Tin tức chuyên ngành

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Trung Hoa Dân Quốc là chính thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới là ngụy quyền

Sử gia Tân Hạo Niên: người dân Trung Quốc đã thức tỉnh, ĐCSTQ còn chèo chống được bao lâu?

Tác giả: Chung Nguyên, ĐKN Hoa ngữ | Dịch giả: Daniel Nguyen


Nhà sử học – Giáo sư Tân Hạo Niên nhận lời mời tham dự buổi diễn thuyết chuyên đề “Hai Trung Quốc và quan hệ với vận mệnh của Đài Loan” được tổ chức tại Đài Loan (Chung Nguyên – Đại Kỷ Nguyên)
Tại Đài Loan, vào ngày 15 tháng 9, Giáo sư Tân Hạo Niên – một sử gia có tiếng của Trung Quốc (hiện đang định cư tại Mỹ) đã có một buổi thuyết trình giới thiệu cho cuốn sách mang tựa đề “Vận mệnh của Trung Quốc và tiền đồ Đài Loan”. Ông bày tỏ, tại Trung Quốc đại lục có rất nhiều những học giả, phần tử tri thức cũng giống như ông, đã từng trải qua một thời gian nghiền ngẫm về những sự kiện như Cách mạng Văn hóa, phản cực hữu, “kháng chiến rốt cuộc là do ai đánh?”. Từ đó, cũng như ông, những người Trung Quốc khác đã có một sự thức tỉnh về lịch sử, họ đã nhận ra rằng chỉ đến thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, đất nước Trung Quốc mới thật sự bước lên con đường dân chủ, mới là một “tân Trung Quốc” (Trung Quốc mới) theo đúng nghĩa.

Trung Hoa Dân Quốc là chính thống, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới là ngụy quyền

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lúc cướp được giang sơn Trung Hoa cho đến nay đã luôn luôn nhồi nhét dân chúng rằng “không có đảng Cộng sản thì không có Trung Quốc mới”, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một “tân Trung Quốc”. Trong khi đó, thời kỳ lịch sử khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẫn còn tại đại lục đã bị ĐCSTQ hạ thấp vai trò thành một “cựu Trung Quốc”, đồng thời họ còn tuyên bố rằng Trung Hoa Dân Quốc đã bị diệt vong.

Ông Tân Hạo Niên bày tỏ, cuộc cách mạng của Tôn Trung Sơn là một cuộc cách mạng duy nhất không cần đến hoàng đế kể từ sau thời nhà Tần. Vào năm 1912, khi Trung Hoa Dân Quốc ra đời cũng chính là thời điểm chuyển đổi từ một chế độ chuyên chế tập quyền thành một “tân Trung Quốc” dân chủ. Ông nói, nhưng đến năm 1949, cuộc cách mạng thành lập nên nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đạp đổ cuộc cách mạng cộng hòa của Tôn Trung Sơn, lật đổ nền dân chủ của Trung Hoa Dân Quốc (tại đại lục), tái sinh một chế độ chuyên chế và một “tân Trung Quốc giả hiệu” đồng thời họ đã thi hành một chính sách thống trị tập quyền đối với dân chúng.
“Từ năm 1979, trong xã hội, người dân đại lục đã bắt đầu tiến hành xét lại”. Xét lại Cách mạng Văn hóa, phủ định Cách mạng Văn hóa, xét lại chủ nghĩa chống cực hữu, phủ định chủ nghĩa chống cực hữu; xét lại cải tạo xã hội chủ nghĩa, phủ nhận cải tạo xã hội chủ nghĩa; xét lại “tam phản ngũ phản”, phủ định “tam phản ngũ phản”; xét lại cuộc cải cách ruộng đất, phủ định cải cách ruộng đất của Đảng Cộng sản...
Theo ông, khi đặt Trung Quốc dưới sự thống trị của mình, ĐCSTQ đã Marxist hóa toàn bộ đất nước. Họ sợ nhất hai thứ, họ sợ Trung Hoa Dân Quốc và họ sợ Quốc Dân Đảng ngày hôm nay. Ông đã giải thích nguyên nhân, bởi vì Trung Hoa Dân Quốc là chính thống, sự chính thống của một Trung Quốc dân chủ và tiến bộ, ngoài ra Tưởng Giới Tạch từng là một trong những người sáng lập và cũng là người bảo vệ quốc gia chính thống. Bắt đầu kể từ khi cuộc kháng chiến thắng lợi tròn 40 năm, Trung Cộng vì để xây dựng mặt trận thống nhất nên phải thừa nhận Quốc Dân đảng đã từng tham gia kháng chiến. Mãi đến năm 1985, người dân đại lục cuối cùng cũng phải xét lại “kháng chiến là do ai đánh đây?”, “rốt cục là do ai lãnh đạo mà đánh?”.
“Kết quả của cuộc xét lại này là gì?” Ông bày tỏ: tức là hàng loạt các học giả và phần tử tri thức giống như ông cũng phải xét lại “ai mới là tân Trung Quốc?” Cũng từ cơ sở đó, ông viết cuốn sách “Ai là tân Trung Quốc”. “Bởi vì chúng ta cần phải nhận thức lại, ai mới là cách mạng cộng hòa? Ai mới là cách mạng cộng sản? Ai mới là người lật đổ chuyên chế? Ai  muốn phục dựng sự chuyên chế? Ai muốn bước sang con đường cộng hòa? Ai muốn tiếp tục lái theo vết xe đổ chuyên chế?”
Ông Tân Hạo Niên còn nói, Trung Hoa dân quốc cũng giống như 4 nước cộng hòa ở châu Âu: Anh, Pháp, Nga, Đức đều là thuận ứng nhân tâm, lật đổ chuyên chế, kết thúc chế độ phong kiến tập quyền và sáng lập nên nhà nước cộng hòa. Từ đó mới có tổng thống, quốc hội, chính đảng, chỉ riêng các đảng chính trị tự do đã đăng ký ở cơ quan Dân chính đã đạt trên con số 85.

Vào ngày 15 tháng 9, Giáo sư Tân Hạo Niên – tại buổi thuyết trình giới thiệu cho cuốn sách mang tựa đề “Vận mệnh của Trung Quốc và tiền đồ Đài Loan”, được tổ chức tại Đài Loan (Chung Nguyên – Đại Kỷ Nguyên)

Trung Hoa Dân Quốc là tân Trung Quốc của dân tộc Trung Hoa

Ông có đề cập đến, thời gian để Trung Quốc đi từ một nền kinh tế chuyên chế được cải cách vào cuối triều Thanh cho đến khi có được một nền kinh tế thị trường tự do chỉ vỏn vẹn trong 8 năm sau khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập. Tổng kim ngạch đầu tư trong nền kinh tế này đã vượt qua 40 năm mở cửa cải cách của triều Thanh. Nếu so với trước kia, quyền tự do ngôn luận và xuất bản của người dân Trung Quốc bị hạn chế, thì sau cách mạng Tân Hợi, dân chúng trên có thể phê bình tổng thống, dưới có thể vạch trần tệ nạn. Đất nước Trung Quốc đã đi từ môi trường văn hóa tương đối tự do đến một nền văn hóa đa nguyên cởi mở.
Ông nói, sau khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, tuy rằng có một đoạn thời gian đụng phải sự nổi dậy của các tập đoàn quân phiệt như Viên Thế Khải, Trương Huân, Bắc Dương quân, khiến cho nền cộng hòa pháp trị trở nên hỗn loạn trong suốt 17 năm, nhưng quốc hiệu vẫn được duy trì thống nhất. Từ năm 1928 đến năm 1949, tuy rằng tình hình đối nội và đối ngoại có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng các biện pháp ổn định cũng có hiệu quả, họ vẫn xây dựng được nền kinh tế quốc dân. Tưởng Giới Thạch đã lãnh đạo cuộc chiến tranh vệ quốc đi đến thắng lợi, xóa bỏ được mọi tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, Trung Quốc đã đứng trong hàng ngũ bốn quốc gia lớn chống lại chủ nghĩa Facis và là một trong những thành viên sáng lập ra Liên Hợp Quốc, “người Trung Quốc đã thực sự đứng dậy”.
“Trung Hoa Dân Quốc là một tân Trung Quốc của dân tộc Trung Hoa”, nhưng ông Tân Hạo Niên lại rất nỗi niềm với vận mệnh đầy trắc trở của con dân xứ sở này khi phải đối mặt với các thế lực xâm lược từ bên ngoài như Liên Xô và Nhật Bản. “Chúng ta đã đánh thắng người Nhật, nhưng lại thua Trung Cộng, một thế lực được sự bảo hộ của Liên Xô. Cuộc chiến Quốc – Cộng không phải là một cuộc nội chiến mà đó là ngoại chiến, là nước Cộng hòa Soviet Trung Hoa đánh Trung Hoa Dân Quốc. Trong giai đoạn này, Liên Xô đã cung cấp đến 3.3 tỷ đô la vật tư quân dụng cho Trung Cộng (Đảng Cộng sản Trung Quốc). Đảng Cộng sản thông qua con đường giả vờ làm cách mạng để khôi phục nền chính trị chuyên chế, qua 60 năm dưới ách thống trị tập quyền đã khiến cho hàng chục triệu người Trung Quốc phải mất mạng”.

Vào ngày 15 tháng 9, Giáo sư Tân Hạo Niên – tại buổi thuyết trình giới thiệu cho cuốn sách mang tựa đề “Vận mệnh của Trung Quốc và tiền đồ Đài Loan”, được tổ chức tại Đài Loan (Chung Nguyên – Đại Kỷ Nguyên)

Người dân Trung Quốc thức tỉnh, nền chuyên chế tập quyền của ĐCSTQ còn chèo chống được bao lâu?

Ông Tân Hạo Niên phát biểu, quan sát xu thế thế giới ngày nay, những nền chính trị chuyên chế sắp được thay thế bởi những nền cộng hòa dân chủ. Tại nước Anh, các cuộc cách mạng và nổi dậy phải nổ ra liên tiếp trong suốt 48 năm mới có thể cho ra đời chế độ quân chủ lập hiến. Nước Pháp phải trải qua những 62 năm khởi nghĩa mới có thể thấy được dân chủ; nước Nga qua 74 năm mới được hồi sinh kể từ cuộc nổi dậy của Đảng Cộng sản, Đức cùng từng có nước Cộng hòa Weimar, cuối cùng đến năm 1991, đông Đức và tây Đức cũng đã thống nhất dưới một nền cộng hòa chung.
Ông nói, mãi đến tận thời mở cửa, dân chúng Trung Quốc mới bắt đầu trải qua một cuộc xét lại, mới biết được Trung Hoa Dân Quốc thật sự có một nền chính trị đi theo con đường dân chủ, trả quyền chính trị về cho nhân dân. Họ cũng mới nhận thức được rằng: Đảng Cộng sản là sự trỗi dậy của một chế độ tàn khốc, độc tài và nhuốm máu tanh. Người dân Trung Quốc đại lục đã có một sự thức tỉnh về mặt lịch sử. Hiện nay 1.3 tỷ người dân Trung Quốc đang phải sống trong sự thống khổ, nhân dân Trung Quốc và ĐCSTQ là một mối quan hệ đối kháng, so sánh với con đường mà nhân dân các nước Anh, Pháp, Đức đã đi qua, ĐCSTQ sớm muộn cũng sẽ tới hồi kết. Ngày nay, người dân Trung Quốc thường tự gọi mình là “dân trong khu vực bị chiếm đóng”, nền thống trị chuyên chế của ĐCSTQ đã được dựng lên trong 66 năm, liệu nó còn chống chọi được bao lâu?
Ông Tân Hạo Niên còn kể: năm 1994, khi ông vừa ra hải ngoại, lúc đến phố Đường Nhân tại San Francisco, dọc suốt hai bên đường là lá quốc kỳ “thanh thiên – bạch nhật – mãn địa hồng” của Trung Hoa Dân Quốc, sau đó ông mới phát hiện ra rằng, bất cứ nơi đâu, hễ chỗ nào có biển là chỗ đó có quốc kỳ của Trung Hoa Dân Quốc, có kiều dân. Ông có lời ca ngợi Đài Loan: dẫu chịu sự uy hiếp vũ lực từ phía ĐCSTQ, Trung Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch vẫn có thể bước đi vững chắc theo con đường chính trị mà Tôn Trung Sơn đã đề ra: trả chính trị về cho nhân dân.
Ông Tân Hạo Niên còn khen ngợi: Đài Loan có được dân chủ và tự do, vẫn còn kế thừa được văn hóa truyền thống đích thực của Trung Hoa, lại còn được tiếp thu tinh hoa văn hóa cận đại phương Tây, Trung Hoa Dân Quốc là mảnh đất tự do đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử 5000 năm “Trung Hoa dân quốc có sức sống thật sự, không phải là cựu Trung Quốc mà chính là tân Trung Quốc”. Ông nói, hiện nay, người dân Trung Quốc mỗi ngày đều nổ ra những hoạt động biểu tình, phản đối, ĐCSTQ đang đứng trước bờ vực sụp đổ. Chúng ta ít nhất cũng đã bảo vệ được “Trung Hoa Dân Quốc”, vẫn có thể tiếp tục giữ lửa cho ngọn đèn dân chủ ở đại lục.

Tiết lộ việc sử dụng các bệnh viện tâm thần để ngược đãi những người bất đồng chính kiến tại Trung Quốc

A mental patient lies in bed with arms and legs being bound at the Anxian Mental Hospital on Aug. 24, 2008 in Sichuan Province, China. Beginning in 2000, the Chinese regime began the widespread use of mental hospitals to detain and punish dissidents. (China Photos/Getty Images)
Một bệnh nhân tâm thần bị trói tay và chân ở bệnh viện tâm thần An Huyện tại tỉnh Tứ xuyên, Trung Quốc, ảnh chụp ngày 24 tháng 8 năm 2009. Bắt đầu từ năm 2000, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng rộng rãi bệnh viện tâm thần để giam giữ và ngược đãi những người bất đồng chính kiến. (China Photos/Getty Images)
Bí ẩn về sự biến mất của một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc vào thời gian gần đây đã được hé mở: mặc dù hoàn toàn khỏe mạnh nhưng trong 5 năm qua, ông đã bị bắt nhốt trong một bệnh viện tâm thần. Là người mạnh dạn cất tiếng nói vì một tương lai dân chủ cho Trung Quốc nhưng nay ông đang bị đối xử như một bệnh nhân tâm thần, và trường hợp này đồng thời tiết lộ một trong những phương pháp đáng sợ mà chính quyền Trung Quốc hiện đang sử dụng để dập tắt những tư tưởng bất đồng chính kiến.
Bác sĩ Mã Kim Xuân biết được sự việc mất tích này khi ông Mã được chuyển từ khoa nội đến khoa tâm thần của Trung Tâm Điều Trị Tâm Thần số 1 của Cơ quan quản lý Nội vụ Thượng Hải. Ông nghe ai đó nói rằng có một bệnh nhân được cảnh sát gửi đến.
Tò mò trước sự việc, ông Mã đã tìm hiểu về bệnh nhân tên là Kiều Chung Linh. Sau khi kiểm tra và quan sát toàn diện, ông Mã xác định rằng ông Kiều là một người bình thường và không có bất kỳ vấn đề nào về tâm thần. Nhưng ông Kiều có những tư tưởng mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể chịu đựng được. Trong 5 năm qua, ông Kiều đã bị chuyển đi ba bệnh viện tâm thần khác nhau.
Mỗi lần, liều thuốc thần kinh sử dụng cho ông Kiều lại tăng lên, và liều lượng lớn gây tổn hại cho sức khỏe của ông. Ông Mã nói: “Kiều không nên ở trong một bệnh viện tâm thần. Ông ấy nên làm giáo sư.”
Với lương tâm nghề nghiệp và đức tin sẵn có vào Kitô giáo, ông Mã quyết định giúp đỡ ông Kiều.
Ông Mã bắt đầu nói chuyện với giám đốc của bệnh viện và các bác sĩ có thâm niên tại bệnh viện về việc chẩn đoán và điều trị cho ông Kiều. Phó viện trưởng nói với ông rằng không ai có thể thay đổi bệnh án bởi vì kết quả chẩn đoán không phải là việc được thực hiện bởi bệnh viện, mà do cảnh sát ấn định.

Không ai có thể thay đổi bệnh án vì kết quả chẩn đoán không được thực hiện bởi bệnh viện mà được ấn định bởi cảnh sát.

Người bác sĩ có uy tín nhất nói với ông rằng ở thời điểm hiện tại, chỉ những người có vấn đề về tâm thần mới dám có ý tưởng đối lập với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời, ông Mã đã được cảnh báo không nên nhắc lại trường hợp của ông Kiều nữa.
Nhận thấy sự sống của ông Kiều đang cận kề nguy hiểm, ông Mã đã đến Hoa Kỳ với hy vọng sẽ tìm được sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Ông tìm thấy Kim Chung, tổng biên tập tạp chí Open ở Hồng Kồng và là người bên ngoài Trung Quốc có thể biết rõ ông Kiều nhất.
Hầu hết mọi người sống ở Thượng Hải trong những năm cuối thập niên 1970 đều nghe nói về Kiều Chung Linh. Sau cuộc cách mạng văn hóa, có một phong trào ở Trung Quốc trong đó những người tham gia đưa ra thảo luận và hướng đến thể chế dân chủ. Tại Bắc Kinh, phong trào này được gọi là “bức tường dân chủ,” ở Thượng Hải, nó được gọi là “Diễn đàn dân chủ”.
Các nhà hoạt động dân chủ đã phát biểu tại Quảng trường Nhân dân ở thành phố Thượng Hải – nơi có hàng nghìn người theo dõi và cùng tham gia thảo luận. Ông Kiều đã có mặt và đọc bài phát biểu hầu như mỗi ngày. Nhưng phong trào này không duy trì được lâu. Khi ông Đặng Tiểu Bình ra quyết định dập tắt những hoạt động ủng hộ dân chủ, ông Kiều đã bị bắt.
Sau ba năm trong tù, ông Kiều trở lại cuộc sống nhưng không có việc làm, và tất cả các bạn bè và người thân đều xa lánh ông. Ông bị công an liên tục theo dõi, sách nhiễu, và thậm chí bị ép phải theo dõi các nhà hoạt động dân chủ khác.
Ông Kiều đến Hồng Kông vào năm 2001. Kim Chung đã phỏng vấn và đăng một bài phóng sự về ông Kiều vào tháng 5, 2001 trên tạp chí Open. Cho đến nay, bài viết chi tiết này có thể là câu chuyện duy nhất được công bố về ông Kiều. Cũng trong tháng đó ông Kiều quay trở lại Thượng Hải.
Kể từ đó không ai nghe được tin tức gì về ông Kiều, cho đến khi ông Mã gọi ông Kim để yêu cầu được giúp đỡ. Ông Kim đã có bài viết thứ hai về ông Kiều để công bố cho thế giới biết những gì đã xảy ra với ông Kiều.

Một phương thức bức hại

Ngược đãi về tinh thần là một phương pháp khủng bố phổ biến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải là phương thức được sử dụng từ trước đến nay trong thể chế này. 30 năm đầu tiên của chế độ cộng sản chưa xuất hiện hình thức sử dụng bệnh viện tâm thần để bức hại “kẻ thù của Đảng”. Lúc đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu là tử hình, cầm tù, và giám sát. Bên cạnh đó, nếu những thành viên phản cách mạng này được dán nhãn bệnh nhân tâm thần, bất kỳ hình phạt nào dành cho họ dù nghiêm trọng đến đâu cũng sẽ không khiến những người tham gia khác nương tay bởi lẽ họ tin chắc rằng các nạn nhân bị bệnh tâm thần thật sự chứ không phải đơn thuần là chỉ có tư tưởng chính trị không phù hợp với chế độ.
Sau khi kỷ nguyên của Mao kết thúc, đấu tranh giai cấp đã không còn là nguyên cớ đàn áp người. Nhưng cũng không cần thiết phải lập ra bất kỳ công cụ khủng bố mới nào. Có một số ít các báo cáo ghi nhận việc người bình thường được gửi đến các bệnh viện tâm thần do xung đột với chính quyền, nhưng cho đến thời điểm đó, việc ngược đãi về tâm thần vẫn chưa bao giờ được sử dụng một cách có hệ thống.
Vương Vạn Tinh là một ví dụ điển hình. Ngày 3 tháng 6 năm 1992, một ngày trước khi kỷ niệm ba năm cuộc thảm sát Thiên An Môn, Vương căng biểu ngữ yêu cầu chính quyền khôi phục danh dự cho những người tham gia phong trào dân chủ của sinh viên. Ông đã bị đưa vào bệnh viện tâm thần 13 năm.
Tình trạng này đã thay đổi hoàn toàn vào năm 1999. Vào tháng bảy năm đó, khi Giang Trạch Dân có ý định châm ngòi cho chiến dịch huỷ diệt môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công, ông phải đối mặt với nhiều thách thức. Hai trong số đó là: số lượng học viên Pháp Luân Công ngày một tăng cao và Giang Trạch Dân không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để đàn áp họ. Đột nhiên xuất hiện một nhu cầu cấp bách, cần phải có những thứ không dựa trên cơ sở pháp luật quốc gia nhằm xử lý hàng triệu học viên Pháp Luân Công. Từ lúc này, trại lao động cưỡng bức, trung tâm tẩy não, và bệnh viện tâm thần đã trở thành công cụ đàn áp.

Đột nhiên xuất hiện một nhu cầu cấp bách, cần phải có những thứ không dựa trên cơ sở pháp luật quốc gia nhằm xử lý hàng triệu học viên Pháp Luân Công.

Không có ghi nhận cụ thể rằng chính xác từ khi nào và làm thế nào các bệnh viện tâm thần được sử dụng rộng rãi trong chiến dịch. Trường hợp đầu tiên được đưa tin là vào ngày 2 tháng 1 năm 2000, thông báo trên trang web của Pháp Luân Công Minghui.org, “Ngày 16 tháng 12 năm 1999, đồn cảnh sát ở Phòng Sơn, Thành Quan, Bắc Kinh đã đưa hơn 50 học viên Pháp Luân Công nhập bệnh viện tâm thần Chu Khẩu Điếm mà không qua bất kỳ thủ tục pháp lý hoặc xét nghiệm y tế nào”.
Báo New York Times cũng đưa tin về vụ việc này. Một người làm việc ở trạm cảnh sát đã nói với AFP: “Họ không phải là bệnh nhân, họ được đưa đến đó để được cải tạo tư tưởng.” Mặc dù trong trường hợp này, bệnh viện tâm thần được sử dụng như một nơi giam giữ, nhưng việc này đồng thời cho thấy rằng các bệnh viện tâm thần đã được sử dụng để bức hại học viên Pháp Luân Công.
Trường hợp ngược đãi tâm thần đầu tiên đối với một học viên Pháp Luân Công đã được báo cáo một tháng sau đó. Ông Hoàng Kim Xuân, một thẩm phán tòa án dân sự tại thành phố Bắc Hải ở khu tự trị Quảng Tây Tráng Tộc thuộc miền Nam Trung Quốc đã bị tra tấn trong hai tháng tại bệnh viện tâm thần Long Tường Sơn.
Trong một báo cáo được công bố tháng 2 năm 2000 trên Minghui, ông Hoàng đã viết, “do bị tiêm các loại thuốc tiêm, tôi cảm thấy kiệt sức, buồn ngủ, song lại có trạng thái bồn chồn, và bất ổn cả ngày dài. Những người trong bệnh viện cười vào mặt tôi: ‘Ông nói ông tập Pháp Luân Công kia mà? Ông thử xem thứ gì mạnh hơn, Pháp Luân Công hay là những loại thuốc này?'”.
Các trường hợp ngược đãi tâm thần đã được báo cáo liên tục trong những tháng sau đó. Đã có những căn cứ đầy đủ khiến cộng đồng nghiên cứu tâm thần quốc tế phải lên tiếng quan ngại trong hội nghị Trung-Mỹ thường niên lần thứ hai về chủ đề tâm thần học, tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 4 năm 2000. Nhưng vẫn như thường lệ, các bác sĩ Trung Quốc chối bỏ mọi lời cáo buộc.
Tuy nhiên, lý do họ đưa ra rất kém thuyết phục. Một chuyên gia tâm thần Trung Quốc không nêu danh tính nói rằng: “Trước đây, ngành tâm thần học tại Trung Quốc rất ít được chú trọng nên chẳng có cơ may nào được đem ra sử dụng trong các chiến dịch chính trị. Trước đây, nếu muốn bức hại người khác, nhà nước hoàn toàn không cần phải sử dụng phương thức xa xỉ này”.
Bác sỹ không rõ danh tính nói trên cũng chỉ đơn giản cho biết chế độ không cảm thấy cần thiết phải dùng đến các phương pháp trong ngành tâm thần học để bức hại, nhưng bây giờ thì họ thấy cần. Theo Vương Vạn Tinh, một trong những lý do khiến ông được thả là vì chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.
Từ năm 1999, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị đưa vào bệnh viện tâm thần khơi dậy sự chú ý và áp lực từ quốc tế. Áp lực này có thể khiến chính quyền thả người. Trường hợp của ông Vương cũng cho thấy, việc biến hệ thống các bệnh viện tâm thần thành công cụ để đàn áp bắt đầu với mục đích bức hại Pháp Luân Công.
Trong tháng 4 năm 2004, tổ chức thế giới điều tra bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã khảo sát hơn 100 bệnh viện tâm thần tại 15 tỉnh của Trung Quốc. Tám mươi ba phần trăm các bệnh viện này nói rằng họ đã “chấp nhận và điều trị” các học viên Pháp Luân Công, và hơn 50 phần trăm nói rằng những học viên này không có vấn đề tâm thần và đã bị giữ lại cốt để ép họ phải từ bỏ niềm tin.
Nhiều người trong số họ bị đưa đến bệnh viện bởi cảnh sát hoặc chính quyền địa phương. Một bác sĩ tại bệnh viện tâm thần thành phố Liêu Dương nói với điều tra viên của WOIPFG rằng bệnh viện sử dụng hơn 10 phương pháp, bao gồm cả thuốc tâm thần, để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của họ.
Báo cáo về các trường hợp ngược đãi tâm thần đối với các học viên Pháp Luân Công ngày càng tăng. Theo Minghui, trong số 3.653 trường hợp tử vong của các học viên Pháp Luân công được xác nhận vào tháng 5, năm 2013, 74 người đã từng một lần bị tra tấn tại một bệnh viện tâm thần. Ba mươi sáu người chết do trực tiếp bị tra tấn trong bệnh viện tâm thần. Vào ngày 24 Tháng ba, 2014, Minghui đã xuất bản tổng cộng 7.710 báo cáo về các trường hợp bị ngược đãi tâm thần. Tất cả các số liệu thống kê từ Minghui được cho là ít hơn rất nhiều so với thực tế do khó khăn khi thu thập thông tin từ Trung Quốc.

Thuận tiện

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nhận thấy việc đưa học viên Pháp Luân Công vào bệnh viện tâm thần là rất thuận tiện vì không cần qua thủ tục pháp lý. Cảnh sát hoặc chính quyền địa phương hoặc thậm chí các thành viên gia đình dưới áp lực của cảnh sát có thể gửi các học viên đến một bệnh viện, và bệnh viện không thể từ chối. Cảnh sát thậm chí quyết định kết quả chẩn đoán bệnh cho họ.
Việc nhốt các học viên Pháp Luân Công vào bệnh viện tâm thần cũng đã hạn chế sự thông cảm và hỗ trợ từ xã hội đối với các nạn nhân. Tiến sĩ Abraham Halpern, chủ tịch của Viện Hàn lâm nghiên cứu tâm thần học và các quy định pháp luật, nhận xét trên tờ Tin tức Tâm thần học trong năm 2000 rằng chính phủ Trung Quốc muốn hạ uy tín của học viên Pháp Luân Công nên đã vu khống họ mắc bệnh tâm thần và có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội.

Việc nhốt các học viên Pháp Luân Công vào bệnh viện tâm thần cũng đã hạn chế sự thông cảm và hỗ trợ từ xã hội đối với các nạn nhân.

Chế độ Trung Cộng nhận thấy việc sử dụng bệnh viện tâm thần như vậy rất thuận tiện cho việc bức hại nên đã nhanh chóng bắt đầu nhắm bắt các mục tiêu khác trên diện rộng. Người dân kiến nghị, những nhà hoạt động nhân quyền, và những người bất đồng chính kiến cũng đều đã trở thành nạn nhân. Trong một cuộc họp năm 2010, Bộ An ninh Công cộng (MPS) đã quyết định rằng mỗi khu vực có Cục An ninh Công cộng phải thiết lập ít nhất một bệnh viện An Khang (tên gọi bệnh viện tâm thần điều hành bởi cảnh sát tại cấp tỉnh).
Từ năm 1998 cho đến cuộc họp này, hệ thống bệnh viện An Khang đã điều trị hơn 40.000 bệnh nhân.
Tại cuộc họp, MPS chính thức tuyên bố, “Nếu không có sự chấp thuận của cơ quan công an, không có người nào không bị tâm thần mà lại được nhận [vào bệnh viện tâm thần].” Nói cách khác, chỉ có cảnh sát mới được lạm dụng việc nhận người không bị tâm thần vào bệnh viện tâm thần.
Hiệp hội Tâm thần Thế giới đã cố gắng điều tra về sự ngược đãi tâm thần đối với các học viên Pháp Luân và thậm chí đã đạt một thỏa thuận với đối tác Trung Quốc – Hiệp hội Tâm thần Trung Quốc. Tuy nhiên, trong năm 2004 Hiệp hội này đã hủy bỏ thỏa thuận vào phút chót.
Hiệp hội Tâm thần Thế giới cần đề cao nỗ lực hơn nữa. Cộng đồng quốc tế còn có trách nhiệm ngăn chặn sự ngược đãi tâm thần vẫn đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công và những người vô tội khác tại Trung Quốc. Không bao giờ là quá muộn để điều tra tội ác chống lại nhân loại và đưa các thủ phạm ra trước công lý.
Heng He là phóng viên của Đại Kỷ Nguyên.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét