Tin tức chuyên ngành

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Thế giới học " Nhẫn", học " Cách làm người", cách đánh nhau và học cách " Tự tử" như thế nào ?

Nhẫn nhất quyết không phải là nhu nhược! Người xưa nhẫn như thế nào?

“Bậc Đế Vương vì nhẫn mà được thiên hạ, tướng lĩnh vì nhẫn mà được lâu dài, thương nhân vì nhẫn mà được giàu sang phú quý, người thường vì nhẫn mà có được tri kỷ”. Nhẫn nhịn luôn là một đức tính truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của con người. Nhìn lại lịch sử Trung Hoa, có nhiều câu chuyện mang đậm chữ “nhẫn” trong nội hàm ý nghĩa.

 Lận Tương Như vì suy nghĩ cho xã tắc, nhiều lần nhượng bộ, không tranh giành, làm cảm động Liêm Pha (Ảnh: Internet)

 Nhẫn là khoan dung, tha thứ


Trong “Thượng thư”, Chu Thành Vương khuyên bảo quân rằng: “Tất hữu nhẫn, kỳ nãi hữu tể; hữu dung, đức nãi đại.” (Tạm dịch: Nhất định phải nhẫn nhịn mới có thể thành công, có thể khoan dung với người thì đạo đức tu dưỡng mới có thể nâng cao lên). Khổng Tử nói: “tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Tạm dịch: Không nhịn được điều nhỏ nhặt, sẽ làm hỏng chuyện đại sự) “quân tử vô sở tranh” (Tạm dịch: Người quân tử không tranh gì cả)…
Nhẫn là bài học tất yếu của mỗi người, có thể tinh lọc nhân tâm, hóa giải xung đột. Khoan dung, độ lượng trong cuộc sống là một loại biểu hiện của “Nhẫn”. Có thể nhẫn mới có thể thành tựu việc lớn, hóa giải sự thù hận.

Trong sử ký “Liêm Pha Lận Tương Như liệt truyện” có ghi lại câu chuyện “Chịu đòn nhận tội”. Lận Tương Như bởi vì có công “đem ngọc trả lại vua Triệu “ mà được phong làm Thượng Khanh. Địa vị của Lận Tương Như đột nhiên cao hơn của Liêm Pha (một vị tướng giỏi của nhà Triệu). Liêm Pha không phục liền tuyên bố rằng, chỉ cần gặp mặt Tương Như sẽ làm nhục ông. Sau khi Lận Tương Như biết được, ông đã cố gắng né tránh để không phát sinh xung đột với Liêm Pha. Mỗi lần đến lúc vào triều, Lận Tương Như thường cáo ốm vì không muốn tranh giành chức vị với Liêm Pha. Không lâu sau, lúc Tương Như ở thành Hàm Đan, khi đoàn xe của ông từ xa xa đã nhìn thấy đoàn xe của Liêm Pha, ông đã ra lệnh cho đoàn xe của mình rẽ vào một con hẻm để cho đoàn xe của Liêm Pha đi trước, tránh hai bên xảy ra xung đột.
Môn khách của Lận Tương Như thấy ông xử sự như vậy, liền cho rằng ông sợ, nên đã nói: “Chúng tôi rời bỏ người thân gia đình đến hầu hạ ngài là vì ngưỡng mộ tiết nghĩa cao thượng của ngài. Bây giờ chức vị của ngài cũng tương đương với của Liêm Pha tướng quân. Tướng quân Liêm Pha mở miệng ra là nói lời ác, vậy mà ngài lại trốn tránh ông ta. Ngài quá sợ ông ta. Dù là người thường gặp phải cũng cảm thấy bị sỉ nhục, huống hồ là tướng quân như ngài! Chúng tôi, những người không có tiền đồ, xin ngài cho chúng tôi được cáo từ!”.
Lận Tương Như kiên quyết giữ họ lại và nói: “Các vị thử nghĩ xem, Liêm tướng quân và Tần Vương ai lợi hại hơn?” Mọi người trả lời: “Liêm Tướng Quân không bằng được Tần Vương” Tương Như lại nói: “Với uy thế của Tần Vương, mà ta còn dám nói lý, quát mắng ông ta ngay trước triều thần nước Tần. Ta, Lận Tương Như mặc dù tài hèn, nhưng lẽ nào lại sợ Liêm Pha? Điều ta nghĩ đến là nước Tần lớn mạnh sở dĩ không dám xâm lược nước Triệu chúng ta, là bởi vì nước Triệu có ta và Liêm tướng quân! Hiện giờ nếu hai hổ đấu nhau, tất không thể cùng sinh tồn. Cho nên, ta nhẫn nhịn Liêm tướng quân như vậy, là vì luôn đặt sự an nguy quốc gia làm đầu mà để chuyện cá nhân ở phía sau!”
Khi những lời này của Lận Tương Như được truyền đến tai Liêm Pha tướng quân, bấy giờ Liêm Pha tướng quân mới bình tâm suy nghĩ cảm thấy mình vì tranh giành địa vị cá nhân mà không nghĩ đến quốc gia đại sự, thật là không phải. Thế là, Liêm tướng quân liền cởi áo bào, mang theo một cành mật gai đến gặp Lận Tương Như để chịu tội. Lận Tương Như thấy Liêm Tướng quân đến xin chịu tội, vội vàng đi ra nghênh đón. Từ đó, hai người trở thành bạn tốt và đồng tâm hiệp lực bảo vệ nước Triệu.











Đại nhẫn là ở “Tâm”
Nhẫn không chỉ là thể hiện ở sự nhượng bộ, mà còn thể hiện ở chỗ khi bị lăng nhục vẫn có thể chịu nhận mà không động tâm. Chỉ riêng chữ Nhẫn (忍) đã biểu đạt được điều này. Bên trên của Nhẫn (忍) là chữ đao (刀) và còn thêm một điểm để biểu thị sự sắc bén của vết đao, bên dưới của Nhẫn (忍) lã chữ Tâm (心).
Ý tứ ở đây chỉ việc dùng một đao sắc bén đâm vào trái tim thì đương nhiên là đau. Người bình thường bị như vậy phải đau đớn quằn quại lăn qua lăn lại trên mặt đất. Nhưng chữ Tâm ở bên dưới chữ Nhẫn kia vẫn đứng vững yên tĩnh. Biểu hiện không động tâm này chính là hình ảnh lột tả được nội hàm của Nhẫn.







Chữ Nhẫn (Ảnh: internet)

Câu chuyện về hòa thượng Đại Hưng
Hòa thượng Đại Hưng là một người độ lượng và từ bi. Cuộc đời của ông, đã trải qua nhiều gian khổ tủi nhục nhưng rất thành tâm trong tu Phật. Câu chuyện sau đây nói đến cái nhẫn phi thường của ông.
Tại chân núi Cửu Hoa, có một gia đình rất giàu có. Họ có một người con gái tên Tiểu Hội, cô có hôn ước với người con trai của một gia đình giàu có khác.
Ba năm trước khi chọn ngày hôn lễ, Tiểu Hội đã sinh một bé trai. Gia đình cô ta điên đảo lo sợ và thất vọng. Họ bắt cô phải khai ra sự thật. Cuối cùng Tiểu Hội đã nói với gia đình cô ta “Có một lần tôi đi chùa cúng phật tại Núi Cửu Hoa và bị hòa thượng Đại Hưng hãm hiếp. Sau đó tôi mang thai bé trai này.” Cha cô ta tức giận. Ông đem gia nhân của ông đến núi Cửu Hoa làm náo động cả ngôi chùa. Ông và gia nhân đánh đập, chửi bới nguyền rủa hòa thượng Đại Hưng về những tội ác đã làm kể trên. Cuối cùng ông ném thằng bé này cho hòa thượng Đại Hưng và bắt phải nuôi dưỡng nó. Hòa thượng Đại Hưng lặng lẽ nhận đứa bé và nói khẽ “A Di Đà Phật!”
Từ đó danh tiếng của hòa thượng sụp đổ hoàn toàn. Ông đã từng là một vị hòa thượng rất được kính nể, nhưng bây giờ đã bị nguyền rủa là một hòa thượng hiếp dâm phụ nữ. Nơi nào ông đến, đều bị thiên hạ khinh khi cười cợt, phỉ báng. Nhưng, ông không để ý đến. Hằng ngày ông xuống núi xin bố thí để mua sữa nuôi đứa bé. Được sự dưỡng dục chu đáo của ông, đứa trẻ trông rất khỏe mạnh và thông minh.
Ba năm trôi qua rất nhanh.
Tuy rằng cô bị hãm hiếp, những ngày lẽ cưới không thay đổi. Trong đêm tân hôn, người chồng muốn biết sự thật xuất xứ của đứa bé đó, cô ta vừa khóc vừa nói với ông tất cả. Ngay sáng hôm sau, người chồng nói sự thật với gia đình của anh ta là hai người đã lén lút gặp nhau và đó cũng là lý do tạ sao Tiểu Hội đã mang thai và sinh đứa bé ba năm qua. Đó cũng là lý do tại sao anh ta khăng khăng muốn đám cuới với Tiểu Hội dù rằng cô không còn trong trắng. Vì muốn giữ danh tiếng của chồng tương lai của cô, Tiểu Hội đã đổ tội cho hòa thượng Đại Hưng.
Ba ngày sau hôn lễ, Tiểu Hội về thăm gia đình của mình theo phong tục của người Trung Hoa. Cô đã nói với gia đình cha mẹ cô về sự thật đó. Gia đình cô vô cùng kinh ngạc, nhất là đứa bé con của cô ta. Họ rất hối hận là đã làm điều sai trái đối với vị hòa thượng và đã bỏ bê cháu của họ trong ba năm qua.
Hai gia đình gấp rút tới chùa. Họ quỳ trước mặt hòa thượng Đại Hưng, và thành tâm xin lỗi và mong được xin lại đứa cháu. Hòa thượng đã nuôi được một đứa bé khỏe mạnh, và luôn có nụ cười trên môi, Hòa Thượng với dáng bình yên thanh thản như chưa từng xảy ra chuyện gì, ông bế đứa bé trả lại cho Tiểu Hội một cách trang trọng, và nói với họ “Đem đứa bé này về! A di dà Phật!” Ông chấp hai tay trước ngực để ra dấu tạm biệt họ, và thản nhiên trở vào phòng thiền định.
Kể từ đó trở đi, tất cả hòa thượng trong chùa và mọi người càng kính trọng hòa thượng Đại Hưng hơn nữa.







(Ảnh: Internet)

“Nhẫn” quyết không phải là nhu nhược

Nhẫn là một loại tu dưỡng và cảnh giới, tuyệt đối không phải là nhu nhược.

Thuở thiếu niên, Hàn Tín thân thể cường tráng, võ nghệ cao cường, vì là người luyện võ nên thường khoác bảo kiếm đi trên đường. Một hôm, có một kẻ vô lại hỏi Hàn Tín: “Ngươi khoác bảo kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Có can đảm thì giết ta đi!”
Hàn Tín thầm nghĩ: “Ta giết hắn là việc quá dễ dàng, nhưng sát nhân là phải đền mạng, hơn nữa cũng là việc không đáng.” Người kia liền cười to và nói: “Ngươi không dám giết ta, vậy ngươi phải chui háng ta đi nếu không đừng hòng đi qua!” Trong tiếng cười nhạo của cả đám đông bọn họ, Hàn Tín đã thực sự chui qua háng của kẻ vô lại.







Điển tích Hàn Tín chịu nhục chui háng (Ảnh: internet)

Hàn Tín làm như vậy, không những không có người cho rằng ông nhu nhược mà nhiều người còn cho rằng ông có năng lực nhẫn nại và khả năng kiềm chế cao.
Trong “Lưu Hầu luận”, Tô Thức cho rằng: Thời xưa, người được xưng là dũng sĩ nhất định có tiết tháo hơn người, có thể độ lượng với cả những việc người thường không thể chịu đựng được. Người “hữu dũng vô mưu” khi bị vũ nhục, nhất định sẽ rút kiếm, đây không thể được gọi là dũng sĩ. Dũng sĩ thực sự trong thiên hạ, khi gặp những sự tình bất ngờ đều không bị kinh hoảng, khi vô cớ bị người khác vũ nhục, cũng thấy bình thường, không phẫn nộ. Đây thường là bởi vì họ có ý chí, khát vọng vô cùng lớn, chí hướng cao xa phi thường.
Không có “Dục vọng” chính là “Nhẫn”
Cốt lõi của nho gia là “Nhân”, “Nhân” với “Nhẫn” là cùng âm. Vậy thì, cái gì là Nhân? Khổng Tử nói: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (Tạm dịch: Có thể theo “Lễ” thì là Nhân). Một người nếu muốn trở thành người hành xử theo “lễ” phải thường xuyên kiềm chế bản thân, ước thúc lời nói và hành vi của mình, khiến cho lời nói và hành vi của mình đều phù hợp với yêu cầu của “Lễ”.

Đây là một việc rất khó, kỳ thực trên đời này chiến thắng khó khăn nhất là chiến thắng bản thân mình chứ không phải chiến thắng người khác.

Con người đều có thất tình lục dục. Thất tình theo Nho gia là: hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ác, dục. Thất tình theo Phật giáo là: hỉ, nộ, ưu, cụ, ái, tăng, dục. Thất tình theo Trung y là:  hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh.
Con người khi chìm đắm trong tình và dục, vì mình, trước đủ loại hấp dẫn, trong lợi ích trước mặt, thì có thể nhẫn được không? Rất nhiều người khi mất đi “danh, lợi, tình” sẽ sản sinh ra một loại cảm giác thống khổ, cảm thấy khó có thể chịu đựng được. Kỳ thực, chỉ cần có thể bỏ đi dục vọng, thì sẽ không có loại cảm giác thống khổ này, Nhẫn lúc đó cũng đã thăng hoa.







Câu Tiễn nằm gai nếm mật (Ảnh: internet)

Theo NTDTV chanhkien.org
Mai Trà biên dịch


10 câu chuyện ngắn về bài học làm người giản đơn mà sâu sắc

CÙNG CHỦ ĐỀ

Cuộc sống đôi khi thật đơn giản chứ không phải là điều gì cao siêu hết. Đơn giản chính là trí huệ, cuộc sống đơn giản sẽ mang đến niềm vui, hạnh phúc mà người ta không ngờ tới…

sâu sắc, cuoc song, Bài học, Bài chọn lọc,
Cuộc sống này thật đơn giản
Câu chuyện 1. Một người đi tìm việc làm, trên hành lang đến phòng phỏng vấn thuận tay nhặt mấy tờ giấy rác dưới đất và bỏ vào thùng.
Vị phụ trách phỏng vấn vô tình nhìn thấy, bèn quyết định nhận anh vào làm việc.
Hóa ra để được tưởng thưởng thật là đơn giản, chỉ cần tập rèn luyện những thói quen tốt.
Câu chuyện 2. Cậu bé nọ học việc trong một tiệm sửa xe đạp. Một ngày, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư. Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp.
Những người học việc khác cười nhạo cậu bé dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức.
Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, liền đưa cậu bé về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao.
Hóa ra để thành đạt trong đời thật đơn giản, chỉ cần được làm điều mình thích, vất vả một chút cũng chẳng sao.
Câu chuyện 3. Một em bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ rất đẹp!”
Bà mẹ hỏi: “Ơ, sao con lại khen mẹ như thế?” 
Em bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ… không nổi giận!”.
Hóa ra muốn có một vẻ đẹp khả ái cũng thật đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.
sâu sắc, cuoc song, Bài học, Bài chọn lọc,
Hóa ra muốn có một vẻ đẹp khả ái cũng thật đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.
Câu chuyện 4. Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng.
Bạn bè nói với ông ta: “Ông không cần phải bắt con trai khó nhọc như thế, giống cây này tự nhiên cũng phát triển.” Ông chủ nói: “Tôi dạy dỗ con cái chứ đâu phải tôi chăm cây công nghiệp”.
Hóa ra răn dạy con cái rất đơn giản, cứ để tụi nó chịu khổ chút xíu.
Câu chuyện 5. Một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh: “Làm thế nào tìm được quả bóng rơi vào đám cỏ?
Một người nói: “Bắt đầu tìm từ trung tâm đám cỏ”.
Người khác nói: “Bắt đầu tìm từ nơi chỗ trũng nhất”.
Kẻ khác lại nói: “Bắt đầu tìm từ điểm cao nhất”.
Đáp án huấn luyện viên đưa ra là: “Làm từng bước, từ đám cỏ đầu này đến đầu kia”.
Hóa ra phương pháp để tìm thành công thật đơn giản, cứ tuần tự, đừng nhảy vọt từ số 1 đến số 10.
Câu chuyện 6. Một cửa hàng đèn thường sáng trưng, có người hỏi: “Tiệm của anh dùng loại đèn nào vậy, dùng rất bền”.
Chủ cửa hàng nói: “Đèn bị hư hoài đấy chứ, chẳng qua là chúng tôi thay ngay khi nó bị hư thôi”.
Hóa ra để duy trì ánh sáng thật đơn giản, chỉ cần dám thay đổi là được.
Câu chuyện 7. Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tôi mà ở”.
Con nhái ở bên đường trả lời: “Tôi quen rồi, dọn nhà làm chi cho vất vả”.
Mấy ngày sau nhái ở bên ruộng đi thăm nhái bên đường, nó đã bị xe cán chết, xác nằm bẹp dí.
Hóa ra để được an toàn thật đơn giản, chỉ cần tránh xa lười biếng.
Câu chuyện 8. Có một con gà nhỏ đang tìm cách phá vỏ trứng để chui ra, nó chần chừ e ngại thò đầu ra ngoài ngó nghiêng xem xét sự đời. Đúng lúc đó, 1 con rùa đi ngang qua, gánh trên mình chiếc mai nặng nề.
Thấy thế, con gà nhỏ quyết định rời bỏ cái vỏ trứng ngay lập tức.
Hóa ra muốn thoát ly gánh nặng cũng thật đơn giản, dẹp bỏ cố chấp thành kiến là được.
Câu chuyện 9. Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần; Thượng Đế cho mỗi em một chân đèn và dặn trong lúc chờ Ngài trở lại, hãy giữ cho mấy cái chân đèn luôn sáng bóng.
Một ngày, hai ngày, rồi 1 tuần trôi qua, không thấy Thượng Đế quay trở lại. Tất cả các bé đều bỏ cuộc.
Chỉ có một em bé vẫn lau chùi chân đèn sáng bóng dù cho Thượng Đế không đến. Mọi người đều chê em dại.
Kết quả, chỉ có em được trở thành thiên thần.
Hóa ra để làm thiên thần thật đơn giản, chỉ cần có tấm lòng thật thà tận tụy.
Câu chuyện 10. Chàng thanh niên đến xin làm môn đệ một vị thần.
Đúng lúc ấy, 1 con nghé chui lên từ vũng lầy, toàn thân lấm đầy bùn dơ bẩn.
Vị thần nói với chàng thanh niên: “Con tắm rửa cho nó dùm ta”.
Chàng kinh ngạc: “Con đi học chứ đâu đi chăn trâu?”.
Vị thần nói: “Con không chăm chỉ vâng lời, thì làm môn đệ của ta thế nào được.”
Hóa ra biến thành thần thật đơn giản, chỉ cần một lòng thành thật phục vụ.
Hóa ra cuộc sống cũng rất đơn giản, chỉ cần có thể hiểu được “trân quý, biết đủ, cám ơn” là anh đã có đầy đủ màu sắc của cuộc sống.
Tuệ Tâm, sưu tầm


Lớp học “trải nghiệm cái chết” kỳ lạ tại Hàn Quốc dành cho người muốn tự tử

CÙNG CHỦ ĐỀ


Hàn Quốc đang phải đối mặt với một hiện tượng xã hội gây nhức nhối, đó là hiện trạng tự tử ngày một gia tăng do quá áp lực. Một lớp học “Trải nghiệm cái chết” kì lạ được ra đời nhằm giáo dục cho công dân nước này biết quý trọng mạng sống.

trải nghiệm, lớp học, Hàn Quốc,
Một học viên của lớp học “trải nghiệm cái chết”. Ảnh: Daily Mail
Hệ quả đáng buồn của sự cạnh tranh khắc nghiệt trong xã hội Hàn Quốc, nơi những người trẻ tuổi phải chịu áp lực liên tục nếu muốn đạt được thành công, còn những người ở độ tuổi trung niên và người già thường than phiền về gánh nặng tài chính ngày càng tăng.
Nổi lên như một phương thức kỳ lạ nhằm đối phó với tình trạng này, trường học “trải nghiệm cái chết” đã ra đời, với mục đích dạy cho những học viên chán nản biết trân trọng cuộc sống, thông qua việc cho họ thấy những gì diễn ra nếu cuộc sống của họ kết thúc.
Dịch vụ đặc biệt của Trung tâm Chữa bệnh Hyowon ở thủ đô Seoul đang thu hút ngày càng đông khách hàng. Trong số những học viên, có cả sinh viên và thanh thiếu niên, những người không thể đối phó với áp lực thi cử ở trường, các bậc cha mẹ cảm thấy mình vô dụng sau khi con cái họ bỏ nhà ra đi và những người già sợ trở thành gánh nặng tài chính cho con cái họ.
trải nghiệm, lớp học, Hàn Quốc,
Người đứng đầu Trung tâm Chữa bệnh Hyowon lên trò chuyện với các học viên. Ảnh: Daily Mail
Ngồi giữa những hàng quan tài, các học viên sẽ lắng nghe Jeong Yong-mun, người đứng đầu trung tâm, và cũng là cựu nhân viên công ty tang lễ, giải thích rằng những vấn đề họ đang gặp phải chỉ là một phần của cuộc sống và họ cần chấp nhận điều này và cố tìm ra niềm vui trong những khó khăn.
trải nghiệm, lớp học, Hàn Quốc,
Các học viên của lớp học kì lạ ngồi trong quan tài. Ảnh: Daily Mail
Sau đó, đám tang giả bắt đầu với việc các sinh viên mặc trang phục truyền thống và ôm bức ảnh truyền thần của mình khi nằm trong quan tài. Trước đó, họ đã viết di chúc hoặc soạn thư từ biệt gia đình mình và đọc những lời đó trước cả nhóm. Mục đích của điều này là giúp các học viên suy nghĩ về những đau đớn của người thân họ và cân nhắc quyết định tự tử của mình.
trải nghiệm, lớp học, Hàn Quốc,
Khi giờ chết đến, trưởng nhóm sẽ nói với các học viên rằng “đây là lúc sang thế giới bên kia”. Ảnh: Daily Mail
Nến được thắp sáng, và một người ăn mặc như “tử thần” sẽ bước vào phòng. Các học viên nằm xuống trong chiếc quan tài của họ trước khi nó được “tử thần” niêm phong, lúc này họ phải đối mặt với bầu không khí hư vô của thế giới vĩnh hằng.
trải nghiệm, lớp học, Hàn Quốc,
Sau đó, họ sẽ nằm một mình trong bóng tối bên trong quan tài ít nhất 10 phút, nơi họ có thời gian để nghĩ về cuộc sống của mình từ góc nhìn của một người đã khuất. Ảnh: Daily Mail
trải nghiệm, lớp học, Hàn Quốc,
Những học viên thức dậy sau đó và rời khỏi quan tài đều nói mình cảm thấy “tươi mới” và “được giải thoát” khỏi các rắc rối. Ảnh: Daily Mail
trải nghiệm, lớp học, Hàn Quốc,
Lúc này, người đứng đầu trung tâm Jeong Yong-mun nói chuyện lại với họ một lần nữa: “Bạn đã hiểu được cảm giác của cái chết, nhưng giờ bạn đang sống, vì vậy, các bạn phải chiến đấu”!. Ảnh: Daily Mail
Hàn Quốc đã đạt được bước nhảy vọt, từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 toàn cầu trong vài thập kỷ qua. Nhưng sự bùng nổ tài chính nhanh chóng cũng có cái giá của nó. Sự thay đổi nhanh chóng về ý thức hệ, từ tập thể đến chủ nghĩa cá nhân, và những thay đổi trong cấu trúc các gia đình truyền thống đã khiến nhiều người cảm thấy bị cô lập và cô độc.
Có dưới 1/3 người dân Hàn Quốc vẫn tin rằng họ nên hỗ trợ tài chính cho những người thân cao tuổi, theo Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết.
Trong khi đó, người già ngày càng lo lắng về việc trở thành một gánh nặng, số người cao tuổi tự tử ở nước này hiện cao gấp 4 lần so với mức trung bình tại các quốc gia phát triển khác.
Chỉ có một quốc gia trên thế giới có tỷ lệ tự tử cao hơn Hàn Quốc là Guyana. Cứ mỗi 100.000 người tại quốc gia nhỏ bé ở Nam Mỹ này lại có trung bình 44,2 vụ tự tử. Tại Hàn Quốc, con số tương ứng là 28,9 vụ, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo TT&VH

Trời xanh có mắt, giữ tâm trong sạch sẽ được phúc báo

CÙNG CHỦ ĐỀ


Một tấm lòng trong sạch sẽ không thể bị vấy bẩn dù trong bất kì tình huống nào, ôm giữ thiện lương để không thẹn với đất trời, chứ tuyệt không thể vì danh lợi mà giả nhân giả nghĩa.

tấm lòng trong sạch, nhân quả thiện báo, làm người tốt, giúp đỡ người khác,
Ngày xưa, có một thư sinh gia cảnh nghèo nàn mang theo một tiểu đồng lên kinh thành ứng thí. Trên đường đi, chàng bỗng thấy một thanh niên nằm bất tỉnh bên đường, bèn tiến đến xem tình hình thế nào thì phát hiện người này đã đột nhiên phát bệnh và qua đời.
Người thư sinh mở tay nải người thanh niên mang theo người, bên trong chỉ có vài quyển sách và 10 nén vàng. Tiểu đồng thấy bốn bề vắng vẻ lại cũng trông thấy số tiền kia, mới khuyên chàng lấy chúng làm của riêng, đi rồi thì chẳng ai biết.
Vừa nghe xong chàng thư sinh liền nghiêm mặt nói: “Đã làm người thì không được làm chuyện trái với lương tâm, ta sao có thể làm chuyện như thế”.
Người thư sinh quyết định sau khi hoàn tất việc thi cử sẽ đi tìm người nhà của chàng trai trẻ kia, vì thế chàng lấy ra 1 nén vàng, rồi sai tiểu đồng đi mua một cỗ quan tài và chôn cất người đó cùng với những tiền vật của anh ta.
Lạ lùng thay! Khi thư sinh vừa đến kinh thành, một con tuấn mã màu trắng cứ kè kè bám theo, đuổi thế nào cũng không đi. Thư sinh vô cùng kinh ngạc, cảm thấy bên trong ắt có nguyên do, liền lên ngựa mặc kệ nó chạy băng băng đi. Con ngựa trắng đến một cánh cổng lớn nơi bốn bề vắng vẻ thì dừng lại. Sau khi nói chuyện qua lại với người chủ nhà, chàng mới hiểu rõ ngọn ngành.
Thì ra người thanh niên anh gặp trên đường chính là công tử nhà này, phụ thân anh ta từng làm quan nhất phẩm triều đình, con ngựa trắng kia là vật cưỡi của anh. Người nhà đang lo lắng vì không tìm ra vị công tử này. Thư sinh nghe qua, mới nói cho họ biết rằng vị công tử đã qua đời rồi chỉ nơi chôn cất người và tiền. Người nhà họ theo sự chỉ dẫn đã tìm ra, quả nhiên tiền vật vẫn còn đủ.
Phụ thân của vị công tử này vì cảm mến ân đức của thư sinh, lại thêm phần yêu thích phẩm hạnh của chàng, liền viết thư tiến cử lên Hoàng thượng. Về sau, chàng lên đến chức Tể tướng trong triều.
Đây quả là một tấm lòng chính trực! Có thể trước mắt bao nhiêu người, rất nhiều người sẽ không nổi niệm đầu tham lam, hay ít nhất cũng chế ước được.Thế nhưng ở chỗ không người biết mà vẫn giữ được tâm như vậy thì mới đáng là trân quý. Sự thật là trời xanh có mắt! Việc làm chính trực của thư sinh chẳng phải đã nói lên tất cả?
Khai Tâm, dịch từ Epochtimes.com


Chồng hầu tòa vì nghi bắt vợ ngủ với hơn 2.700 đàn ông

Một người đàn ông ở Pháp vừa phải ra hầu tòa vì tội bắt vợ ngủ với hàng nghìn đàn ông để kiếm tiền trong suốt 4 năm. 

chong-hau-toa-vi-nghi-bat-vo-ngu-voi-hon-2700-dan-ong
Ảnh minh họa: prostitutionrecovery.org
Người chồng 54 tuổi, không được tiết lộ danh tính vì lý do pháp lý, được cho là thu về khoảng 7.700 USD một tháng bằng việc bắt vợ ngủ với những gã đàn ông khác.
Theo Mirror, địa điểm nơi người vợ hàng ngày phải phục vụ "khách" diễn ra tại chính ngôi nhà mà cặp vợ chồng đang sống chung với đứa con 5 tuổi ở khu vực ngoại ô Meaux, phía bắc thủ đô Paris. 
Tại phiên xét xử hôm 22/10, người đàn ông 54 tuổi khai ông ta và các con thường ngồi chờ trong ôtô gia đình bên ngoài nhà trong lúc bà vợ 46 tuổi gặp gỡ những khách hàng mà ông ta gạ gẫm, lôi kéo qua mạng. 
Cả hai vợ chồng đều bị bắt vào tuần trước, nhưng chỉ có người chồng bị buộc tội do các công tố viên tin rằng bà vợ bị ông ta bóc lột, hành hạ. Suốt 4 năm, người vợ đã phải ngủ với 2.742 người đàn ông khác. 
Emmanuel Dupic, đại diện ủy ban công tố, nói: "Bị cáo luôn gây áp lực tinh thần lên vợ, không cho phép bà ấy từ chối phục vụ những khách khó tính và sử dụng bạo lực". 
Mại dâm là hoạt động hợp pháp ở Pháp, nhưng các hành vi như môi giới, mua bán hoặc chủ chứa mại dâm lại trái với pháp luật. Người chồng có khả năng sẽ phải ngồi tù 10 năm, tuy nhiên hiện ông ta tạm thời được tại ngoại. 
Hướng Dương

Putin: 'Nếu buộc phải đánh nhau, hãy tung cú đấm đầu tiên'

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua nói về tuổi thơ tại Leningrad và bài học ông áp dụng với chiến dịch chống khủng bố ở Syria. 

Ông Putin phát biểu tại phiên khai mạc Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi. Ảnh: Reuters
Ông Putin phát biểu tại phiên khai mạc Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi. Ảnh: Reuters
Tổng thống Putin hôm qua so sánh chiến dịch chống khủng bố ở Syria với tuổi thơ của ông ở Leningrad. "Cách đây 50 năm, những con phố Leningrad dạy tôi một điều: Nếu một trận đánh là không thể tránh khỏi, hãy tung cú đấm đầu tiên", Pravda dẫn lời tổng thống Nga nói. Tuyên bố của ông Putin được đưa ra tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai tại thành phố Sochi. 
Tuy nhiên, ông đảm bảo rằng Nga không định mở rộng chiến dịch ra Iraq. "Không có kế hoạch đó, bởi chúng tôi không nhận được yêu cầu của chính phủ Iraq", ông nói. 
Theo Business Insider, ông Putin có tuổi thơ khó khăn tại Leningrad (nay là St. Petersburg). Do đó, tuổi thơ vẫn theo ông và đến nay tiếp tục định hình quan điểm với các cuộc chiến, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố. 
Nga bắt đầu không kích nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria từ ngày 30/9, theo yêu cầu của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, phương Tây nghi ngờ Nga tấn công các nhóm đối lập với chính quyền Assad để hỗ trợ đồng minh, điều Moscow bác bỏ. 
Trọng Giáp
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét