Sự tích bánh chưng, bánh dầy:
"Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Bên ngoài tòa nhà có hình dáng cách điệu của những chiếc lạt gói bánh chưng
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất..."
Phải chăng phương án mã số L787 của Liên danh GMP International GmbH - Inros Lackner AG (CHLB Đức) đã thiết kế Tòa nhà Quốc hội có hình dáng, đường nét của 2 chiếc bánh: Phía trên là chiếc bánh dày, bên dưới là bánh chưng được rút ra từ sự tích bánh chưng, bánh dày;
Trong cổ tích câu chuyện bánh chưng, bánh dày là biểu tượng tượng trưng cho hình ảnh: trời tròn đất vuông; Lang Liêu hoàng tử thứ 6 của Vua Hùng, muốn dùng nó để biểu đạt tấm lòng thành kính, suy tôn công lao dưỡng dục sinh thành của cha, mẹ "như trời, như đất" ; Do bởi sự thành kính chân thành này mà Lang Liêu được chọn làm thái tử kế vị chứ không do bởi cái quy trình trừu tượng, ma mãnh nào...
Từ Sự tích bánh chưng, bánh dày được các kiến trúc sư Đức " hiện đại hóa", "cách tân hóa", " "chính trị hóa"... thành biểu tượng của sự phân chia quyền lực và quyền lợi của người Việt Nam dưới chế độ cộng sản...
Nhà Quốc hội Việt Nam được thể hiện qua những đường nét kiến trúc: là nơi tập trung chiếc bánh lợi ích quốc gia; Vấn đề đặt ra là làm sao "chiếc bánh" lợi ích được các phe, nhóm chính trị phân chia làm sao cho sòng phẳng, minh bạch,công bằng và hài hòa và đẹp mắt ?!
Khá khen cho ý tưởng của tác giả công trình kiến trúc này biết khai thác một điển tích văn hóa nâng lên thành một biểu tượng chính trị hiện đại...
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét