Tin tức chuyên ngành

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Ứng xử Trung-Mỹ ở Biển Đông đã sang trang mới, không loại trừ đối đầu quân sự

ĐÔNG BÌNH

(GDVN) - Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra, đối đầu quân sự Trung-Mỹ nếu diễn ra ở Biển Đông sẽ tác động đến ổn định khu vực và có thể là bước ngoặt của trật tự quốc tế mới.
Nhà Trắng: Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra
Báo chí Mỹ ngày 29 tháng 10 đưa tin, trong một tuyên bố, Nhà Trắng cho biết “sẽ không chấm dứt thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở các vùng biển và vùng trời quốc tế”, cho dù Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ điều tàu chiến đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh đá ngầm ở Biển Đông (do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam).
Người phát ngôn Nhà Trắng Eric Schultz
Nhà Trắng tuyên bố, Mỹ sẽ bay và đi lại ở bất cứ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Tuyên bố còn cho biết: “Chúng tôi sẽ đưa những lời muốn nói công khai để tiến hành trao đổi kín với Trung Quốc. Những hành động này phù hợp với luật pháp quốc tế và tiến hành tương tự ở các khu vực trên thế giới”.

Cụ thể hơn, trang “white house” Mỹ ngày 28 tháng 10 dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Eric Schultz tuyên bố: Chính sách của Mỹ nhằm mục đích thúc đẩy các mục tiêu chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm vấn đề hàng hải.
“Điều này bao gồm các quyền, quyền tự do và sử dụng hợp pháp các vùng biển và vùng trời quốc tế mà mọi quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế... Mỹ sẽ bay, bơi và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.
Theo các nguồn tin, ngày 27 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter cũng xác nhận tại Quốc hội Mỹ, tàu chiến Mỹ đã đi vào vùng biển 12 hải lý đảo nhân tạo trên Biển Đông và cho biết, hoạt động tương tự sẽ tiếp tục.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter
Ông Carter nói: “Chỉ cần luật pháp quốc tế cho phép, chúng tôi sẽ bay, bơi và hành động (ở Biển Đông). Gần đây, Hải quân có hành động ở khu vực này, trong vài tuần và vài tháng tới, cũng sẽ có hành động”.
VOA Mỹ dẫn lời chuyên gia nghiên cứu vấn đề Trung Quốc là Bonnie Glaser cho rằng, Trung Quốc đã sớm chuẩn bị đối phó hành động tự do hàng hải của Mỹ, quân đội hai nước chưa đến mức xảy ra xung đột thực sự. Tuần tra 12 hải lý của Mỹ sẽ trở nên thường xuyên, Trung Quốc cũng sẽ có điều chỉnh tương ứng.
Mở ra cục diện đối đầu mới ở Biển Đông
Theo tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 29 tháng 10, thông tin Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ thăm Trung Quốc không hề làm giảm độ nóng của vấn đề Biển Đông.
Tờ “Les Échos” Pháp ngày 28 tháng 10 cho rằng, Mỹ đã tạo ra một sự kiện ngoại giao. Còn theo tờ "Der Standard" Áo ngày 28 tháng 10, đây là “một trò chơi nguy hiểm”, mặc dù trong hành động cụ thể, hai bên hiện duy trì thận trọng, nhưng hai nước vẫn có thể tồn tại nguy cơ xảy ra hiểu nhầm, mà đó là thứ “chết người”.
Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo trên Biển Đông
Tờ “Nihon Keizai Shimbun” Nhật Bản cho rằng, có rất ít quan điểm dự đoán trong tương lai Trung Quốc và Mỹ sẽ nổ ra xung đột quân sự toàn diện. Trong bối cảnh sự lệ thuộc lẫn nhau giữa Trung-Mỹ không ngừng gia tăng, xung đột quân sự không chỉ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hai nước mà còn đối với kinh tế toàn cầu.
Nhưng vấn đề là, quân đội đối đầu ở tuyến 1 phải chăng có thể hiểu kịch bản gốc của trò chơi được các nhà lãnh đạo chính trị hai nước vạch ra hay không. Ở tuyến đầu phải nhanh chóng phán đoán việc liên quan đến tính mạng, rủi ro nổ ra xung đột ngẫu nhiên tăng cao là thứ có thể xác định.
Theo tờ “Minh báo” Hồng Kông ngày 28 tháng 10, tàu chiến Mỹ chạy một hồi giữa các đá ngầm ở quần đảo Trường Sa đã mở ra một trang mới trong cuộc đối đầu giữa Trung-Mỹ ở Biển Đông, không loại trừ khả năng trong tương lai xảy ra đối đầu quân sự.
Sau chiến tranh Việt Nam, chưa từng xuất hiện cục diện đối đầu mà Trung Quốc và Mỹ cố tình đưa ra. Về tranh chấp chủ quyền Biển Đông, trong cục diện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ, vừa có thể “chơi lớn”, cũng có thể “chơi nhỏ”.
Hải quân Mỹ vừa triển khai tàu sân bay động cơ hạt nhân mới USS Ronald Reagan ở Tây Thái Bình Dương
Lần này tàu chiến tuần tra, không thể loại trừ khả năng “chơi lớn”, bởi vì lấy ưu thế quân sự để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, đây là một sự lựa chọn của Mỹ, cũng là xung đột tiềm tàng.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc vẫn tranh thủ môi trường quốc tế hòa bình, nhưng nếu đối mặt với sự lựa chọn “sống còn”, Trung Quốc cũng chỉ có thể “ứng chiến”. Vì vậy, đối đầu quân sự Trung-Mỹ mấy chục năm qua chưa từng xảy ra, nếu diễn ra ở Biển Đông, không chỉ liên quan đến ổn định khu vực, mà có thể là bước ngoặt của trật tự quốc tế mới.
Tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ cho rằng, tàu chiến Mỹ tuần tra xung quanh đảo nhân tạo ở Biển Đông là thách thức lớn nhất của Mỹ đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông cho tới nay. Nhưng, Nhà Trắng cho rằng, đây là một sự lựa chọn không mang tính thách thức nhất của Mỹ.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Hình Ân Thạc cho rằng, trong tương lai, Quân đội Mỹ tiến hành tuần tra thường xuyên ở Biển Đông là “hoàn toàn có khả năng”. Nhưng, hành động của Mỹ ở Biển Đông sẽ không làm cho Trung Quốc thay đổi “lập trường nhất quán” (yêu sách chủ quyền bất hợp pháp: đường lười bò) trong vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc tiếp tục tiến hành bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông
Hình Ân Thạc nói: Hành động quân sự của Mỹ ở Biển Đông có thể sẽ làm gia tăng “tính cấp bách” xây dựng (bất hợp pháp) những công trình “phòng thủ” (thực chất là phục vụ mưu đồ bành trướng, xâm lược) của Trung Quốc trên các đá ngầm ở Biển Đông.
Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ không vì vậy mà thay đổi ý đồ xây dựng (bất hợp pháp) ban đầu của họ ở Biển Đông, đó là rất nhiều công trình hạ tầng ở Biển Đông vẫn dùng để tạo thuận lợi cho các mục đích (bất hợp pháp) như tàu thuyền đi lại, nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn và triển khai hợp tác quốc tế.
Trung Quốc không có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông, cho nên, mọi hoạt động liên quan của Trung Quốc đều bất hợp pháp.
Trung Quốc coi việc tàu chiến Mỹ tuần tra vùng biển 12 hải lý đá ngầm ở Biển Đông là một sự “khiêu khích chính trị nghiêm trọng” đối với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn muốn “đối thoại để giải quyết bất đồng”, điều này “không hoàn toàn tùy thuộc vào Trung Quốc, đòi hỏi Mỹ cũng phải cùng thực hiện”.
Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn, có rất nhiều lợi ích chung nhưng cũng có rất nhiều bất đồng. Mỹ vừa tiếp xúc, hợp tác, vừa kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc là một chiến lược đã định. Việt Nam chịu tác động trực tiếp từ cuộc cạnh tranh chiến lược của Mỹ trong khu vực, cũng có rất nhiều lợi ích chung với cả Mỹ và Trung Quốc.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ, Đô đốc Harry B Harris được cho là sắp thăm Trung Quốc
Tình hình Biển Đông, khu vực và quốc tế đang có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp, nhưng nếu nghiên cứu kỹ vẫn có thể dự đoán được. Việt Nam cần cân nhắc kỹ lợi ích trong quan hệ với các nước, lợi ích và mâu thuẫn giữa các nước có quan hệ với Việt Nam, đánh giá đúng đắn thời thế, tận dụng tối đa những nhân tố có lợi, triển khai chiến lược, chính sách linh hoạt, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, trong đó có chủ quyền biển đảo.
Trong cuộc chơi với các nước lớn, tính chủ động và linh hoạt phải thực sự cao. Một đặc điểm là, lợi ích chung giữa các nước lớn sẽ lớn, nhưng mâu thuẫn giữa họ cũng không phải là nhỏ. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức. Một bài học lịch sử là làm thế nào để Việt Nam không thể trở thành nạn nhân trong cuộc chia chác lợi ích giữa các nước lớn – đây cũng là vấn đề rất đáng lưu tâm cả trong hiện tại và tương lai.
Đông Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét