Tin tức chuyên ngành

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Tại sao ở Mỹ không có cưỡng chế?


Hình ảnh trên là khu đất tại Seattle (Mỹ), ở giữa có một ngôi nhà nhỏ đã cũ, một ông chủ bất động sản xây một tòa nhà văn phòng trên mảnh đất này và muốn mua luôn mảnh đất ở giữa để làm cho vuông vắn, nhưng người chủ sở hữu mảnh đất quyết không chịu bán. Ông chủ kia không biết làm sao, đành phải xây tòa nhà thành hình chữ U bao xung quanh cái nhà nhỏ. Có thể thấy quyền sở hữu tài sản với người Mỹ thiêng liêng như thế nào, đến thần thánh cũng không được xâm phạm.
Những ví dụ tương tự ở Mỹ rất nhiều. Tại sao ở Mỹ không thể có cưỡng chế di dời? Vì khi bạn mua nhà, mảnh đất hoàn toàn thuộc về sở hữu của bạn. Nếu bạn không đồng ý bán thì không ai có quyền đụng đến. Chuyện làm ăn thương mại của dân, chính quyền không được phép xen vào. Trước đây ở bên cạnh hãng Disney cũng có một mảnh đất trống mà hãng Disney rất muốn mua lại, nhưng thuyết phục thế nào người chủ đất cũng không chịu bán, họ dùng mảnh đất đó để trồng dâu, người ta gọi dâu ở đó là dâu quý nhất trên thế giới. Sau nhiều năm thương lượng, cuối cùng hãng Disney phải mua lại với cái giá “trên trời”. Nếu ông chủ này ở một số nước châu Á mà dám như thế thì… số phận ông ta đã được an bài.

Xin thêm một câu chuyện khá vui. Có đôi vợ chồng nọ, người vợ chuyển đến Mỹ sinh sống trước, cô ta thi đậu làm nghề y tá, thu xếp công việc xong rồi mới cho người chồng qua ở sau. Một hôm khi người chồng đi làm về nhà thì thấy vợ mình đang ở trong nhà với một người đàn ông Mỹ, và người vợ không chịu mở cửa cho người chồng. Người chồng đi báo cảnh sát, cảnh sát sau khi hỏi tình hình liền nói với người chồng: Đây là căn nhà vợ ông thuê, cô ấy không muốn ông vào nhà thì ông phải rời khỏi chỗ này, nếu ông còn gõ cửa thì chúng tôi sẽ bắt ông.

Ở Mỹ, nhà sở hữu tư nhân giống như một “pháo đài”, bất kể nó sang trọng hay tồi tàn, không ai được phép xâm phạm nếu người chủ không sẵn lòng đón tiếp. Người Anh có câu ngạn ngữ miêu tả điều này: “Gió có thể vào, mưa có thể vào, quốc vương thì không thể”. Có thể thấy, quyền tư hữu tài sản ở Mỹ là quyền cơ bản mà đến thần thánh cũng không thể xâm phạm!

Cho dù bạn là người nghèo nhất, nhưng khi bạn ở trong ‘tệ xá’ của mình thì bạn có thể chống lại quyền uy của quốc vương. Nếu bạn không muốn sẵn lòng đón tiếp thì không ai được phép xâm phạm.

Hình ảnh phía trên cho thấy, trên cửa nhà người Mỹ có biển cảnh báo: Chú ý! Có súng tự vệ. Chúng tôi không cần báo cảnh sát…

Tại sao ở Mỹ không có cưỡng chế? Vì người Mỹ có quyền sử dụng súng, cưỡng chế là súng sẽ nổ! Hơn nữa, tòa án của họ nghiêm minh, không bao giờ thiên vị cho chính quyền! Vì thế, khi ở Mỹ, nếu bạn không sợ chết thì cứ đến mà cưỡng chế!

Ý của hình ảnh trên là: Súng không biết giết người, chính phủ mới biết giết người… Người Mỹ không cấm súng. Hiến pháp Mỹ quy định: Nhân dân có quyền có súng, khi chính quyền không thể bảo vệ được quyền lợi của công dân thì công dân có quyền cầm vũ khí phản kháng…

Vào năm 2003, học giả Trung Quốc đại lục Vu Kiến Vanh (Yu Jianrong/于建嵘) trong một lần diễn giảng ở Đại học Phúc Đán, ông đã kể lại đoạn đối thoại với một người Đài Loan về vấn đề cưỡng chế. Ông hỏi người Đài Loan:

– Nếu một quan chức cưỡng chế nhà của bạn thì bạn làm thế nào?

– Không thể nào, chỉ cần nhà tôi là nhà hợp pháp, không có sự đồng ý của tôi, làm sao anh ta dám đụng đến?

– Tôi nói giả sử?

– Tôi đến tòa án tố cáo anh ta, tòa sẽ xử theo pháp luật giúp tôi, tòa sẽ bắt hắn bồi thường gấp 10 lần giá trị căn nhà của tôi!

– Nếu tòa không lập án hoặc không xử theo pháp luật thì phải làm thế nào?

– Làm sao họ có thể làm như thế, không thể nào!

– Tôi nói giả như họ như thế thì phải làm thế nào?

– Tôi sẽ tìm Nghị viên đi tố họ, Nghị viên của tôi sẽ đến điều tra, sau khi Nghị viên điều tra xong sẽ họp báo công bố thông tin, sẽ đưa vấn đề ra Quốc hội, tên quan viên và tòa án này sẽ bị xử lý.

– Giả như vị Nghị viên này không quan tâm đến việc của bạn, không đến điều tra thì làm thế nào?

– Sao các ngài sao có nhiều “giả như” như thế? Đây không phải việc tôi muốn bảo Nghị viên làm, đây là việc mà Nghị viên phải tự mong muốn đi làm, vì phiếu bầu nằm trong tay tôi, ông ta làm sao có thể không quan tâm? Không thể có “giả như” như thế! Nghị viên luôn mơ để có những việc thế này xảy ra!

Cuối cùng học giả Đại lục Vu Kiến Vanh tổng kết: Tôi đã đến rất nhiều nước, bao gồm Đức, Nhật, Pháp, Mỹ… Đến đâu tôi cũng hỏi nhiều người, câu trả lời của mọi người đều gần tương tự như nhau. Tại sao tôi nói về Đài Loan? Vì Đài Loan và một số nước khác ở châu Á có văn hóa tương đồng nhau. Nhà cửa ở Đài Loan quan chức cũng không dám tự tiện cưỡng chế. Khi nào các nước khác ở châu Á được như thế?

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tinh Vệ biên dịch

(Đại Kỷ Nguyên VN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét