TPO - Hôm nay (17/10), Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X đã công bố danh sách Ban thường vụ Tỉnh ủy; các phó Bí thư Tỉnh ủy. Theo đó có 4 đại biểu được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy TPHCM.
Bốn Phó Bí thư Thành ủy TPHCM chính thức ra mắt Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X vào sáng nay, gồm:
Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy; Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; Ông Tất Thành Cang - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy.
Như vậy, ông Võ Văn Thưởng, Nguyễn Thành Phong và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm tái cử làm phó Bí thư Thành ủy TPHCM. Ông Tất Thành Cang, được bầu làm phó Bí thư trong đợt này.
Ban Chấp hành cử ông Võ Văn Thưởng làm phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM khóa X.  Ông Võ Văn Thưởng sinh ngày 13/12/1970 tại Hải Dương, lớn lên tại Măng Thít, Vĩnh Long. Trình độ chuyên môn: thạc sĩ triết học, cao cấp lý luận chính trị.
Năm 1992, ông Thưởng làm Phó Bí thư Đoàn Trường ĐH Tổng hợp TPHCM. Năm 1993, ông tốt nghiệp cử nhân và năm 1999 bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ triết học.
Cuối năm 1993, ông Thưởng được kết nạp Đảng, về Thành Đoàn TPHCM làm phó ban, rồi Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn.
Năm 1995, ông làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội sinh viên TPHCM. Đến năm 2000, ông làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ thứ 2 rồi được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam. Năm 2002, ông Thưởng được bầu làm Phó Bí thư Thành Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên TP.HCM. Đầu năm 2003, ông làm Bí thư Thành Đoàn TP.HCM.
Năm 2004, ông được điều về làm Bí thư Quận ủy 12, TP.HCM. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.
Tháng 9/2006, Bộ Chính trị đã quyết định phân công ông giữ chức Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tháng 11/ 2006, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
Tháng 7/ 2007, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XII đơn vị bầu cử tỉnh Vĩnh Long. Tháng 1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI. Tháng 8/2011, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, sau đó được điều động về TPHCM làm phó Bí thư thường trực Thành uỷ thay ông Nguyễn Văn Đua nghỉ hưu.
Ông Nguyễn Thành PhongPhó Bí thư Thành ủy TPHCM khoá Xsinh năm 1962, quê quán Bến Tre, tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM, học vị tiến sĩ Kinh tế. Ông từng được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM (1995), sau đó làm Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM.
Năm 1997, ông Phong được bầu làm đại biểu quốc hội khóa 10. Hai năm sau đó, ông làm Bí thư Thành đoàn TP.HCM. Ông được bầu làm Bí thư TƯ Đoàn vào năm 2002 đồng thời tái đắc cử đại biểu QH khóa 11.
Tháng 7/2005, ông Phong được phân công giữ chức Bí thư thường trực Trung ương Đoàn. Năm 2007, ông được điều động về làm thành ủy viên Thành ủy TP.HCM, Bí thư quận 2.
Hai năm sau, ông được điều động về tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre, giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy. Từ tháng 10/2010, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Ông Nguyễn Thành Phong được Bộ Chính trị điều động tham gia ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015, tham gia Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM và giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM khoá Xhiện là Chủ tịch HĐND TPHCM, đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016, trình độ cử nhân Tài chính Tín dụng, cử nhân Hành chính, cử nhân Lịch sử Đảng, Cao cấp Lý luận chính trị.
Bà Tâm sinh ngày 20/12/1958, quê quán tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Bố mẹ của bà hoạt động trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, từ nhỏ bà được gửi sống với người thân hoặc các bạn bè của gia đình.      
Chân dung bốn Phó Bí thư Thành ủy TPHCM khóa X - ảnh 1
Từ tháng 10/1971 đến tháng 8/1975, bà học tại các Trường học sinh Miền Nam số 8, số 9, số 2 tại Hà Bắc, Vĩnh Phú. Tháng 8/1975, bà về Miền Nam, học tại Trường nội trú Hoàng Lê Kha tỉnh Tây Ninh. Đến tháng 9/1981, Bà được cử đi học tại Trường Nguyễn Ái Quốc 9. Bà Tâm được kết nạp vào Đảng vào ngày 18/3/1980.
Từ tháng 7/1984 đến tháng 4/1986, bà Tâm là cán bộ Ban Tuyên huấn, huyện Thủ Đức. Đến tháng 12 năm 1984, bà được cử đi học tại Trường Tuyên huấn Trung ương II.
 Từ tháng 5/1986 đến năm 1996, bà Tâm đảm nhiệm vị trí Phó Trưởng ban Tuyên giáo, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thủ Đức. Từ năm 1996 đến tháng 4/1997 bà là Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy Thủ Đức.
Từ tháng 4/1997 đến tháng 8/2000, bà Tâm giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy quận 9. Từ tháng 8/2000 đến tháng 10/2002 bà là Phó Bí thư Thường trực Quận ủy quận 9.
Từ tháng 10/2002 đến tháng 1/2006 bà giữ chức vụ Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Thủ Đức và được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tphcm.
Từ tháng 1/2006 đến nay, bà Tâm lần lượt giữ các chức vụ trong Đảng như Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, phó Bí thư Thành uỷ TPHCM. Bà được HĐND TPHCM khoá VIII bầu làm chủ tịch HĐND TPHCM khoá VIII.
Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM khoá X sinh ngày 5/2/1971, quê quán xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Hiện cư ngụ tại phường 11, quận 6 (TPHCM). Từ tháng 2/1990 đến tháng 1/1993, ông Cang nhập ngũ lần lượt qua các nhiệm vụ: Chiến sĩ, Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng huấn luyện chiến sĩ mới tại D40 thuộc Lữ đoàn 477 rồi về làm Trung đội phó Vệ binh, C32 thuộc Sư đoàn 5 (Quân khu 7). Ông được kết nạp Đảng ngày 7/9/1991.
Từ tháng 6/1993 đến tháng 9/1998, ông Cang học tại Trường Đại học Tổng hợp TPHCM, là Chủ tịch Hội sinh viên Trường, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Thành phố, Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật TPHCM, Phó Ban Đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn. Từ năm 1999 đến năm 2001, ông Cang học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (tại Hà Nội).
Từ tháng 7/2001 đến tháng 3/2003, ông Cang là Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Đại học chuyên nghiệp.
Từ năm 2003 đến năm 2004, ông Cang là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó Bí thư rồi Phó Bí thư thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố, Trưởng Ban Mặt trận Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.
Từ tháng 12/2004 đến năm 2009, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn. Từ năm 2009 đến năm 2012, ông Cang giữ vị trí Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu giữ chức vụ Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2014, ông Cang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM. Từ tháng 6/2014 đến nay, ông là Phó Chủ tịch UBND TPHCM.


TP.HCM bầu khuyết Bí thư Thành ủy


 - Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa mới bầu khuyết chức danh Bí thư Thành ủy . Có 4 phó Bí thư được bầu.
Sáng nay, đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ 10 bế mạc, công bố và ra mắt ban chấp hành nhiệm kỳ 2015-2020. 
Ông Nguyễn Hữu Nhân, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy thông báo kết quả bầu cử ban chấp hành Đảng bộ, ban thường vụ Thành ủy và hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Đảng bộ khóa 10.
Theo đó, ban chấp hành đã bầu ban thường vụ Thành ủy gồm 15 người.
4 phó Bí thư là ông Võ Văn Thưởng, ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy; ông Nguyễn Thành Phong, ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP; ông Tất Thành Cang, ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó bí thư Thành ủy.
Hội nghị thống nhất cử ông Võ Văn Thưởng làm Phó bí thư thường trực Thành ủy khóa 10.
Hội nghị cũng đã bầu Ủy ban Kiểm tra Thành ủy gồm 13 thành viên, đứng đầu là ông Trần Vĩnh Tuyến.
Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 69 thành viên, đã được các đại biểu bầu ra trong danh sách ứng cử gồm 78 người.
Như vậy, hội nghị đã bầu khuyết chức danh Bí thư Thành ủy TP.HCM. 
Bí thư TP.HCM, Võ Văn Thưởng, danh sách nhân sự, điều động, bầu cử
Bất ngờ của đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa 10 đó, là bầu khuyết chức danh Bí thư Thành ủy
Trong danh sách các tân phó bí thư Thành ủy, ông Võ Văn Thưởng là Phó bí thư thường trực Thành ủy khóa 9 theo điều động, phân công của Bộ Chính trị về TP.HCM từ giữa tháng 4/2014 thay ông Nguyễn Văn Đua nghỉ hưu theo chế độ. 
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Phong được Bộ Chính trị điều động, phân công thôi làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre về làm Phó bí thư Thành ủy TP.HCM khóa 9 từ cuối tháng 3 năm nay.
Bí thư TP.HCM, Võ Văn Thưởng, danh sách nhân sự, điều động, bầu cử
Ban chấp hành khóa mới có 69 thành viên
Cũng theo danh sách ban chấp hành Đảng bộ khóa 10 công bố chính thức tại đại hội, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy khóa 9 Lê Thanh Hải không tham gia ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020.
Bí thư TP.HCM, Võ Văn Thưởng, danh sách nhân sự, điều động, bầu cử
Bí thư Thành ủy khóa 9 Lê Thanh Hải không tái cử vào ban chấp hành Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2015-2020
Bí thư TP.HCM, Võ Văn Thưởng, danh sách nhân sự, điều động, bầu cử
Kết quả bầu ban chấp hành Đảng bộ khóa 10 được tiến hành 1 lần bầu đủ 
Bí thư TP.HCM, Võ Văn Thưởng, danh sách nhân sự, điều động, bầu cử

Bí thư TP.HCM, Võ Văn Thưởng, danh sách nhân sự, điều động, bầu cử
Bí thư TP.HCM, Võ Văn Thưởng, danh sách nhân sự, điều động, bầu cử
Bí thư TP.HCM, Võ Văn Thưởng, danh sách nhân sự, điều động, bầu cử
Sau Đại hội 12, Bộ Chính trị phân công Bí thư TP.HCM.
Xuân Linh - Ảnh: Đinh Quang Tuấn


Kế hoạch bầu Bí thư Thành ủy TP.HCM như thế nào?


(TNO) Sau khi kết thúc Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ 10 (2015 - 2020), ngay trong sáng 17.10, Ban tổ chức đã tổ chức buổi họp báo, do ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM chủ trì.

Ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM chủ trì họp báo - Ảnh: Diệp Đức MinhÔng Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM chủ trì họp báo - Ảnh: Diệp Đức Minh
Ông Nguyễn Thành Phong, Phó bí thư Thành ủy, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM, bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cùng tham dự buổi họp báo. 
Thanh Niên Online: Hiện nay, Ban Chấp hành Đảng bộ chưa bầu chức danh Bí thư Thành ủy TP, kế hoạch bầu Bí thư Thành ủy TPHCM như thế nào?
- Ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực Thành ủy: Tôi biết vấn đề này được người dân rất quan tâm, phải khẳng định rằng, việc thực hiện các quy định của Đảng về công tác nhân sự của Đảng bộ TP khóa 10 trong thời gian qua có ý thức và trách nhiệm rất cao trong công tác chuẩn bị nhân sự Ban thường vụ, nhất là Ban Thường vụ Thành ủy và các chức danh lãnh đạo của Thành ủy.
Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã báo cáo nhân sự về Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đánh giá rất cao về phương án nhân sự của Đảng bộ TP. Theo quy định của Đảng, việc giới thiệu nhân sự đảm nhiệm chức danh Bí thư thuộc thẩm quyền của Bộ chính trị.
Như chúng ta đã biết, TP.HCM là trung tâm kinh tế của vùng và cả nước mà như phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư là TP.HCM có một vị trí chính trị rất quan trọng của cả nước . Việc chuẩn bị nhân sự Bí thư Thành ủy TP.HCM gắn với công tác nhân sự của Bộ Chính trị khóa 12 của Đảng.
Kế hoạch bầu Bí thư Thành ủy TP.HCM như thế nào? - ảnh 2
Ông Võ Văn Thưởng - Ảnh: Diệp Đức Minh
Vì vậy, việc để sau Đại hội Đảng khóa 12, phân công đồng chí Ủy viên Bộ chính trị làm Bí Thư Thành ủy TP.HCM là đúng với quy định của Đảng. Trước mắt đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị được Bộ Chính trị phân công chỉ đạo Thành ủy TP.HCM và đồng chí Phó bí thư thường trực sẽ điều hành hoạt động của thành ủy.
Thanh Niên Online: Sau Đại hội, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ mới sẽ có chỉ đạo cụ thể như thế nào để giải quyết vấn nạn kẹt xe và ngập nước, để người dân TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình như mục tiêu đã đề ra?
- Ông Nguyễn Thành Phong, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM: Mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa 10 đặt ra là xây dựng TP.HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình và có vai trò động lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, hiện nay tình trạng ngập nước, nhà trên kênh rạch, kẹt xe vẫn còn nhiều, thì trước hết, chúng ta phải giải quyết được các vấn đề đó. Mặc dù chính quyền TP nhiệm kỳ vừa qua đã tập trung nhiều giải pháp có hiệu quả nhưng nhìn lại chưa vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu.
Sắp tới, TP sẽ phải tiếp tục tập trung nhiều giải pháp hơn nữa. Đó là đòi hỏi từ cuộc sống của người dân, Thành ủy sẽ có chủ trương đột phát hơn, cụ thể hóa hơn trong việc chỉnh trang và phát triển đô thị . Đặc biệt là xoay quanh vấn đề chỉnh trang, giải tỏa các căn nhà lụp xụp ở các vùng ven kênh rạch, giải tỏa các chung cư xuống cấp, phát triển các khu đô thị ngoại vi... Làm sao để tổ chức cuộc sống cho người dân đàng hoàng hơn.
Kế hoạch bầu Bí thư Thành ủy TP.HCM như thế nào? - ảnh 3
Ông Nguyễn Thành Phong trả lời câu hỏi của phóng viên - Ảnh: Diệp Đức Minh
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết thêm: “Chúng tôi luôn trăn trở, đó còn là trăn trở của rất nhiều nhiệm kỳ, của nhiều thế hệ lãnh đạo thành phố, Đảng bộ từ các khóa trước. Đảng bộ vẫn luôn làm mọi cách vì mục tiêu đó, làm sao để  thành phố có chất lượng sống tốt nhất. Đó chính là điểm mấu chốt trong từng mục tiêu, trong từng hành động trong cán bộ. Chúng tôi cũng luôn luôn bức xúc cùng với người dân”.
Tuổi Trẻ: Thế hệ lãnh đạo mới của thành phố rất trẻ, các ông có đánh giá như thế nào và có kỳ vọng gì cho sự đổi mới trẻ trung này. Các ông có kế hoạch gì để sau này TP tiếp tục có những lãnh đạo trẻ?
Ông Võ Văn Thưởng: Kết quả bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa 10 có 15 đồng chí nữ, đạt 21% vượt chỉ tiêu của Bộ chính trị. Có 8 đồng chí dưới 40, so với đầu nhiệm kỳ 9 là tăng thêm 5 người, vượt yêu cầu của Bộ Chính trị đề ra. Cán bộ khoa học công nghệ có 6 đồng chí, cao hơn 3 đồng chí so với nhiệm kỳ trước, 9 đồng chí xuất thân từ công nhân.
Đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, làm sao để cán bộ sau này trẻ hơn? Mục tiêu của Đảng luôn luôn đặt yêu cầu trong cơ quan của Đảng ở các cấp, đội ngũ lãnh đạo phải có 3 độ tuổi. Chúng ta phải khẳng định các đồng chí tuổi cao có thế mạnh của tuổi cao, tuổi trẻ cũng có thế mạnh của tuổi trẻ nhưng cũng có những điểm yếu của tuổi trẻ.
Vì vậy, một cơ quan cần phải có 3 độ tuổi để bổ sung cho nhau, đó là điều rất cần thiết trong việc chuẩn bị cơ quan lãnh đạo của Đảng. Lần này, Đại hội Đảng bộ TP nhiệm kỳ 10  đã làm được điều đó.
“Có câu hỏi là làm như thế nào để sau này có một đội ngũ cán bộ ngày càng trẻ hơn?, tôi khẳng định mục tiêu của chúng ta không phải là có một đội ngũ ngày càng trẻ hơn, mà mục tiêu của chúng ta là làm sao cán bộ trong một cơ quan lãnh đạo phải có 3 độ tuổi một cách hợp lý, và cũng mong muốn rằng tỷ lệ của cán bộ trẻ ngày càng tăng dần lên.
Kế hoạch bầu Bí thư Thành ủy TP.HCM như thế nào? - ảnh 4
Ông Nguyễn Thành Phong (đứng) trả lời câu hỏi của phóng viên - Ảnh: Diệp Đức Minh
Có đồng chí đặt vấn đề có nhiều lãnh đạo Thành ủy kỳ này có nhiều đồng chí trẻ, tuổi dưới 50 và vừa trên 40. Tôi cho rằng đó cũng là một kết quả của tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các đồng chí lãnh đạo thành ủy các thời kỳ trước đây. Tôi với anh Thành Phong, anh Tất Thành Cang đều đã gắn bó với TP trên 20 năm. Không rành được góc phố từng con hẻm nhưng cũng có thể nói là gắn bó với TP, hiểu hết địa bàn TP.
Sài Gòn Giải Phóng: Nghị quyết của Đảng bộ TP.HCM trong nhiệm kỳ này có nêu lên vai trò của kinh tế tư nhân, vậy vấn đề này được thành phố đặt ra như thế nào?
- Ông Nguyễn Thành Phong: Sức dân và lòng dân là nhân tố rất quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết này; vì vậy, chúng ta cần phải bồi đắp thêm lòng tin của dân là một đòi hỏi. Cho nên huy động nguồn lực trong dân, nguồn vốn trong các thành phần kinh tế tư nhân cần phải quan tâm.
Trong thời gian qua, kinh tế ngoài nhà nước đã đóng góp tích cực cho GDP của thành phố. Chúng tôi nhận thức rằng tiềm năng ở khu vực này còn rất lớn, vấn đề còn lại là chúng ta phải có chính sách như thế nào để tiếp tục huy động nguồn lực này, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội mà thành phố đã đặt ra.
Minh Nam – Hải Nam