Tin tức chuyên ngành

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

« Đại cục » của ông Tập Cận Bình không lừa được người dân Việt

Đăng bởi Trung Lập on Thứ Hai, ngày 09 tháng 11 năm 2015 | 9.11.15

media
             Ông Tập Cận Bình phát biểu hơn 20 phút trước Quốc hội Việt Nam ngày 06/11/2015.
                                                   REUTERS/Hoang Dinh Nam/Pool

Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 5 và 6 tháng 11/2015 đã gây nhiều bão tố cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đường phố. Đã có các kiến nghị phản đối của một số tổ chức xã hội dân sự, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở Hà Nội và Saigon.

Trừ cuộc biểu tình tập hợp được khoảng 200 người ở Saigon và một cuộc khác nhỏ hơn ở Hà Nội hôm 04/11/2015, đúng ngày ông Tập Cận Bình đến nhiều người đấu tranh đã bị trấn áp. Trước đó, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư khẩn gởi các đại biểu Quốc hội đề nghị phải có thái độ đúng mực đối với nhân vật trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ngang nhiên khẳng định « Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ đại ».

RFI đã phỏng vấn Phó giáo sư Hoàng Dũng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng về sự kiện trên.

RFI : Kính chào Phó giáo sư Hoàng Dũng. Thưa ông, sau hai ngày thăm Việt Nam bây giờ Chủ tịch Trung Quốc đã ra đi, ông có thể cho biết những gì còn đọng lại trong ông về sự kiện này ?

PGS Hoàng Dũng : Đọng lại trong tôi là hình ảnh ông Trần Văn Bang, máu đổ như thế… Trên Facebook ông này viết rằng để làm « thảm đỏ » đón tiếp ông Tập. Câu ấy thật là cay đắng. Có bao giờ lãnh tụ của một đất nước láng giềng đến, mà người dân Việt Nam lại tỏ thái độ như vậy. Và việc đàn áp như thế chứng tỏ sự xa cách giữa giới cầm quyền và người dân trong việc ứng xử với Trung Quốc.

RFI : Nhưng việc tiếp đón các nguyên thủ nước ngoài là vấn đề ngoại giao, và trong những chuyến công du Mỹ và Anh trước đây, ông Tập Cận Bình đều cho nước chủ nhà biết là không muốn thấy những cuộc biểu tình chống đối ông ta ?

Chuyện ngoại giao là chuyện của Nhà nước, chứ còn việc người dân thể hiện thái độ là chuyện của người dân. Các lãnh tụ Việt Nam qua Mỹ thì Tổng thống Mỹ đón tiếp, mà một số người dân Mỹ biểu tình thì không lẽ đàn áp ? Chính việc đàn áp chứng tỏ là mất dân chủ, chứ tôi không nói việc Nhà nước đón tiếp. Vấn đề không phải là đón tiếp mà là đón như thế nào, làm sao đón tiếp trong tư thế một đất nước tự chủ, độc lập, và đừng gây sốc cho người dân Việt.

Một lãnh tụ của một đất nước mà dám nói trước Liên Hiệp Quốc rằng Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ đại, và ít lâu sau lại đến Việt Nam, yêu cầu được phát biểu trước Quốc hội ; mà chúng ta nói những lời hữu hảo, không hề có một câu gì chứng tỏ mình có lập trường riêng, thì làm sao người dân thông cảm được. Tóm lại tôi muốn nói là cách đón tiếp, thái độ ứng xử của chủ nhà chứ không phải bản thân sự việc.

RFI : Thưa ông có phải vì vậy mà Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có thư gởi các đại biểu Quốc hội về cách tiếp đón ông Tận Cận Bình ?

Thư ấy đã được công khai trên các trang mạng, và cũng đã được gởi khẩn cấp đến Quốc hội, nói rõ vì sao phải như vậy và đề nghị về thái độ ứng xử. Tinh thần là như thế này : làm thế nào các đại biểu Quốc hội, mà trước hết là đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, phải tỏ rõ thái độ xứng đáng với cha ông trong Hội trường mang tên Diên Hồng.

Chúng ta nhớ rằng Diên Hồng là một hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Vua Trần mời các bô lão đến để bàn việc « Hòa » hay « Chiến ». Đại Việt sử ký toàn thư ghi rằng muôn người như một đều bật lên tiếng nói đòi « Chiến ! ». Giặc xâm lược đã vào tận Thăng Long, thì đánh là phải.

Còn bây giờ chúng ta gắng hết sức để giữ hòa bình, nhưng chúng ta không sợ, một khi cần thiết phải giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trong thư của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng gửi cho các đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nói rõ là cần phải có thái độ lịch thiệp ; với bề dày truyền thống, phải tôn trọng người đại diện của nhân dân Trung Quốc láng giềng. Nhưng một lãnh tụ mà tuyên bố những câu láo xược như vậy, thì chúng ta cần phải có thái độ !

Nếu (ông Tập) đến đọc diễn văn, tốt nhất là không đến dự. Mà nếu buộc phải đến dự thì không nên vỗ tay. Sở dĩ tôi nói như vậy bởi vì hình như ông (Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – TM) Nguyễn Hạnh Phúc có đề nghị là phải vỗ tay. Đến cả vỗ tay cũng được « chỉ đạo » nữa thì thôi, hết chuyện nói !

Có lẽ chỉ có Quốc hội Việt Nam mới có thể chỉ đạo được chuyện ấy. Chứ tôi thấy ở các nước dân chủ, không có một Nhà nước nào dám chỉ đạo Quốc hội cả. Ngay cả lãnh tụ của Quốc hội cũng không thể chỉ đạo được từng nghị sĩ.

RFI : Nhưng có lẽ cũng không thể kỳ vọng nhiều vào một Quốc hội mà đa số đại biểu là quan chức ?

Tất nhiên ! Chúng ta không có Quốc hội nào khác, thành ra đành phải vậy. Khi đi bầu Quốc hội, người dân Việt Nam đều biết rằng không thể kỳ vọng vào họ, chứ có phải đợi đến lúc này mới thấy đâu. Chúng ta biết Quốc hội Việt Nam với cách thức bầu bán như thế này, trong một đất nước toàn trị, thì làm gì có người đại biểu thực sự cho người dân.

RFI : Sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam, ông có nhận xét như thế nào ?

Tôi thấy ông cũng đủ khôn ngoan để không động đến Biển Đông. Không động đến vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, không nói đến « lợi ích cốt lõi », tức những việc nhạy cảm nhất mà ông đã ngang ngược nói ở Liên Hiệp Quốc.

Tôi nghĩ rằng nếu ông nói như vậy, thì chắc là các đại biểu Quốc hội – dù như tôi đã nói là không thể trông mong gì nhiều lắm – nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người phản ứng. Bởi vì họ đều là con dân Việt Nam cả. Thành ra ông (Tập) làm như thế là khôn ngoan.

Tuy nhiên những lời ông nói như « hợp tác » rồi « bốn tốt », « mười sáu chữ vàng »…tất cả những cái đó đối với người Việt nó quen thuộc, nhàm chán. Mà càng nhắc thì người ta càng thấy sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm.

Ông nói phải nhìn vào « đại cục », « đại cục » mới là quan trọng chứ không phải « tiểu cục ». Tôi xin nói là đối với người Việt Nam, cái « tiểu cục » đó chính là « đại cục » đấy ! Còn « đại cục » ông nói tôi không rõ là cái gì, mơ hồ lắm.

Ví dụ, « đại cục » có phải là chủ nghĩa xã hội không ? Thì ngay cả nước ông cũng đã có chủ nghĩa xã hội đâu ! Mà ở Việt Nam thì ông « đảng trưởng » Nguyễn Phú Trọng bảo rằng tới cuối thế kỷ này chưa chắc đã có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện. Nói chung là cả hai nước đều không có cái chủ nghĩa xã hội ấy, thì làm gì có « đại cục » ! Còn không lẽ sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam chỉ là « tiểu cục » ?

Cho nên những lời sáo rỗng không thể nào lừa bịp được người dân Việt. Tôi thấy các đại biểu Quốc hội có nén lại, họ căng thẳng mà nghe ông, chứ còn trong lòng họ, nếu có thể nói thật chắc họ cũng không bằng lòng. Chắc cũng có người cảm thấy phẫn nộ, cảm thấy rằng việc Tập Cận Bình qua Việt Nam không thêm được một chút ánh sáng nào cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông, giải quyết những chuyện khúc mắc lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Mà như vậy, tôi không biết ở một số nào đó do quyền lợi của riêng họ thì như thế nào, nhưng xét về quyền lợi của cả đất nước thì không có gì thay đổi cả.

RFI : Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào thời điểm sắp Đại hội Đảng Việt Nam. Dư luận cho rằng còn có một mục đích là gây sức ép lên vấn đề nhân sự trong giới lãnh đạo Việt Nam, ông nghĩ thế nào ?

Tôi nghĩ rằng không loại trừ khả năng đó. Trong phát biểu của giáo sư Tương Lai hôm mùng 4 trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở Saigon, thì giáo sư nói thẳng cái ý đó. Trong một xã hội như Việt Nam, mọi thông tin đều bí mật, chỉ trong một nhóm người nào đó mới biết được, dân chỉ có cách ngồi đoán với nhau. Nhưng tâm lý người Việt Nam sau bao nhiêu năm, thì họ tin là như vậy.

Có phải như thế hay không ? Đó là nhiệm vụ của Nhà nước chứ không phải người dân. Dân người ta cho rằng Tập qua đây là để tác động đến việc bầu cử trong Đại hội Đảng. Trước sự nghi ngờ như vậy - và nghi ngờ ấy không phải là không chính đáng - thì đảng phải có cách, có biện pháp nào để làm cho dân tin là không phải như thế. Đó là trách nhiệm của Nhà nước, đừng bắt người dân phải tin một cách mù quáng.

Một anh bạn email bảo rằng đối với những thành phần bán nước, chỉ nhổ một bãi nước bọt là đủ. Tôi có bình luận, mỗi người một bãi nước bọt thôi, thì kẻ bán nước cũng đủ chết chìm rồi.

RFI : Nhưng những hoạt động phản đối chính sách Trung Quốc ở Biển Đông nói chung và các cuộc biểu tình vừa rồi ở cả hai miền, số người tham gia còn ít, chưa kể chuyện bị trấn áp…

Những hoạt động phản đối trong đó có biểu tình, tôi tin là người dân Việt Nam đều đồng tình. Nhưng số người tham gia ít, không có nghĩa là người ta ơ thờ với những chuyện liên quan đến vận mệnh của đất nước đâu. Mà chỉ cho thấy một điều là đất nước Việt Nam của chúng ta ngột ngạt đến như thế nào, bộ máy quyền lực tác động đến từng người dân mạnh mẽ ra sao.

Số lượng nếu nhiều hơn thì càng vui, nhưng ít như thế không phải không vui. Chúng ta nhớ rằng trước khi Bức tường Berlin sập, số người đi biểu tình có bao nhiêu đâu, và Đức có thể nói là vững vàng nhất ở Đông Âu. Những người cầm quyền cứ nghĩ rằng họ dựa vào sức mạnh bạo lực, mà không nghĩ đến vấn đề căn bản hơn : làm sao có cùng suy nghĩ với người dân. Thì một con đê bị tổ mối ăn có thể sụp khi nào không biết.

RFI : Phải chăng bên cạnh đó còn có một yếu tố là tuyên truyền về biển đảo chủ quyền của Việt Nam trên truyền thông nhà nước và trong các trường học quá ít, nên không gợi lên được ý thức và lòng yêu nước nơi người dân ?

Tôi nghĩ điều đó là trước đây, chứ còn bây giờ, sau khi cái giàn khoan dầu của Trung Quốc tiến vào Việt Nam, thì báo chí đã thay đổi lắm rồi. Trước đây chỉ dám nói là « tàu lạ », bây giờ nói thẳng là tàu Trung Quốc, và người Việt Nam không phải là thiếu thông tin. Nhưng tôi nghĩ máu trên mặt anh Trần Văn Bang là một lời giải thích.

Người ta biểu tỏ lòng yêu nước của mình, thì lực lượng an ninh không ngần ngại dùng những người mặc thường phục đánh người ta như vậy. Tôi thấy anh máu chảy trên mặt mà vẫn vung tay nói « Tôi đuổi Tập Cận Bình nên bị đánh », thì bất cứ ai cũng cảm thấy thương xót cả. Và như thế chế độ còn tồn tại đến khi nào.

Vụ ông Tập Cận Bình qua thăm Việt Nam khiến cho tôi nghĩ lại lời của ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ Chính trị - khi nói rằng « Chúng ta tuyên truyền thế nào mà từ già đến trẻ ai cũng ghét Trung Quốc, điều đó rất có hại ». Câu đó tôi thấy thú vị ở chỗ là cả một bộ máy tuyên truyền cho « bốn tốt, mười sáu chữ vàng » mà cuối cùng ông Bộ trưởng Quốc phòng phải thừa nhận như vậy, chứng tỏ là đã thất bại như thế nào !

RFI : Chúng tôi rất cảm ơn Phó giáo sư Hoàng Dũng, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Thụy My

(RFI)

Ai sẽ là tổng thống Myanmar?

Chuyên gia Nga: Trung Quốc tham vọng bành trướng Biển Đông phản tác dụng


NGUYỄN HƯỜNG

(GDVN) - Tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông đã phản tác dụng vì nó đã giúp Mỹ tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Tờ Chiến tranh và Hòa bình của Nga mới đây dẫn lời học giả Vladimir Kolotov - chuyên gia lịch sử Việt Nam tại Đại học St. Petersburg, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Nga cho rằng, tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông đã phản tác dụng vì nó đã giúp đối thủ Mỹ ngày càng tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Theo ông Kolotov, tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông được xem là một hành vi vi phạm chủ quyền trắng trợn tại Việt Nam.
Ông Vladimir Kolotov - chuyên gia lịch sử Việt Nam tại Đại học St. Petersburg, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Nga. 
Kể từ giữa thế kỷ 20, trong khi Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Trung Quốc đã liên tục sử dụng vỏ bọc của các sự kiện đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng của mình tại Biển Đông, sử dụng vũ lực để mở rộng quyền kiểm soát Biển Đông.


Năm 1974, khi Việt Nam đang chuẩn bị giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Trung Quốc đã cất quân xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988, Trung Quốc tấn công quần đảo Trường Sa và chiếm một số thực thể.

Trong cả hai sự kiện này, các cường quốc lớn đã không có biện pháp ứng phó nào hay xem nó là một vấn đề cần thiết phải can thiệp.

Năm 2014, Trung Quốc bắt đầu bồi lấp (bất hợp pháp) ở Trường Sa, biến các thực thể lúc chìm lúc nổi thành những hòn đảo nhân tạo và căn cứ quân sự dẫn tới sự bùng nổ sự phẫn nộ tại Việt Nam.

Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông, bao gồm cả lãnh thổ của các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Brunei, Philippines.

Theo ông Kolotov, Trung Quốc đã sử dụng chiến lược "tăng thù bớt bạn" để giành quyền kiểm soát Biển Đông thông qua một loạt các biện pháp mạnh bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng.

Động thái này giống như Bắc Kinh đã đặt mình vào một cái bẫy, thúc đẩy các nước láng giềng tìm kiếm một đối trọng để hỗ trợ họ đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc và bảo vệ lợi ích sống còn của mình.

Sự cố gắng thay đổi cán cân quyền lực với các cường quốc khác của Trung Quốc ở nửa sau thế kỷ 20 đã bước qua giới hạn đỏ, kích hoạt phản ứng của các đối thủ địa chính trị khác là Mỹ và Nhật Bản, thúc đẩy các quốc gia này tăng cường hiện diện trong khu vực Đông Nam Á, biến Biển Đông thành một đấu trường phân chia ảnh hưởng địa chính trị mới.

Bắc Kinh muốn duy trì nguyên tắc tại Biển Đông là gây áp lực lên các nước nhỏ và hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Nhưng sự thèm khát tăng ảnh hưởng của quốc gia này tỷ lệ thuận với sự phát triển của kinh tế và quân sự.
Ảnh 3ackpackers
Sự lớn mạnh của Trung Quốc vừa trở thành cơ hội lại vừa là áp lực đối với các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng Đông Nam Á.

Theo chuyên gia Kolotov, trong năm 2015, Trung Quốc đã bắt đầu tiêu diệt các nền tảng quan hệ hòa bình và thân thiện trên cả phương diện chính trị và kinh tế mà quốc gia này đã mất nhiều công sức xây dựng từ đầu thế kỷ 21 với các nước Đông Nam Á, tạo cơ hội để Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực và tạo ra khối đối kháng với Bắc Kinh.

Nếu những gì đang xảy ra hiện nay ở khu vực Đông Nam Á không nằm trong kế hoạch ban đầu của Bắc Kinh, thì chính sách đó nên được xem là phản tác dụng, ông nhấn mạnh.

Chuyên gia Nga cho biết, cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới tại Mỹ tất nhiên sẽ có những tác động đáng kể đến tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không làm thay đổi các mục tiêu cốt lõi của Washington.

Việt Nam với cảng nước sâu Cam Ranh giữ một vị trí chiến lược rất lớn ở Biển Đông đã trở thành một đối tác rất hấp dẫn với cả Trung Quốc, Nga, Mỹ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam vẫn duy trì chính sách đối ngoại ba không: "Việt Nam cam kết không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác", đặt vấn đề "độc lập và tự chủ" lên hàng đầu.

Ông Kolotov cho biết, sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và sự tăng cường nhận thức về vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở trong nước có thể tác động giúp làm tăng cơ hội thực hiện chính sách nhằm kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc và tái lập quan hệ với Mỹ của Việt Nam sau Đại hội XII.

Chuyên gia Nga đánh giá cao các hoạt động của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius trong hơn một năm qua. Theo ông, những gì ông Osius đã làm được ở Việt Nam vượt xa những gì có thể nghĩ đến trước đó. Ông Oisus đã hoạt động với hiệu suất chưa từng có trong lĩnh vực ngoại giao, giúp nâng cao đáng kể vị thế và ảnh hưởng của Washington.

Trong khi đó, chuyên gia Nga thừa nhận rằng ảnh hưởng của Nga ở Đông Nam Á đang có xu hướng giảm. Ông cảnh báo về việc Moscow có thể mất các hợp đồng dầu mỏ và khí đốt, hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước trong khu vực và kêu gọi chính phủ Nga nên tăng cường ảnh hưởng tại khu vực này.

Việc Nga bận rộn với vấn đề Syria, không tích cực tham gia ở Biển Đông rất có lợi cho Trung Quốc, quốc gia vốn rất hy vọng rằng Moscow sẽ giữ quan điểm trung lập trong vấn đề này./.

Khi Trung Quốc tăng cường không quân, tên lửa phi pháp ra Hoàng Sa, Trường Sa

(GDVN) - Trước các động thái này của Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Kỳ cũng như các đồng minh đối tác trong khu vực cần mở rộng phạm vi hoạt động, phân phối hỏa lực...
Defense News ngày 8/11 đánh giá, việc Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) chiến đấu cơ J-11BH/BHS trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam) cuối tháng 10, ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Tập Cận Bình được tiết lộ thông qua hình ảnh đăng trên website chính thức của hải quân Trung Quốc nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của việc hải quân Trung Quốc đang theo đuổi yêu sách (vô lý, phi pháp, bành trướng) ở Biển Đông.
Chiến đấu cơ J-11BH Trung Quốc cất cánh tập trận bất hợp pháp từ đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam trước khi ông Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam.
Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ tiên tiến trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa đã mở rộng bán kính tác chiến của không quân Trung Quốc thêm 360 km xuống Biển Đông kể từ các căn cứ không quân nước này trên đảo Hải Nam. Vị trí hiện diện mới của J-11BH có thể gây phiền hà cho các máy bay do thám Mỹ như EP-3 Aires và P-8 Poseidon thường xuyên qua lại khu vực này.
Năm 2001, một vụ va chạm giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc với chiếc EP-3 Hoa Kỳ làm phi công Trung Quốc tử nạn, EP-3 phải hạ cánh khẩn cấp xuống Hải Nam. Trong năm 2014, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc quấy nhiễu một chiếc P-8 gần đảo Phú Lâm buộc Lầu Năm Góc lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận địn, Trung Quốc đang chứng minh với Mỹ và các bên yêu sách ở Biển Đông, Bắc Kinh rõ ràng có ý định bảo vệ cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ" mà họ tuyên bố.
Xa hơn về phía Nam đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam), Trung Quốc cũng đang gấp rút hoàn thành các căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo nước này bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Đã có ít nhất 3 sân bay quân sự và cầu cảng đang hình thành trên các bãi đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn, cả 3 đều bị bồi lấp thành đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn chỉ trong 2 năm qua.
Ian Storey, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore cho rằng: "Một khi Trung Quốc đã hoàn tất các phương tiện trên đảo nhân tạo bồi lấp (bất hợp pháp) ở Trường Sa, bao gồm đường băng, nhà chứa máy bay và các bể chứa nhiền liệu, chúng có thể  sẽ là các căn cứ, hoặc ít nhất là căn cứ cơ bản luân phiên nhau cho các chiến đấu cơ Trung Quốc ở Biển Đông".
Sân bay quân sự trên đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.
Paul Giarra, Chủ tịch tổ chức Nghiên cứu chiến lược và biến đổi toàn cầu nói với Defense News: "Máy bay và tên lửa quân đội Trung Quốc đang lan rộng khắp các vùng trên Biển Đông phục vụ cho một số nhiệm vụ quan trọng, gây bất lợi cho Hoa Kỳ cũng như đồng minh, đối tác trong khu vực, đặc biệt là các bên có yêu sách lãnh thổ, hàng hải cũng như các quy định của pháp luật."
Theo Giarra, chiến lược này của Bắc Kinh có 6 yếu tố:
Một là nó củng cố các phương pháp tiếp cận hàng hải (leo thang bành trướng, bất chấp tất cả) của Trung Quốc; Hai là quân sự hóa yêu sách chính trị của Trung Quốc làm cho các bên liên quan khó khăn hơn để bác bỏ chúng một cách hợp pháp; Thứ 3, sẽ khó khăn hơn nhiều trong việc đánh bật Trung Quốc khỏi những thực thể này;
Thứ tư, năng lực quân sự của cá nhân, đơn vị là một phần mạng lưới lớn hơn, kể cả lực lượng cố định lẫn di động của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông cũng như ở lục địa; Thứ 5, Các sân bay quân sự Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông mở rộng đáng kể bán kính tác chiến của các máy bay quân sự nước này trên đất liền, đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực tiếp liệu, giao lưu quân sự, làm thay đổi đáng kể các "phương trình quân sự".
Thứ 6, động thái này giúp Trung Quốc mở rộng ranh giới phạm vi từ chối tiếp cận/chống tiếp cận, đồng thời tạo ra các phương pháp tiếp cận hàng hải đáng kể cho Trung Quốc dưới sự yểm trợ của quân đội.
Tuy nhiên học giả Đài Loan từ hội đồng Nghiên cứu Chiến lược chiến tranh Alexander Huang cho rằng, nếu Trung Quốc có ý định đặt chiến đấu cơ J-11 trên đảo Phú Lâm quanh năm, nó sẽ là câu chuyển kiểm tra độ ăn mòn khung máy bay, các bộ phận và hệ thống chiến đấu của nó trước khi phân tích về ý nghĩa quân sự của động thái này.
Bonnie Glaser đồng ý với nhận định trên: "Theo hiểu biết của tôi, Trung Quốc chỉ có khả năng triển khai máy bay chiến đấu trong thời gian ngắn ở Trường Sa, bởi không khí biển mặn sẽ tàn phá các máy bay nếu nó thường trú trong thời gian dài." Bà gợi ý, trước các động thái này của Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Kỳ cũng như các đồng minh đối tác trong khu vực cần mở rộng phạm vi hoạt động, phân phối hỏa lực đáng kể cùng hoạt động ngoại vi, kết hợp yếu tố tâm lý và pháp lý của chiến tranh hiện đại trong một chiến dịch tích hợp.


Hồng Thủy
Nguyễn Hường

Có thể phát hiện sớm ung thư tiêu hóa

10/11/2015 08:32 GMT+7

TT - Thống kê về bệnh ung thư mới nhất cho thấy ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng rõ rệt: ung thư đại trực tràng nằm trong số sáu loại ung thư thường gặp nhất và có xu hướng tăng.
Đồ họa: Tấn Đạt
Đồ họa: Tấn Đạt
Theo ông Trần Văn Thuấn - viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, đa số bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư đại trực tràng, dạ dày và thực quản, đến bệnh viện ở giai đoạn 2-3, nhưng nếu phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị cao 
hơn nhiều.
Lắng nghe cơ thể để phát hiện sớm
Năm 2000 tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng chuẩn hóa theo tuổi cả ở nam và nữ là 11,4/100.000 và 8,3/100.000, đến năm 2010 tỉ lệ này tăng rõ rệt lên mức 19/100.000 và 14,5/100.000, năm 2015 tỉ lệ vẫn tăng với tốc độ tương tự như giai đoạn 2000 - 2010.
Một trong những bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa là nhạc sĩ T.L., anh vừa được phẫu thuật hôm thứ bảy ngày 7-11 tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội với chẩn đoán ban đầu là ung thư đại trực tràng.
Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Đức, hiện sức khỏe nhạc sĩ T.L. đã tạm ổn, nhưng để chẩn đoán xác định căn bệnh của anh thì phải đợi 
4 - 7 ngày sau mổ, sau khi có kết quả giải phẫu bệnh.
Tuy nhiên theo các bác sĩ, các chẩn đoán ban đầu khá rõ ràng và nhạc sĩ T.L. được phẫu thuật chỉ sau một ngày được chẩn đoán mắc 
ung thư.
Ung thư đại trực tràng đứng thứ 6 trong số các ung thư thường gặp ở VN, với trên 8.700 ca mắc mới và gần 6.000 ca tử vong/năm.

Theo ông Trần Văn Thuấn, các ung thư đường tiêu hóa như đại trực tràng, dạ dày, thực quản có xu hướng gia tăng rõ rệt. “Đa số bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa đến bệnh viện ở giai đoạn 2 - 3, tức là giai đoạn giữa của bệnh, hầu như không có bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm khi bệnh chưa có những dấu hiệu ban đầu”- ông Thuấn 
cho biết.
Do phát hiện bệnh muộn, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa rất cao, như ung thư dạ dày (đứng thứ 4 trong các ung thư thường gặp ở VN) có đến gần 13.000 ca tử vong/trên 14.000 người mắc mới phát hiện được hằng năm.
Trong khi theo ông Đào Văn Long (Trung tâm tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai), nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, trên 90% bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa sống thêm từ 5 năm trở lên, còn nếu phát hiện muộn, khi khối u đã di căn thì tỉ lệ sống thêm 5 năm chỉ từ 3 - 20%.
Cũng theo ông Long, các phương pháp phát hiện sớm hiện có tại VN cho phép các bác sĩ chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa sớm hơn nhiều so với trước, từ khi khối u còn ở vị trí ban đầu và chưa di căn. Nhờ thiết bị siêu âm nội soi, các bác sĩ có thể “cắt hớt” vùng niêm mạc có khối u, thay vì phải cắt bỏ vùng dạ dày hay đại tràng có khối u.
Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai, đã có 30 bệnh nhân ung thư dạ dày và ba bệnh nhân ung thư đại trực tràng được điều trị bằng phương pháp này với hiệu quả khá tốt.
Tuy nhiên, muốn được phát hiện bệnh sớm, ông Trần Văn Thuấn khuyến cáo người từ 40 tuổi trở lên nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên, người có tiền sử gia đình có đa polyp đại trực tràng, thường xuyên có cơn đau âm ỉ vùng thượng vị, có tiền sử viêm loét dạ dày, đi đại tiện ra máu... thì cần thăm khám (gồm soi đại trực tràng, dạ dày) thường xuyên hơn để phát hiện bệnh sớm.
Sống lành mạnh
Bác sĩ Nguyễn Văn Đăng (ĐH Y Hà Nội) cho hay có nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư đường tiêu hóa, xã hội giàu có hơn thì ung thư đường tiêu hóa cũng gia tăng.
Theo bác sĩ Đăng, chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật, ít rau xanh, chất xơ có liên quan đến ung thư đại trực tràng, nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày liên quan đến tiền sử nhiễm vi khuẩn HP, chất nitrosamin trong dưa chua muối và thịt hun khói, ung thư thực quản liên quan đến thói quen uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc lá...
Mặc dù sống ở quốc gia nhiệt đới rất nhiều rau trái, nhưng từ năm 1985 tới nay tiêu thụ rau xanh ở VN không những không tăng mà còn giảm, chỉ xấp xỉ 200 gam/người/ngày và chỉ tương đương 1/2 so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Trong khi đó, lượng thịt đặc biệt là thịt đỏ (Tổ chức Y tế thế giới cũng vừa tổng kết tiêu thụ nhiều thịt đỏ có liên quan chặt chẽ tới bệnh ung thư) lại gia tăng liên tục và ở khu vực thành phố đã vượt xa khuyến cáo, nhiều gia đình thành thị tiêu thụ trên 100 gam thịt/người/ngày. Người Việt cũng ăn rất ít thực phẩm được coi là tốt cho sức khỏe như cá và sữa.
Theo bà Lê Bạch Mai - phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, một trong những nguyên nhân người dân ngại ăn rau là do e ngại vấn đề vệ sinh thực phẩm, cũng như sở thích ăn thịt hơn rau.
Nhưng trong khi chờ có được rau an toàn thì việc cẩn trọng hơn trong việc chọn mua rau và thay đổi lối sống để phòng bệnh tật, bảo vệ sức khỏe là việc của mỗi người - nhất là người nội trợ.
LAN ANH (lananh@tuoitre.com.vn)

Không lấy tiền thuế của dân xây trụ sở nghìn tỷ: Hội chứng "Vinacho" đáng sợ hơn "Vinashin"

TP - Hải Phòng vừa lên kế hoạch xây trung tâm hành chính 10 nghìn tỷ đồng (trong đó 8 nghìn tỷ xin ngân sách trung ương). Trước đó, hàng loạt các địa phương khác cũng muốn xin tiền trung ương xây trụ sở.
Mô hình Trung tâm hành chính bốn nghìn tỷ hình quả trứng của tỉnh Khánh Hòa Ảnh: Đình Quân.Mô hình Trung tâm hành chính bốn nghìn tỷ hình quả trứng của tỉnh Khánh Hòa Ảnh: Đình Quân.
Trong bối cảnh nguồn ngân sách vô cùng khó khăn, áp lực nợ công lớn, trao đổi với PV bên lề kỳ họp ngày 9/11, nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) rất không đồng tình với việc đua nhau xây trụ sở hoành tráng của các tỉnh, thành phố hiện nay.
Biết phải ăn nói thế nào với dân?
ĐBQH Trần Du Lịch cho rằng, việc xây dựng nhà để ở, nhà cho thuê, xây trụ sở công không phải đầu tư mà là chi tiêu dùng. Đã là chi tiêu dùng thì bắt buộc phải tiết kiệm, không loại trừ trường hợp nào. ĐB Lịch đề nghị QH cần coi đây là một nguyên tắc khi thực hiện phân bổ ngân sách. Một cách làm mới, phù hợp được ĐB Lịch dẫn dụ ở Đà Nẵng, họ xây trung tâm hành chính trên cơ sở lấy toàn bộ các cơ quan rải rác gom lại, bán quỹ đất đó để “lấy nó nuôi nó” chứ không đụng đến tiền ngân sách (mà thực chất là tiền thuế của dân) xây trụ sở. Rồi một số địa phương khác như Khánh Hòa cũng đang làm theo cách này. 
“Nếu dùng tiền ngân sách để xây dựng trụ sở hoành tráng, dù bất kỳ địa phương nào tôi cũng không đồng tình. Trong điều kiện nợ nần thế này, không lý do gì chấp nhận điều đó cả. Nếu chấp nhận điều đó, chúng ta cũng không biết phải ăn nói thế nào với người dân”, ông Lịch nhấn mạnh.
Lý giải về thực trạng trong điều kiện khó khăn nhưng các tỉnh vẫn đua nhau xây trụ sở, ĐB Lịch cho rằng, đây chính là cái “gốc” từ việc phân bổ ngân sách. Để khắc phục tình trạng này phải thay đổi theo hướng hợp nhất ngân sách Trung ương và địa phương thành một loại ngân sách nhà nước. Khi tính ngân sách phải cân đối thu trước, chi sau thành một tỷ lệ. Đồng thời phải quy định chia ngân sách cho địa phương này bao nhiêu, địa phương kia bao nhiêu? Trong trường hợp còn thiếu, QH sẽ xem xét từng trường hợp một, nếu nơi nào “vung tay quá trán” sẽ không bổ sung nữa. 
“Nếu theo hướng đó thì làm gì còn cơ chế “xin - cho”. Còn nếu cứ làm ngân sách theo kiểu hiện nay thì không bao giờ khắc phục được, cũng không biết cắt ai, cho ai. QH phải cấm ít nhất 5 năm tới không được dùng thuế, phí xây trụ sở để tập trung giải quyết bài toán nợ”, ĐB Lịch đề nghị.
Không lấy tiền thuế của dân xây trụ sở nghìn tỷ - ảnh 1Khu đô thị và trung tâm hành chính dự kiến của Hải Phòng. Ảnh: P.V.
“Vi-na-xin” không đáng sợ bằng…“vi-na-cho”
Cùng trao đổi với PV về đề xuất xây trụ sở 10 nghìn tỷ đồng ở Hải Phòng, ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, đây là một công trình đầu tư lớn, cần đi theo mô hình của một số địa phương đã làm trước đây, như Bình Dương, Lâm Đồng, Đà Nẵng... Ông Quốc cũng đề nghị Chính phủ tổng kết mô hình này, xem có phát huy được hiệu quả không rồi hãy tính làm. Bên cạnh đó cũng cần làm rõ, xem phương thức tạo vốn như thế nào và quy mô cần phải như thế nào cho vừa phải?

Đề nghị cần tính toán kỹ càng, thận trọng, nếu không sẽ thành “dịch” trong lúc nợ công cao. Đồng thời ông nhắc lại quan điểm của mình trước đây: “Vi-na-xin” không đáng sợ bằng…“vi-na-cho”.
ĐB Dương Trung Quốc
“Xây dựng các công trình này cũng giống như chi tiêu trong gia đình, phải tính xem khả năng, nhu cầu đến đâu để cân nhắc. Quan điểm của tôi vẫn là phải tổng kết, từ đó mới có thể nói nên làm hay không và nên đầu tư ở mức nào, nếu cứ nói là nhu cầu thì rất vô cùng. Ngoài ra cũng cần phải xem, trong lúc đang thiếu vốn thế này đã nên triển khai các công trình này chưa? Cái quan trọng nhất trong điều hành của nhà nước là phải “liệu cơm gắp mắm”, ĐB Dương Trung Quốc nói và đề nghị cần tính toán kỹ càng, thận trọng, nếu không sẽ thành “dịch” trong lúc nợ công cao. Đồng thời ông nhắc lại quan điểm của mình trước đây: “Vi-na-xin” không đáng sợ bằng…“vi-na-cho”.
“Tâm lý chơi trội, hay “con gà tức nhau tiếng gáy” chỉ là một phần, cái quan trọng là công tác quản lý của chúng ta còn để dẫn đến việc mỗi dự án là cơ hội để thất thoát, lợi ích nhóm cho ai đó. Nói đến trụ sở, chúng ta phải nhìn về lâu dài. Những trụ sở quá lớn, người ta mới nhìn tiền đầu tư để xây, nhưng chi phí vận hành nhà đó mới thực sự khủng khiếp”, ĐB Quốc nhấn mạnh.
Cần có ai đó “đạp phanh” ngân sách
Về chi tiêu công, theo ĐB Lê Nam (Thanh Hóa), hiện chúng ta vẫn đang đi theo con đường cũ: Những con tàu, cỗ xe tiêu pha ngân sách chạy theo cách thức cũ mà chưa có sự điều chỉnh. Cần có ai đó đạp phanh, phanh như thế nào để không gây tai nạn, phanh như thế nào là hợp lý và như thế nào để đạt mục tiêu đặt ra? Đã đến lúc phải có quyết định, giải pháp cụ thể. Nói thì thống nhất cao rồi nhưng còn làm thế nào? Câu trả lời thuộc về Chính phủ.
ĐB Nam cho rằng, việc xây dựng trung tâm hành chính, đặc biệt trong yêu cầu cải cách hành chính hiện nay là cần thiết, nhưng cần xem lại cụ thể. Thứ nhất, hệ thống công sở mà chúng ta đầu tư xây dựng mấy chục năm qua còn dùng được không? Vì có nơi khi xây dựng trung tâm hành chính xong lại để không. Lúc làm đề án thì địa phương nói bán trụ sở cũ đi để lấy tiền xây mới, nhưng rồi lại không bán được, gây lãng phí lớn.
Thứ hai, việc xây dựng làm sao phải bảo đảm thống nhất. “Tôi thấy hình như chưa có quy định xây trung tâm hành chính phải như thế nào? Đó là khoảng trống cần được quy định, thống nhất, không để mỗi nơi xây với số lượng tiền bạc, kiến trúc khác nhau. Việc chi tiêu cho cơ quan quyền lực phải theo quy định chung, nếu không thì có tỉnh chỉ xây trụ sở với vài trăm tỷ, nhưng ngược lại có tỉnh phải cần mấy nghìn tỷ cũng không xong”, ĐB Nam nói.
Tiết kiệm trong mọi lĩnh vực
Trao đổi với PV bên lề kỳ họp QH, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cho rằng, việc đổi trụ sở cũ trên cơ sở bán đấu giá, mặc dù nguồn vẫn là của nhà nước, nhưng yếu tố hiệu quả phải được tính toán cụ thể. Song tinh thần chung là phải tiết kiệm ở tất cả các mặt chứ không chỉ riêng xây dựng trụ sở. Việc này phải dựa trên cơ sở tùy thuộc vào từng địa phương cân đối nguồn vốn ngân sách thế nào.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, nhiều nơi người ta thậm chí còn lo các vấn đề khác cho dân trước, song rồi mới tính làm trụ sở. Điển hình như Bình Dương, họ tập trung đầu tư cho vùng nông thôn, rồi trường học, bệnh viện trước sau đó mới quay lại làm đô thị. Làm như vậy là rất tốt và rất đáng hoan nghênh. Tương tự ở Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác cũng theo hướng như vậy.
Theo quy định thì tất cả các dự án nói chung, dù quyết định gì thì quyết định nhưng phải cân đối được về nguồn vốn, không có chuyện địa phương quyết định rồi để trung ương đầu tư. Càng không có chuyện ngân sách của địa phương lẽ ra phải nộp về Trung ương mà giữ lại để làm những việc như xây dựng trụ sở được.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, trong các phiên họp Thường trực Chính phủ cũng có nhắc đến việc xây dựng trụ sở của các địa phương và đưa ra yêu cầu quy hoạch. Trước mắt, Chính phủ đang chỉ đạo tập trung nguồn vốn để kêu gọi đầu tư, thậm chí Chính phủ còn đề xuất phương án mạnh mẽ hơn là phải thanh toán xong nợ cũ mới bố trí cho dự án mới.

Trung tâm hành chính nghìn tỷ: Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lên tiếng

“Muốn xây dựng trụ sở hay bất cứ công trình gì thì điều quan trọng nhất là địa phương phải cân đối được nguồn..."- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.
Sau sự việc Infonet phản ánh về việc Hải Dương ngân sách eo hẹp, trụ sở khang trang nhưng muốn xây trụ sở nghìn tỉ, tưởng rằng câu chuyện “trụ sở nghìn tỉ” sẽ lắng xuống. Thế nhưng, hàng loạt địa phương khác cũng xin xây trụ sở nghìn tỉ như Nghệ An, Khánh Hòa, Hải Phòng...
Trong đó, Hải Phòng có dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm hành chính, chính trị TP.Hải Phòng gần 10 nghìn tỉ.
Bên hành lang Quốc hội chiều 9/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã chia sẻ quan điểm về vấn đề này.  
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh trả lời báo chí. 
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tinh thần chung trong bối cảnh ngân sách khó khăn hiện nay và những năm tới là phải tiết kiệm triệt để. Một số địa phương vừa qua đã xây hoặc chủ trương xây dựng trụ sở hành chính cấp tỉnh mới trên tinh thần tự cân đối ngân sách địa phương. Việc này còn tùy thuộc vào từng địa phương họ cân đối ngân sách như thế nào. Song tôi hoan nghênh một số địa phương chủ trương làm rất tốt, chẳng hạn tỉnh Bình Dương ngân sách địa phương khá dồi dào nhưng thay vì xây trụ sở mới họ đã lo các vấn đề cho dân trước như đầu tư vào nông thôn, trường học, bệnh viện trước rồi mới đến đô thị.

Trước câu hỏi về việc TP Hải Phòng vừa trình Thủ tướng Chính phủ đề án xây dựng trung tâm hành chính - chính trị tỉnh với mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng nhưng trong đó gần 7.000 tỷ đồng là xin ngân sách Trung ương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng: “Muốn xây dựng trụ sở hay bất cứ công trình gì thì điều quan trọng nhất là địa phương phải cân đối được nguồn. Nghĩa là địa phương, bộ ngành phải cân đối được nguồn đảm bảo thì mới được xây dựng, kể cả nguồn trung ương phải được trung ương đồng ý thì mới quyết định được”.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng giải thích rõ: Luật Đầu tư công hiện hành quy định rõ nguyên tắc như vậy, không có chuyện địa phương quyết định rồi trung ương phải chi đầu tư mà phải thực hiện theo nguyên tắc đó. Trước đây khi chưa có Luật Đầu tư công thì Chỉ thị 1792 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu (năm 2011) cũng đã quy định điều này rất chặt. Thậm chí nếu có sử dụng vốn ngân sách trung ương nhiều thì dự án phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định cả tổng mức đầu tư dự án. Sau khi thẩm định, nếu trung ương đồng ý cấp cho phần chênh lệch thì mới được làm, kể cả các tỉnh nghèo đều phải làm theo nguyên tắc này.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất rõ điều này, trong đó tinh thần là chỉ đạo phải tập trung nguồn để đầu tư và thanh toán nợ xây dựng cơ bản. Lần này cân đối ngân sách cũng đưa nguyên tắc đó vào, thậm chí Chính phủ còn đề xuất mạnh mẽ hơn là phải thanh toán xong nợ mới được bố trí vốn để đầu tư trụ sở mới, kể cả nguồn địa phương tự cân đối được.
“Bây giờ không có cách gì khác là phải tiết kiệm, không chỉ là việc xây trụ sở mà còn nhiều khoản chi khác. Chính phủ cũng có bàn đến việc xây dựng trụ sở các địa phương và yêu cầu lập quy hoạch để quản lý”- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chia sẻ.
Nhân Chi (ghi)