫn bình luận nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tỏ ra “nhanh chân” hơn ông Obama trong ván cờ Trung - Mỹ ở Biển Đông” khi tới thăm Việt Nam trong hai ngày sắp tới.

Tờ Giáo dục Việt Nam cuối tháng trước đã trích bài viết của một tờ báo Trung Quốc ở hải ngoại, trong đó viết rằng “trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt chân đến Châu Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quyết định thăm chính thức Việt Nam và Singapore từ 5/11 đến 7/11”.

“Mục đích chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là nhằm ngăn chặn can thiệp của Mỹ vào Biển Đông và thúc đẩy cái gọi là đàm phán song phương theo lộ trình các bước và tần suất đàm phán do Trung Quốc đặt ra tránh để quan hệ giữa Hoa Kỳ với một số nước ASEAN mật thiết hơn nữa?!”, tờ báo viết.

Tờ Giáo dục Việt Nam còn viết thêm rằng chuyến thăm của ông Tập “mang màu sắc nhanh chân chạy trước”.

Tuy nhiên, tới ngày 4/11, tức một ngày trước khi ông Tập tới Hà Nội, bài báo này không còn xuất hiện trên trang web của tờ báo thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Khi bấm vào đường dẫn bài báo trước đây thì chỉ nhận được thông báo: “Không tìm thấy trang bạn cần tìm! Rất tiếc trang web bạn cần tìm không tồn tại hoặc có thể đã được chuyển sang địa chỉ khác”.


Bài viết đã được gỡ xuống khỏi trang Giáo dục Việt Nam.
                                   Bài viết đã được gỡ xuống khỏi trang Giáo dục Việt Nam.

Trong khi đó, một bài báo khác viết về lịch trình chi tiết chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc không còn trên trang web của báo điện tử VTC.

Giới quan sát cho rằng việc các tờ báo phải gỡ bài liên quan tới ông Tập cho thấy sự nhạy cảm trong quan hệ Việt – Trung cũng như mối bang tay ba Hà Nội, Washington và Bắc Kinh.

Động thái trên xảy ra trong bối cảnh nhiều cuộc biểu tình quy mô nhỏ, phản đối chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc, đã diễn ra ở cả Hà Nội và TP HCM trong ngày hôm qua và hôm nay.

Facebooker Nguyễn Văn Phương, một trong các thành viên tích cực của câu lạc bộ bóng đá No-U, cùng hàng chục người khác xuống đường biểu tình ở Hà Nội hôm 3/11.

Ông Phương nói với VOA Việt Ngữ lý do lên tiếng hô vang các khẩu hiệu phản đối ông Tập Cận Bình:

“Tôi không chào đón ông ta vì việc một kẻ đứng đầu một đất nước đang xâm chiếm biển đảo, và quân đội của họ vẫn đang đánh đập, bắt bớ ngư dân của mình thì họ không hề có một ý tốt đẹp nào với mình cả. Cho nên chúng tôi không muốn tiếp đón một người lãnh đạo của Trung Quốc. Họ sang đây, theo cá nhân tôi nghĩ rằng, nó chỉ mang tính chất răn đe, hoặc đe dọa nào đấy đối với lãnh đạo của Việt Nam thôi. Chúng tôi là người dân và chúng tôi muốn biểu thị sự phản đối họ.”

Anh Phương nói thêm rằng giới lãnh đạo Việt Nam có thể biết về cuộc biểu tình, nhưng “chưa bao giờ lắng nghe người dân, nhất là trong vấn đề về chủ quyền biển đảo”.

“Qua rất nhiều năm và các cuộc biểu tình nổ ra, nhưng chính sách của họ không có gì thay đổi, vẫn theo đuổi chính sách lệ thuộc vào Trung Quốc”, Facebooker này nói thêm.

Theo dự kiến, ông Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du hai ngày tới Việt Nam vào ngày mai, 5/11. Ngoài các cuộc hội kiến với giới lãnh đạo Việt Nam, ông Tập còn có bài phát biểu trước Quốc hội cũng như gặp gỡ thanh niên Việt Nam.

Về nội dung các cuộc thảo luận này, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nhận định với VOA Việt Ngữ  rằng lãnh đạo Việt – Trung “không thể không đề cập tới tham vọng của Trung Quốc về chủ quyền chiếm tới 90% diện tích biển Đông”. Ông nói thêm:

“Vấn đề biển Đông có thể sẽ được đề cập đến, tất nhiên, có thể dưới các hình thức khác nhau. Nhưng chắc chắn là không thể không đề cập tới chuyện này. Đây là câu chuyện hết sức là nóng, hết sức phức tạp. Và muốn thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển theo thiện chí, thì chắc chắn phải cùng nhau xem xét lại vấn đề này, để tìm ra được câu trả lời mà hiện nay dư luận đang quan tâm”.

Ông Trục nói thêm rằng hiện có nhiều ý kiến trên mạng xã hội, kêu gọi tẩy chay chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, “với những tình cảm trào dâng và bức xúc” mà ông “rất chia sẻ”.

Tuy nhiên, cựu quan chức này nói thêm rằng “trong bối cảnh hiện nay, muốn bảo vệ các quyền và lợi ích của mình, dù khó khăn, nhưng vẫn phải bình tĩnh tận dụng tất cả các cơ hội có thể được để có thể ngồi lại với nhau để cùng nhau đàm phán để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.

“Nếu bây giờ mà làm căng với Trung Quốc thì xung đột và tranh chấp có thể xảy ra,” ông Trục nói thêm.

Trong khi đó, báo chí Việt Nam trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng trong khi ông Tập ở Việt Nam, hai bên sẽ “trao đổi tất cả các nội dung lớn trong quan hệ giữa 2 nước mang tầm chiến lược, phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa, thương mại”.

“Đương nhiên không những tăng cường quan hệ 2 nước trên các lĩnh vực mà những vấn đề gì trong quan hệ giữa 2 bên cũng có thể trao đổi, trong đó có vấn đề Biển Đông”, ông Minh được trích lời nói.

(VOA)

Bình thường nhưng bất bình thường

Cát Linh, phóng viên RFA
2015-11-03
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (minh họa)
 AFP

Trong chuyến công du Việt Nam hai ngày 5 và 6 tháng 11 này, ngoài việc gặp gỡ, hội đàm với các nhân vật cao cấp nhất của Việt Nam, trong lịch trình làm việc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn có bài diễn văn đọc trước quốc hội Việt Nam. Dường như đây là tiền lệ chưa từng có đối với Quốc hội Việt Nam. Các nhà quan sát và các chuyên gia trong, ngoài nước nói gì về sự việc được cho là đặc biệt này.
Một sự việc không bình thường
Việc một nguyên thủ quốc gia có bài diễn văn nói trước quốc hội nước bạn là điều không mới lạ trong mối quan hệ bang giao của các nước, kể cả giữa nước tư bản và nước Xã hội chủ nghĩa. Vào giữa tháng 11 năm 2014, sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G20, ông Tập Cận Bình đã đọc bài diễn văn trước Quốc hội của Úc. Bà cựu thủ tướng Úc Julia Gillard cũng từng đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Mỹ trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ.
Nhưng nếu nói về tầm quan trọng thì việc một quốc gia mời nguyên thủ nước bạn đọc diễn văn trước Quốc hội là một sự việc có ý nghĩa to lớn trong quan hệ giữa hai nước.
Chính vì thế mà trong bối cảnh hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là trong lịch sử các chuyến công du của các nguyên thủ quốc gia khác đến Việt Nam, thì sự kiện chưa từng diễn ra và chưa có tiền lệ đối với Quốc hội Việt Nam trở thành chuyện mang tính tế nhị chính trị.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội cho biết nhận định của mình:
“Tôi nghe tin này thì tôi cũng cảm có một cái gì bất ngờ, không bình thường, không hiểu người ta nghĩ thế nào mà người ta để ông Tập Cận Bình nói chuyện trước Quốc hội. Đó là một phong cách hiếm khi thấy các nước Xã hội chủ nghĩa làm và những việc nói trước Quốc hội thường là những việc của các nước dân chủ. Đó là 1 việc làm cho tôi hơi bất ngờ.”
Sự việc này cũng được cho là một điều không bình thường đối với nhà đấu tranh dân chủ trong nước Nguyễn Quang A. Trước tiên, ông xác nhận rằng việc đọc diễn văn trước Quốc hội của một nước là một điều từng xảy ra trong rất nhiều chuyến công du của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, với Việt Nam thì hiếm khi xảy ra. Và trong trường hợp này thì càng đặc biệt hơn. Theo lời ông thì “có thể là một sự nhượng bộ nào đấy đối với đòi hỏi của Trung Quốc.”
Tôi nghe tin này thì tôi cũng cảm có một cái gì bất ngờ, không bình thường, không hiểu người ta nghĩ thế nào mà người ta để ông Tập Cận Bình nói chuyện trước Quốc hội. Đó là một phong cách hiếm khi thấy các nước Xã hội chủ nghĩa
Luật sư Trần Quốc Thuận
“Thực sự là một quốc khách phát biểu trước quốc hội của một nước là chuyện cũng thường xảy ra, không lạ gì cả. Nhưng riêng ở Việt Nam thì rất rất hiếm khi xảy ra những việc như vậy. Và lần này, cuộc viếng thăm của ông Tập Cận Bình ngay trước Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp đến, rồi Quốc hội đang họp thì tôi nghĩ là việc phát biểu của ông ấy trước Quốc hội là một điều gì đấy rất đặc biệt và có lẽ chỉ sau khi ông phát biểu thì có thể bình luận 1 cách chính xác. Nhưng riêng sự kiện đấy thì tôi cho là 1 sự kiện không bình thường cho lắm với tình hình Quốc hội Việt Nam từ trước đến nay.”
Luật sư Trần Quốc Thuận, với cương vị từng là Phó chủ nhiệm Thường trực văn phòng Quốc hội cũng nói rằng theo trí nhớ của ông, thì trong thời gian 20 năm trở lại đây, điều này chưa từng xảy ra với Quốc hội Việt Nam.
Tạo ảnh hưởng trước Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Với nhà báo, nhà quan sát Lưu Tường Quang ở thành phố Sydney, Australia thì bên cạnh việc cho rằng đây cũng là sự việc không mới lạ trong bang giao thông thường giữa các quốc gia, điều mà ông quan tâm đặc biệt đó là chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra vài tháng trước Đại hội Đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Nếu nói về trong bang giao thông thường thì không có gì mới lạ ngoài chuyện các nguyên thủ quốc gia hay các lãnh tụ thăm viếng lẫn nhau. Nhưng trong bối cảnh đặc biệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh thì việc ông Tập Cận Bình thăm viếng Việt Nam chỉ vài tháng trước khi Đại hội thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam thì nó có 1 ý nghĩa đặc biệt. Ý  nghĩa đó theo tôi nghĩ là ông Tập Cận Bình muốn tạo ảnh hưởng trong vấn đề bầu cử bộ chính trị mới.”
Trong chuyến công du Hoa Kỳ vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tổ chức Đại hội Đảng ở Việt Nam, trong bài bài phát biểu trước CSIS, Viện nghiên cứu chiến lược và ngoại giao Hoa Kỳ.
Và điều làm cho tôi lo lắng nhất là không biết ông Tập Cận Bình đứng trước quốc hội ổng sẽ nói gì. Nếu ổng nói là Trung Quốc đã có chủ quyền ở biển Đông, đường lưỡi bò hàng ngàn năm thì lúc đó quốc hội họ sẽ có ý kiến ra làm sao
Luật sư Trần Quốc Thuận
“Việt Nam chúng tôi, mỗi một kỳ Đại hội Đảng là một trong những sự kiện quan trọng nhất của đời sống chính trị Việt Nam. Năm năm chúng tôi tiến hành đại hội Đảng một lần, mỗi một lần là đánh dấu 1 mốc phải nói là lịch sử. Đại hội lần này chúng tôi sẽ kiểm điểm lạ, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội.”
Nói về mối liên hệ giữa việc ông Tập Cận Bình đọc diễn văn trước Quốc hội Việt Nam và kỳ hợp của Đại hội Đảng sắp đến của Việt Nam, ông Lưu Tường Quang cho rằng đây là một hình thức công khai chiến lược quan hệ giữa hai nước, chuẩn bị cho một đội ngũ nhân sự chính trị mới.
“Hầu hết những thành viên của Uỷ ban Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam cũng là những người có mặt trong Quốc hội. Cho nên việc ông đọc bài diễn văn, ngoài thể thức thông thường còn là 1 hình thức công khai nhằm ảnh hưởng suy nghĩ, chiều hướng tương lai của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Theo nhận định này của ông Lưu Tường Quang, thì hình thức công khai đó cũng nhằm mục đích ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư duy của những người mà họ sẽ có lá phiếu bầu cử cho thành phần mới của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Quang A thì có ý kiến khác. Ông không cho rằng việc này ảnh hưởng đến quốc hội mới vì theo ông, quốc hội này cũng chỉ còn nửa năm của nhiệm kỳ.
“Chủ yếu là nó có thể ảnh hưởng đến cái chuyện nhân sự gì đó của Đảng Cộng sản Việt Nam, người ta hay đồn đoán như vậy, nhưng không rõ thực hư thế nào.”
Rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng liệu ông Tập có lập lại lời xác nhận chủ quyền biển Đông như đã từng nói trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng vào tháng Chín vừa qua hay không? Luật sư Trần Quốc Thuận xác nhận rằng đó là một câu hỏi lớn.
“Và điều làm cho tôi lo lắng nhất là không biết ông Tập Cận Bình đứng trước quốc hội ổng sẽ nói gì. Nếu ổng nói là Trung Quốc đã có chủ quyền ở biển Đông, đường lưỡi bò hàng ngàn năm thì lúc đó quốc hội họ sẽ có ý kiến ra làm sao.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì lên tiếng cho rằng:
“Nếu ông ấy khẳng định như thế ở Ba Đình thì các đại biểu Quốc hội Việt Nam nên đứng lên và bỏ ra ngoài.”
Cho đến giờ phút này, tất cả chúng ta, những ai quan tâm đến chính trường Việt Nam đều trông chờ xem ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nói gì trong bài diễn văn của mình trước Quốc hội Việt Nam. Và cũng đã có người nêu câu hỏi nếu mời ông Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc Hội Việt Nam, liệu đó có phải là là tiền lệ để nguyên thủ những nước khác, chẳng hạn như Tổng thống Hoa Kỳ, cũng được mời đọc diễn văn trước các đại biểu Quốc Hội Việt Nam hay không?
( RFA )

Vì sao tọa đàm của chúng tôi bị cắt điện?

6 giờ trước
Một cuộc tọa đàm về lịch sử chủ quyền Biển đảo Việt Nam của một nhóm tư ở Hà Nội tổ chức một ngày trước chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bị 'cúp điện' và chính quyền cử 'an ninh' tới theo dõi, theo đại diện Ban Tổ chức.
Trao đổi với BBC hôm 05/11/2015 từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói:
"Khi biết ông Tập Cận Bình sang Việt Nam, chúng tôi nghĩ rằng nên họp mặt giới trí thức, đại diện cho giới trí thức, một nhóm những nhà nghiên cứu, trong đó có những bạn trẻ, thanh niên, sinh viên, để phản biện tuyên bố của ông ta về Tổ tiên người Trung Hoa từ thời cổ đại đã làm chủ và có chủ quyền ở Biển Đông, đấy là tuyên bố mà bà Hillary Clinton bảo là 'không biết xấu hổ'.
"Là bởi vì ông chẳng có căn cứ nào trong lịch sử và tất cả các thư tịch của Trung Hoa mà họ viết, thì không bao giờ họ chứng minh cho được điều ấy.
"Thành ra chúng tôi muốn đón ông Tập bằng một phản biện nói cho rõ là chủ quyền Việt Nam ở biển đảo từ ngàn xưa là như thế nào, vì thế chúng tôi tổ chức Tọa đàm là "Lịch sử Chủ quyền về Biển Đảo của Việt Nam".

Không muốn dân tỏ thái độ?

Nhà nghiên cứu cho biết thêm về phản ứng của chính quyền Việt Nam đối với Tọa đàm này.
Ông nói: "Họ cũng ngại, cho nên họ cho xe bus với quân xa đến để mà phòng hờ có chuyện gì ấy, và họ cũng cho một ít anh chị em an ninh rồi thì dư luận viên đến trà trộn vào trong cử tọa để ngồi nghe ngóng.
"Thế nhưng vì thái độ của chúng tôi rất là đàng hoàng, rất là đúng mực và cũng cương quyết thực hiện, lúc đầu thì họ cắt điện, nhưng mà sau đó chúng tôi cứ tiếp tục, không cần điện vẫn họp bình thường, và bày tỏ một thái độ rất đồng tình, rất là văn hóa và chúng tôi cũng phê phán cách làm như vậy.
"Và chúng tôi nói là nếu tôi mà là anh Chung (Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung), vừa được bầu vào làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, thì chúng tôi sẽ không làm như vậy, mà chúng tôi sẽ cho người đem lẵng hoa đến chào mừng việc này.
"Sau một vài câu nói vui vẻ như thế thì họ lại cấp điện trở lại bình thường, đây cũng là một sự cố để thấy rằng trong chính quyền Hà Nội, có những người mà họ không muốn cho nhân dân bày tỏ thái độ, lòng yêu nước một cách đàng hoàng, thì cái ấy là cái không hay," ông Nguyễn Khắc Mai nói với BBC.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét