Tin tức chuyên ngành

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Theo TS Trần Công Trục: Rất có thể tại Quốc hội, ông Tập Cận Bình tuyên bố sẽ trả Hoàng Sa cho Việt Nam ?!




Người Việt nên ứng xử ra sao với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình?


(GDVN) - Sự đón tiếp chân tình, trọng thị của chúng ta sẽ tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện để làm tiền đề cho việc hai bên ngồi vào bàn đối thoại với nhau.

LTS: Xung quanh chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cuối tuần này, dư luận Việt Nam còn những nhận thức khác nhau. Tiến sĩ Trần Công Trục gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết của ông về vấn đề này, xin giới thiệu cùng quý bạn đọc.
Ông Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam khi còn là Phó Chủ tịch nước, ảnh: Tân Hoa Xã.
Một sự kiện đối ngoại quan trọng của Việt Nam sắp diễn ra trong ngày 5, 6/11 này khi ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam trên 2 cương vị, người đứng đầu đảng và nguyên thủ quốc gia Trung Quốc.

Chuyến thăm được nhiều kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển lành mạnh, đồng thời là cơ hội để hai bên thống nhất lại một lần nữa thỏa thuận nguyên tắc mang tính pháp lý phố biến, phản ánh tinh thần thật sự cầu thị, bình đẳng, cùng có lợi, nhằm định hướng và chỉ đạo cho hai bên tiếp tục đàm phán thực chất, giải quyết các mâu thuẫn bất đồng về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông vốn đang trở thành lực cản trong quan hệ hai nước.
Bởi lẽ có những bất đồng mâu thuẫn liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông cùng những hành động phá vỡ hiện trạng mà phía Trung Quốc tiến hành, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế nên khiến dư luận bất bình, lo ngại.
Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến một số quan điểm trong dư luận Việt Nam tỏ ra không thiện chí, thậm chí là phản đối chuyến thăm này. Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng quan điểm này lợi bất cập hại.
Tình cảm thiêng liêng với chủ quyền quốc gia dân tộc của mỗi người con đất Việt đều đáng nâng niu, trân trọng, lắng nghe, nhưng cách thể hiện sao cho có lợi nhất cho đất nước, cho dân tộc, cho cộng đồng khu vực và quốc tế trong bối cảnh phức tạp như hiện nay mới là điều đáng bàn và nên thống nhất trong hành động.
Cha ông ta vẫn dạy rằng "cả giận mất khôn" để răn con cháu, trong tình huống khó khăn nào cũng phải cố giữ bình tĩnh, sáng suốt để xử lý các tình huống, đừng để cái nóng giận nhất thời nó lôi mình đi quá xa.
Đó là trong đời sống thường nhật của mỗi người, trong quan hệ giữa hai quốc gia mà lịch sử đã từng có nhiều khúc mắc, thăng trầm với nhau như Việt Nam và Trung Quốc, nhất là những khúc mắc khó khăn phức tạp như vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay, chúng ta càng cần phải tỉnh táo và sáng suốt hơn.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc có những giai đoạn hòa bình, hữu nghị, đồng chí anh em và cũng có những giai đoạn hai bên hai đầu chiến tuyến, xung đột và đổ máu. Những lúc quan hệ hai nước khó khăn, trục trặc, tâm lý xã hội, công tác tuyên truyền, áp lực dư luận ở mỗi nước có hảnh hưởng tác động rất lớn đến quyết sách của các nhà lãnh đạo.
Trong khi đó cả hai đều xác định, dù mâu thuẫn đến đâu thì nhà có thể chuyển chứ nước láng giềng thì bất di bất dịch. Do đó tìm cách chung sống hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, bảo vệ môi trường khu vực ổn định, bảo vệ công lý và lẽ phải mới là lựa chọn tối ưu.
Bởi vậy cá nhân tôi cho rằng trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình, chúng ta với tư cách chủ nhà cần có sự tiếp đón trọng thị, lịch sự, văn minh theo đúng thể thức ngoại giao dành cho nguyên thủ quốc gia.
Thứ nhất, điều đó thể hiện truyền thống nhân văn, hiếu khách của người Việt Nam từ xưa đến nay; Thứ hai là phù hợp với thông lệ quốc tế và cách ứng xử văn minh trong quan hệ đối ngoại quốc tế hiện nay; Thứ ba là để đáp lễ về mặt ngoại giao đối với sự tiếp đãi trọng thị mà phía Trung Quốc đã dành cho lãnh đạo nước ta, đặc biệt là chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tháng 4 vừa qua.
Ông Tập Cận Bình đã tổ chức tiếp đón trọng thị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc tháng 4 vừa qua, ảnh: Tân Hoa Xã.
Thứ tư và quan trọng hơn cả theo cá nhân tôi là, sự đón tiếp chân tình, trọng thị của chúng ta sẽ tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện để làm tiền đề cho việc hai bên ngồi vào bàn đối thoại với nhau một cách thiện chí, cầu thị, trên cơ sở pháp lý quốc tế để tìm cách tháo gỡ những bất đồng, mâu thuẫn, đặc biệt là vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của Việt Nam cũng như khu vực, quốc tế ở Biển Đông.
Muốn đàm phán hòa bình, đầu tiên phải có thiện chí đối thoại. Không ai muốn chiến tranh, xung đột, giải quyết mâu thuẫn bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế là ưu tiên lựa chọn cho cả hai phía Việt Nam, Trung Quốc cũng như các bên có liên quan khác ở Biển Đông.
Muốn làm được điều này, các bên liên quan phải thực sự có thiện chí và cầu thị trong đối thoại. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Tập Cận Bình thiết nghĩ là cơ hội quý chúng ta không nên bỏ qua.
Đặc biệt lần này ông Tập Cận Bình sẽ có bài diễn văn đọc trước Quốc hội Việt Nam - cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Thời điểm diễn ra chuyến thăm cũng là lúc Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp. Đây là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đặt ra cho chúng ta.
Thiết nghĩ lúc này dư luận đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước nên đồng lòng cùng ủng hộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bang giao, chuẩn bị phương án đón tiếp và trao đổi với phía Trung Quốc. Làm sao để chúng ta bảo vệ được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong khi vẫn giữ vững được hòa bình, ổn định cho chính chúng ta cũng như khu vực và quốc tế.
Trước khi ông Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Trợ lý Trưởng ban Liên lạc đối ngoại đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức họp báo về nội dung chuyến thăm, trong đó có đề cập đến vấn đề Biển Đông, tất nhiên là theo quan điểm và cách hiểu của Trung Quốc.
Thiết nghĩ các cơ quan tham mưu của Việt Nam cũng nên có động thái tương tự để dư luận hiểu hơn, đồng cảm, chia sẻ với lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong vấn đề đấu tranh gìn giữ chủ quyền, bảo vệ hòa bình phát triển.
Một bộ phận dư luận lo lắng, thậm chí bức xúc dẫn đến những hành động phản đối gây bất lợi cho chuyến thăm có thể là do thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin về cách thức Việt Nam chúng ta xử lý vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa như thế nào, có đề cập vấn đề này với lãnh đạo Trung Quốc hay không và đề cập ra sao.
Do đó việc tuyên truyền, giải thích những nội dung này để tạo môi trường đồng thuận, hiểu biết, chia sẻ của xã hội cũng là việc nên làm, vừa thể hiện sự tôn trọng lắng nghe ý kiến người dân, vừa thể hiện sự tôn trọng với khách.
Tôi tin rằng, hơn ai hết người Việt Nam, đặc biệt là các vị lãnh đạo đất nước, sẽ biết cách để ứng xử khôn khéo, thích hợp nhất và có hiệu quả nhất trong quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc. Bởi vì, chúng ta đã có  khá nhiều bài học lịch sử trải qua 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc! 
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của cá nhân tác giả.


(Biển Đảo) - Nếu Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) phán quyết Trung Quốc vi phạm UNCLOS ở Biển Đông, áp lực quốc tế đối với Bắc Kinh sẽ là rất lớn.

Đó là nhận định của Tiến sĩ Jill Goldenziel – nghiên cứu viên của  Chương trình An ninh Quốc tế tại Trung tâm Belfer về các vấn đề khoa học và quốc tế thuộc Trường Harvard Kennedy.
Philippines trình bày đơn kiện Trung Quốc về Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague.
Philippines trình bày đơn kiện Trung Quốc về Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague.
Theo tiến sĩ Goldenziel, thu hút sự chú ý của thế giới là căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, khi  tuần trước một tàu chiến Mỹ tiến đến gần một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông.  Thế nhưng mối đe dọa thực sự đối với Trung Quốc lại đến từ phòng xử án, khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague cho rằng PCA có thẩm quyền phán xử đối với các vấn đề mà  Philippine kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông. Bất kể Philippines thắng hay thua trong vụ kiện này, phán quyết của PCA sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với vai trò “cường quốc thế giới” của Trung Quốc.
Để khẳng định tuyên bố chủ quyền thâu tóm Biển Đông của mình, Trung Quốc gần đây đã bồi đắp và xây dựng trái phép 7 đảo nhân tạo trên các rạn san hô và bãi cát ngầm. Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 80-90% tổng diện tích 1,35 triệu dặm vuông của Biển Đông nằm trong cái gọi là “đường lưỡi bò”  do chính quyền Quốc dân đảng tự ý vẽ lên bản đồ Trung Quốc  vào năm 1947.
Không thể thách thức Trung Quốc về mặt quân sự, Philippines quay sang dựa vào luật pháp quốc tế. Trong năm 2013, Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague, trong đó khẳng định quyền  khai thác Vùng đặc quyền kinh tế rộng  200 hải lý dọc theo bờ biển nước này. Manila đưa yêu sách nói trên dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một công ước mà cả Trung Quốc lẫn Philippines đều đã đặt bút ký kết.
Về phần mình, Trung Quốc vẫn tuyên bố Tòa án Trong tài Thường trực (PCA) không có thẩm quyền xét xử vụ này và tẩy chay các thủ tục tố tụng. Ngay sau khi PCA tuyên bố tòa này có thẩm quyền xét xử đơn kiện của Philippines, Trung Quốc đã tuyên bố rằng phán quyết của PCA là “vô giá trị”  và mọi phán quyết của tòa án này liên quan đến vụ kiện “đường lưỡi bò” là không có hiệu lực.
Nhưng Trung Quốc khó có thể phớt lờ mọi phán quyết của tòa án quốc tế trong tương lai. Áp lực quốc tế đối với Trung Quốc sẽ là rất lớn.
Mỹ  đã hoan nghênh quyết định của PCA, còn Đức thì thúc giục Trung Quốc  “giải quyết khiếu nại hàng hải” ở các tòa án quốc tế.
Về mặt pháp lý, UNCLOS có tính chất ràng buộc đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc Trung Quốc vi phạm UNCLOS sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Từ chối tuân thủ phán quyết của PCA sẽ tác hại to lớn đến uy tín của Trung Quốc, nước đang muốn trở thành một “cường quốc có trách nhiệm” trên  thế giới .
Trung Quốc là một thành viên của 130 tổ chức quốc tế đang áp dụng luật pháp quốc tế. Vì thế, Trung Quốc  cần làm cho thế giới tin rằng cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh là đáng tin cậy, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và hàng hải – hai nền tảng của nền kinh tế mà “nền kinh tế thứ hai thế giới” dựa vào.
Hiện thời, Philippines chưa thể ăn mừng chiến thắng. Tòa án PCA sẽ phán quyết liệu nước này có thẩm quyền đối với 7 trên tổng số 14 yêu sách.  Philippines có thể giành chiến thắng đối với một số yêu cầu và thất bại về một số đòi hỏi khác.
Luật pháp quốc tế đã trở thành một thứ vũ khí của kẻ yếu. Các nước không đủ khả năng hoặc không có cơ hội giành chiến thắng trong xung đột quân sự ngày càng quay sang nhờ tòa án quốc tế phân xử khiếu nại về quyền lãnh thổ, kinh tế và con người. Các quốc gia khác đang theo dõi chặt chẽ vụ kiện Trung Quốc của Philippines.
Ít nhất, vụ kiện này có thể buộc Trung Quốc đàm phán với các nước láng giềng để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.   Nếu Trung Quốc lùi bước trước luật pháp quốc tế, vụ kiện của Philippines về Biển Đông sẽ tác động sâu rộng đến toàn thế giới.
(Theo Kiến Thức)
Ts Trần Công Trục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét