“Đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm”
“Lợi ích nhóm” là cụm từ hiếm khi xuất hiện trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội...
Khẳng định đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực, nhưng báo cáo cũng không nêu thông tin cụ thể ở lĩnh vực nào, hay biểu hiện ra sao - Minh họa: Khều.
NGUYÊN VŨ“Lợi ích nhóm” là cụm từ hiếm khi xuất hiện trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, và có lẽ chưa lần nào được sử dụng trong các báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng những năm gần đây.
Nhưng tại báo cáo năm 2015 vừa gửi đến Quốc hội, Chính phủ nhận định: “Đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực”.
Quyết liệt mới được như hiện nay
Đánh giá tổng thể, báo cáo viết, đấu tranh phòng chống tham nhũng là công việc rất quan trọng, nhưng cũng cực kỳ khó khăn, phức tạp. Theo báo cáo, Đảng và Nhà nước đã thấy sớm và đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác này hơn 10 năm qua, nên kết quả mới được như hiện nay.
Nhìn lại công tác phòng chống tham nhũng 5 năm qua, Chính phủ cho rằng trên các mặt công tác đều có sự chuyển biến rõ nét với những kết quả nổi bật.
Thể chế, chính sách về phòng chống tham nhũng được hoàn thiện hơn với việc mở rộng công khai, minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo...
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được đẩy mạnh thực hiện, rà soát, đánh giá, điều chỉnh phù hợp hơn đã ngày càng phát huy hiệu quả phòng ngừa tham nhũng.
Tự phát hiện tham nhũng , theo đánh giá của nhiều vị đại biểu luôn là khâu yếu. Song, tại thời điểm này, Chính phủ cho rằng, việc tự phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra và nhất là qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tăng nhiều so với trước.
Năm 2015 cơ quan thanh tra phát hiện 100 vụ, 172 đối tượng tham nhũng, trong khi đó bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-2015 phát hiện 70 vụ, 104 người.
Năm 2015 thu hồi tài sản tham nhũng đạt 55,8% trong khi năm 2014 chỉ đạt 22,3%; năm 2013 đạt 10%; năm 2011-2012 đạt dưới 5%, báo cáo nêu con số cụ thể.
Vẫn là nguy cơ gây mất ổn định
Kết quả nói trên, theo Chính phủ đã có tác dụng phòng ngừa, răn đe nhất định đối với tệ tham nhũng. Tuy nhiên, vẫn như nhiều báo cáo trước, tình hình tham nhũng được nhận định là vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn nhiều, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền.
Kết quả từ 19 bộ, ngành, địa phương thực hiện xong việc đánh giá tình hình tham nhũng năm 2015 cho thấy có 3 bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình tham nhũng trong phạm vi quản lý của mình là rất nghiêm trọng.
5 bộ, ngành, địa phương đánh giá là nghiêm trọng. 7 bộ, ngành, địa phương đánh giá là ít nghiêm trọng và 4 bộ, ngành, địa phương đánh giá là không nghiêm trọng
Khẳng định đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực, nhưng báo cáo cũng không nêu thông tin cụ thể ở lĩnh vực nào, hay biểu hiện ra sao.
Nhận định tiếp theo khẳng định trên là qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng cho thấy tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng rõ nét hơn.
Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Một số vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài, phần nào ảnh hưởng đến nhìn nhận của quốc tế về tình hình tham nhũng ở Việt Nam.
“Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội”, Chính phủ nhìn nhận.
Nhưng tại báo cáo năm 2015 vừa gửi đến Quốc hội, Chính phủ nhận định: “Đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực”.
Quyết liệt mới được như hiện nay
Đánh giá tổng thể, báo cáo viết, đấu tranh phòng chống tham nhũng là công việc rất quan trọng, nhưng cũng cực kỳ khó khăn, phức tạp. Theo báo cáo, Đảng và Nhà nước đã thấy sớm và đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác này hơn 10 năm qua, nên kết quả mới được như hiện nay.
Nhìn lại công tác phòng chống tham nhũng 5 năm qua, Chính phủ cho rằng trên các mặt công tác đều có sự chuyển biến rõ nét với những kết quả nổi bật.
Thể chế, chính sách về phòng chống tham nhũng được hoàn thiện hơn với việc mở rộng công khai, minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo...
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được đẩy mạnh thực hiện, rà soát, đánh giá, điều chỉnh phù hợp hơn đã ngày càng phát huy hiệu quả phòng ngừa tham nhũng.
Tự phát hiện tham nhũng , theo đánh giá của nhiều vị đại biểu luôn là khâu yếu. Song, tại thời điểm này, Chính phủ cho rằng, việc tự phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra và nhất là qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tăng nhiều so với trước.
Năm 2015 cơ quan thanh tra phát hiện 100 vụ, 172 đối tượng tham nhũng, trong khi đó bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-2015 phát hiện 70 vụ, 104 người.
Năm 2015 thu hồi tài sản tham nhũng đạt 55,8% trong khi năm 2014 chỉ đạt 22,3%; năm 2013 đạt 10%; năm 2011-2012 đạt dưới 5%, báo cáo nêu con số cụ thể.
Vẫn là nguy cơ gây mất ổn định
Kết quả nói trên, theo Chính phủ đã có tác dụng phòng ngừa, răn đe nhất định đối với tệ tham nhũng. Tuy nhiên, vẫn như nhiều báo cáo trước, tình hình tham nhũng được nhận định là vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu trong khu vực công còn nhiều, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền.
Kết quả từ 19 bộ, ngành, địa phương thực hiện xong việc đánh giá tình hình tham nhũng năm 2015 cho thấy có 3 bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình tham nhũng trong phạm vi quản lý của mình là rất nghiêm trọng.
5 bộ, ngành, địa phương đánh giá là nghiêm trọng. 7 bộ, ngành, địa phương đánh giá là ít nghiêm trọng và 4 bộ, ngành, địa phương đánh giá là không nghiêm trọng
Khẳng định đã xuất hiện tình trạng tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực, nhưng báo cáo cũng không nêu thông tin cụ thể ở lĩnh vực nào, hay biểu hiện ra sao.
Nhận định tiếp theo khẳng định trên là qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng cho thấy tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, phạm vi, tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng rõ nét hơn.
Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Một số vụ tham nhũng có yếu tố nước ngoài, phần nào ảnh hưởng đến nhìn nhận của quốc tế về tình hình tham nhũng ở Việt Nam.
“Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay, là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội”, Chính phủ nhìn nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét