Tin tức chuyên ngành

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ phát biểu gì khi BT Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói càn về Biển Đông ?


Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ám chỉ ai phá rối khu vực?


(GDVN) - Trung Quốc chỉ muốn sử dụng các diễn đàn kiểu này để thúc đẩy quan điểm của mình, giải thích chính sách (bành trướng) và cải thiện (che đậy) hình ảnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, ảnh: Reuters.
The Straits Times ngày 16/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ trích "một số nước" phá rối hợp tác khu vực "bằng cách thổi bùng căng thẳng từ bên ngoài khu vực" khi lần đầu tiên Bắc Kinh tổ chức hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc không chính thức.
Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc chủ trì cuộc họp với các đối tác ASEAN sáng nay cho rằng, Bắc Kinh đã đề xuất một cách tiếp cận hợp tác toàn diện và một khái niệm "an ninh châu Á" để duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực vốn đang có bối cảnh an ninh phức tạp.

Bắc Kinh muốn thiết lập một khuôn khổ quốc phòng an ninh với ASEAN, tổ chức cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - ASEAN hàng năm và đăng ký với Ban thư ký ASEAN ở Jakarta.
Thực ra khái niệm "an ninh châu Á" đã được ông Tập Cận Bình đưa ra từ năm ngoái với kêu gọi an ninh châu Á hãy để người châu Á chịu trách nhiệm và không có nhu cầu những liên minh như Washington với Tokyo. Nói cách khác, Tập Cận Bình muốn "đuổi" Mỹ khỏi khu vực - PV.
Tình hình khu vực đã trở nên căng thẳng những năm gần đây do Trung Quốc ngày một leo thang trong theo đuổi yêu sách "chủ quyền" vô lý, phi pháp ở Biển Đông. Căng thẳng ngày càng lớn hơn khi Bắc Kinh và Washington đang tiếp tục giữ xu thế đối đầu về tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông sau hoạt động bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo do Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp.
Bình luận về động thái này của Lầu Bát Nhất, học giả Lý Minh Giang từ Đại học Công nghệ Nanyang Singapore nói với South China Morning Post ngày 16/10: "Trung Quốc chỉ muốn sử dụng các diễn đàn kiểu này để thúc đẩy quan điểm của mình, giải thích chính sách (bành trướng) và cải thiện (che đậy) hình ảnh của mình".


Trung Quốc “lờ tịt” Biển Đông trong cuộc họp quốc phòng


Tại hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng không chính thức giữa Trung Quốc và ASEAN tại Bắc Kinh hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn phát biểu, tất cả cần thúc đẩy phát triển quan hệ "đúng đắn".
Ông Thường cho biết, nhu cầu chung lớn nhất là duy trì ổn định. "Hiện nay tình hình khu vực nói chung là ổn định, nhưng có những áp lực kinh tế đi xuống rõ ràng và những thách thức an ninh phi truyền thống gia tăng" - ông Thường nói, đề cập đến mối đe dọa từ các nhóm khủng bố.
"Các thế lực bên ngoài khu vực đang sử dụng Internet, mạng xã hội và các phương tiện khác để gây kích động chống lại các quốc gia trong khu vực, đe dọa sự ổn định xã hội" - người đứng đầu Bộ Quốc phòng nước chủ nhà nói, song không phân tích chi tiết.
Trung Quốc cho rằng nước này đối mặt với mối đe dọa từ các chiến binh Hồi giáo vùng Tân Cương, thường xuyên sử dụng Internet để tuyên truyền, liên kết với các nhóm bên ngoài Trung Quốc và kích động các cuộc tấn công.
Ông Thường Vạn Toàn bổ sung, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thúc đẩy hợp tác quân sự, duy trì hoàn bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không đề cập trực tiếp đến Biển Đông trước mặt báo giới.


Hồng Thủy

Trung Quốc dùng cuộc gặp ASEAN che lấp vấn đề Biển Đông

16/10/2015 13:02 GMT+7
TTO - Ngày 16-10, Trung Quốc khai mạc hội nghị với bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN. Giới quan sát nhận định Bắc Kinh đang muốn tận dụng diễn đàn quốc tế để đánh bóng hình ảnh và lấp liếm vấn đề Biển Đông.
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông đang gây lo ngại lớn - Ảnh: CSIS
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông đang gây lo ngại lớn - Ảnh: CSIS
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc - ASEAN không chính thức (CADMIM). Tuy nhiên hội nghị nhiều khả năng sẽ né tránh vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn không hề nhắc đến Biển Đông mà chỉ nhấn mạnh về mối đe dọa khủng bố, cực đoan, thiên tai…
“Trung Quốc muốn hợp tác và đối thoại với các cơ quan quốc phòng ASEAN để bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực, chung tay xây dựng môi trường an ninh vững mạnh” - ông Thường tuyên bố.
Giới phóng viên quốc tế không được phép dự họp và không rõ các bộ trưởng thảo luận những gì.
Phớt lờ vấn đề Biển Đông
Sau CADMIM sẽ là Diễn đàn Xiangshan, nơi các nhà phân tích, lãnh đạo quân sự từ nhiều nước tới thảo luận các vấn đề an ninh, hàng hải và chống khủng bố ở châu Á - Thái Bình Dương.
“Trung Quốc muốn dùng các diễn đàn này để quảng bá quan điểm của họ, giải thích chính sách của họ và đánh bóng hình ảnh an ninh đất nước họ” - AP dẫn lời chuyên gia an ninh Li Mingjiang thuộc ĐH Công nghệ Nanyang ở Singapore.
“Vì cuộc gặp được tổ chức tại Bắc Kinh, rất khó để đại diện các nước chỉ trích Trung Quốc về những chính sách gây hấn của nước này trên Biển Đông. Đồng thời ASEAN cũng không có sự đoàn kết về vấn đề này” - chuyên gia Li nhận định.
Do đó, các nhà quan sát dự báo CADMIM và Diễn đàn Xiangshan sẽ chỉ tập trung thảo luận các lĩnh vực hợp tác an ninh truyền thống, trao đổi quân sự và an ninh khu vực nói chung. Trung Quốc cũng đang quảng bá khái niệm “an ninh châu Á”, kêu gọi các nước châu Á tự quyết định an ninh khu vực.
Giới quan sát cho biết ý đồ của Bắc Kinh là thuyết phục các nước châu Á rằng khu vực không cần đến đối tác bên ngoài như Mỹ hay các liên minh quân sự như Mỹ và Nhật để đảm bảo an ninh khu vực. Mục tiêu tối hậu vẫn là tìm cách giảm vai trò của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Trong báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhà phân tích Kim Fassler của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng việc Trung Quốc cố áp đặt quan điểm của nước này tại CADMIM và Diễn đàn Xiangshan sẽ chỉ khiến các nước khu vực càng thêm lo ngại.
Ngoài ra, Trung Quốc tăng dữ dội chi tiêu quân sự, đang triển khai nhiều tàu chiến, tên lửa và máy bay trong khu vực. Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc liên tục gây hấn với Nhật, đơn phương lập ADIZ. Vì vậy, sự lo ngại của cộng đồng quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà phân tích Kim Fassler cho rằng nếu cứ lấp liếm, thay vì đối thoại song phương thực chất ở CADMIM và Diễn đàn Xiangshan, Trung Quốc sẽ không thể trấn an được ai về các ý đồ mờ ám của nước này trong khu vực. 
SƠN HÀ - MINH TRUNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét