Tin tức chuyên ngành

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Đã ngửi thấy mùi thuốc súng trong " Hương Sơn luận kiếm" tại Bắc Kinh



Hương Sơn luận kiếm: Trung Quốc dọa biến Trường Sa thành thùng thuốc súng


(GDVN) - Trung Quốc đang tìm cách "xác lập chủ quyền bằng vũ lực" đối với quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nói riêng, toàn bộ Biển Đông với đường lưỡi bò.

Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 17/10 tường thuật, các tướng và học giả Trung Quốc đã "ngửi thấy mùi thuốc súng ở quần đảo Trường Sa" sau khi Đô đốc cựu Cục trưởng Cục Tác chiến Hải quân Hoa Kỳ Gary Roughead cảnh báo nguy cơ quân sự hóa Biển Đông bởi những hành động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp quy mô lớn mà Trung Quốc đang tiến hành.
Ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc tại Diễn đàn Hương Sơn, ảnh: CNR.
Đô đốc Gary Roughead nhấn mạnh, những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt trên Biển Đông rất đáng quan ngại, đặc biệt là những hành vi leo thang của Trung Quốc. Ông kêu gọi Bắc Kinh đừng quân sự hóa khu vực này. Tuy phát biểu chỉ có mấy lời ngắn gọn, lập tức các tướng tá và học giả Trung Quốc tham dự Diễn đàn Hương Sơn do Bắc Kinh tổ chức, mời Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và nhiều học giả quốc tế tham dự để xoa dịu dư luận, đã phản ứng gay gắt.

Diêu Vân Trúc, một nữ Thiếu tướng, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng Trung - Mỹ thuộc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc đứng dậy chất vấn tướng Gary Roughead về khái niệm "quân sự hóa Biển Đông". Không để đối phương trả lời, bà tướng này lập tức gán các hoạt động tập trận duy trì an ninh, tự do hàng hải, bảo vệ luật pháp quốc tế và hợp tác quốc phòng của Mỹ với các nước trong khu vực là "quân sự hóa Biển Đông".
La Viện, một viên Thiếu tướng Trung Quốc khác cũng chớp cơ hội này nói với tờ Nhân Dân nhật báo rằng: "Nếu đòi phi quân sự hóa, đầu tiên máy bay và tàu chiến Mỹ chớ có vào trinh sát gần bờ lãnh hải, không phận nước khác".
Tuy nhiên ông Viện không nói cái gọi là "lãnh hải, không phận" nước khác ở đây là nước nào và ở đâu. Trong khi đó Đô đốc Gary Roughead đã nói thẳng về các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc ngoài đảo nhân tạo ở Trường Sa, nếu La Viện muốn ám chỉ khu vực này thì ông ta đã cố tình đánh lận con đen, Trung Quốc làm gì có cái gọi là "lãnh hải" hay "không phận" nào ở Trường Sa.
Trần Học Huệ, thành viên ban thư ký Diễn đàn Hương Sơn thì lên tiếng ngụy biện: "Trung Quốc xây dựng trên các đảo, đá của mình các công trình phòng ngự là cách cộng đồng quốc tế thường làm, sao có thể xem việc phòng ngự đảo, đá là quân sự hóa được?" Ông Huệ đã đánh tráo các khái niệm căn bản.
Một là không ai công nhận 7 thực thể ở Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc cất quân xâm lược, chiếm đóng trái phép năm 1988, 1995 đến nay là "của Trung Quốc".
Thứ hai, 7 thực thể này không có thực thể nào đủ tiêu chuẩn là một "đảo" theo định nghĩa về đảo trong UNCLOS. Chúng chỉ là những rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển hoặc các bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Do đó chúng không có lãnh hải 12 hải lý riêng, không có không phận mà chỉ có một "vùng an toàn", bán kính tối đa 500 mét.

Ứng xử ở Biển Đông cần rõ ràng nhưng đúng luật, kẻo sẽ tiếp tay cho Trung Quốc

(GDVN) - Ứng xử với các tình huống trên Biển Đông như khả năng tuần tra của Mỹ là một ví dụ, chúng ta cần hiểu rõ luật pháp, nếu không sẽ vô tình tiếp tay, nối giáo...
Thứ ba, Trung Quốc không chỉ "xây dựng", mà trước đó nước này đã bồi lấp biến các rặng san hô ngập nước, các bãi cạn lúc nổi lúc chìm thành đảo nổi nhân tạo quy mô lớn, thay đổi hoàn toàn cấu trúc vật lý và diện mạo của chúng, nhưng không thể thay đổi tính chất pháp lý của 7 thực thể này.
Thứ tư, cái gọi là "chỉ có mục đích phòng ngự" là luận điệu ru ngủ của Bắc Kinh không ai tin nổi. Dư luận các nước ven Biển Đông không ngây thơ đến mức để Trung Quốc dùng vũ lực chiếm nốt các thực thể khác ở Trường Sa, thỏa mãn âm mưu bành trướng, xưng hùng xưng bá của họ ở Biển Đông mới nhận ra, không phải "Bắc Kinh phòng thủ".
Điển hình cho lập luận diều hâu, sặc mùi thuốc súng của truyền thông nhà nước Trung Quốc là bài xã luận trên Tân Hoa Xã hôm qua 17/10. Hãng thông tấn này hùng hồn tuyên bố: "Chúng ta đừng quên rằng vào tháng 10 năm 1962 khi Liên Xô xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba, thậm chí không phải trên đất Mỹ, Tổng thống Mỹ Kennedy đã nói rõ trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, Hoa Kỳ sẽ không tha thứ cho sự tồn tại của các căn cứ tên lửa ở khu vực này.
Cái quái gì làm cho Hoa Kỳ nghĩ rằng Trung Quốc cần phải và sẽ phải chịu đựng việc Mỹ sử dụng chiến hạm mặt nước xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc ở Biển Đông? Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ hành động khiêu khích quân sự hay xâm phạm chủ quyền nào từ Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, cũng giống như Hoa Kỳ đã từ chối 53 năm trước đây"?!
Như vậy có thể thấy, Trung Quốc đang tìm cách "xác lập chủ quyền bằng vũ lực" đối với quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nói riêng, toàn bộ Biển Đông với đường lưỡi bò nói chung, ai chống lại thì Trung Quốc sẽ "không để yên". Chính bài xã luận của Tân Hoa Xã đã vạch trần những phát biểu dối trá, ru ngủ dư luận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và học giả quốc tế tại Diễn đàn Hương Sơn.
Bình luận về động thái này của Lầu Bát Nhất và Trung Nam Hải, Military Times ngày 18/10 cho rằng cam kết không gây chiến của Trung Quốc ở Biển Đông đã thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của láng giềng.
Do đó, việc Trung Quốc đề xuất tập trận chung với các nước ASEAN ở Biển Đông hay thiết lập đường dây nóng giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước này với Lầu Bát Nhất chẳng qua chỉ là kế hoãn binh và đuổi khéo Hoa Kỳ khỏi Biển Đông để dễ bề cai trị và khống chế từng nước - PV.
Hồng Thủy

Trung Quốc lại vòng vo tại Diễn đàn Hương Sơn lần 6

18/10/2015 08:08 GMT+7
TT - Hôm qua, đại diện Trung Quốc lại vòng vo, không đi thẳng vào bản chất của vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Hương Sơn về hành động khiến các nước láng giềng cũng như dư luận quốc tế quan ngại.
Đoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam tại Diễn đàn Hương Sơn sáng 17-10 - Ảnh: Reuters
Đoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam tại Diễn đàn Hương Sơn sáng 17-10 - Ảnh: Reuters
Đó là việc Trung Quốc tăng cường xây dựng đảo phi pháp ở Biển Đông.
Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long luôn miệng nhắc lại những điều mà Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố về cam kết “gìn giữ hòa bình và sẽ không hạn chế tự do hàng hải, cũng như không sử dụng vũ lực trong khu vực”.
Song giới chuyên gia ngay lập tức phản ứng rằng Bắc Kinh chưa bao giờ thực hiện đúng những cam kết này và luôn áp đặt quan điểm đơn phương của họ tại các diễn đàn quốc tế.
Lại nói suông
Ông Phạm một lần nữa nói: “Trung Quốc sẽ không bao giờ liều lĩnh dùng vũ lực ở Biển Đông và Bắc Kinh đã tìm cách tránh xung đột”, trong bối cảnh những căng thẳng đang leo thang xuất phát từ việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo ở khu vực này.
Song ngay sau đó, chính tướng Phạm lặp lại rằng các đảo do Trung Quốc xây dựng sẽ không ảnh hưởng đến tự do hàng hải ở Biển Đông. Biện hộ rằng những công trình hải đăng mà Trung Quốc xây dựng gần đây ở đá Châu Viên và đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam “đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ hàng hải cho tất cả quốc gia”, đồng thời ông Phạm bác bỏ những quan ngại cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách củng cố kiểm soát khu vực có tầm quan trọng chiến lược này.
Ngay sau đó, cựu chỉ huy các chiến dịch hải quân của Mỹ Gary Roughead nói rằng quy mô các cảng và đường băng sân bay do Trung Quốc xây dựng ở đây đang dấy lên các quan ngại chính đáng từ cộng đồng khu vực lẫn quốc tế.
Còn chuyên gia quân sự Kim Fassler, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, đã nhấn mạnh Trung Quốc tốt nhất nên để Diễn đàn Hương Sơn giữ được bản chất là “một cuộc đàm luận thẳng thắn từ hai chiều, thay vì cứ một mực áp đặt quan điểm đơn phương của mình”.
Sáng kiến không thực tế
Giới phân tích nhận định Bắc Kinh đang hi vọng “Sáng kiến tập trận chung với các nước ASEAN ở Biển Đông” mà đại diện nước này đưa ra hôm 16-10 có thể thuyết phục các quốc gia Đông Nam Á không ủng hộ kế hoạch tiến vào vùng biển này của Washington.
Bởi động thái này của Trung Quốc cũng diễn ra sau khi Mỹ tuyên bố sẽ đưa tàu vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 17-10, giáo sư Zach Abuza thuộc Học viện Chiến tranh quốc gia của Mỹ nhận định Trung Quốc đưa ra đề nghị này bởi các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông do hải quân Mỹ đề xuất đã nhận được sự ủng hộ của nhiều nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
“Họ đang cố nói rằng chúng tôi muốn hợp tác quân sự, trong khi những hành động của Mỹ là kích động các cuộc đối đầu quân sự. Trung Quốc luôn có sách lược đưa mọi thứ đi xa nhất có thể rồi sau đó lùi lại. Họ cứ xem ASEAN như con rối để mặc sức thao túng” - giáo sư Abuza nói.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng thực chất của sáng kiến này không mang tính đột phá và “Bắc Kinh chỉ làm ra vẻ là một bên có trách nhiệm ở vùng biển này”.
Theo The Diplomat, Trung Quốc muốn ra vẻ là quốc gia có trách nhiệm với ý đồ muốn dẹp bỏ những quan ngại của ASEAN về những bất ổn, trong bối cảnh Bắc Kinh ráo riết bồi đắp các đảo nhân tạo.
Nhìn chung, đây là một biểu hiện khác của chiến lược “Không ngừng đòi hỏi” phi lý trên Biển Đông của Trung Quốc, nơi mà Bắc Kinh thường đưa ra “các cử chỉ hòa giải nho nhỏ” một cách định kỳ nhằm mục đích phân tán sự chú ý của cộng đồng khu vực và quốc tế, để họ phân nhánh xa hơn các hành vi gây bất ổn của mình. Một số ý kiến chuyên gia nhấn mạnh “ngay cả khi đề xuất cuộc tập trận chung, Trung Quốc vẫn nhắm đến việc tiếp tục kế hoạch xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo”.
Giới quan sát chuyên theo dõi quan hệ ASEAN - Trung Quốc biết rằng trong vòng ba năm qua, Bắc Kinh đã đưa ra một danh sách dài các sáng kiến để tăng cường quan hệ với khu vực. Tuy nhiên, phần lớn sáng kiến chỉ là sáng kiến nhưng không có tính thực tế.
Trung Quốc đang muốn xoa dịu ASEAN
* Tiến sĩ Zach Abuza (giáo sư tại Học viện Chiến tranh quốc gia, Mỹ):
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nói có thể có những cuộc diễn tập chung về cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ thảm họa... Nhưng điều này có nghĩa lý gì khi mà ông ấy vẫn không nhượng bộ bất cứ điều gì về “đường lưỡi bò” ngớ ngẩn và phi lý mà Bắc Kinh tự vạch ra ở Biển Đông. Ông ấy cũng không có cam kết ngừng xây dựng đảo nhân tạo. Ông ấy cũng không hứa hẹn ngừng tấn công và làm đắm các tàu cá, đặc biệt là các tàu của Việt Nam - vốn không phải là tàu vũ trang sử dụng cho mục đích thực thi pháp luật.
Ông Lê Hồng Hiệp (nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore):
Đây có thể là động thái xoa dịu của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á, nhất là các nước trực tiếp tham gia tranh chấp Biển Đông, với mục đích gửi thông điệp về một Trung Quốc hòa bình, hợp tác, luôn nỗ lực vì mục đích chung. Đó cũng có thể là một động thái nhằm cân bằng lại ảnh hưởng của Mỹ, nhất là khi gần đây Mỹ cũng có các hoạt động diễn tập, hợp tác quân sự với một số nước trong khu vực như Philippines, Malaysia...
THU ANH - QUỲNH TRUNG - MỸ LOAN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét