Tin tức chuyên ngành

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Từ cuộc tiếp đãi của Anh quốc với ông Tập Cận Bình: Thông điệp muốn quy phục

Anh Quốc chọn đặt những vụ đầu tư của Trung Quốc lên trước cả nhân quyền và an ninh quốc gia, và được phía Bắc Kinh ca ngợi như là một mối hợp tác kiểu mẫu.

on his first state visit to the UK in London on Oct. 20, 2015.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Nữ hoàng Elisabeth Đệ nhị trên xe ngựa dùng trong nghi thức nghênh đón tân vương, đi trên đại lộ The Mall sau nghi lễ đón tiếp ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Luân Đôn ngày 20 tháng 10 năm 2015 (Yui Mok/WPA Pool/Getty Images)

Từ khi đến Anh Quốc vào ngày 20 tháng 10, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình luôn được nghênh đón như một ông vua. Với sự lọng trọng nhất mà Anh Quốc có thể làm, ông Tập được đón mừng bằng kỵ binh, bước trên thảm đỏ cùng với nữ hoàng và được chiêu đãi một bữa quốc tiệc xa xỉ.

Thủ tướng Anh David Cameron và Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đã kỳ công nhắn gửi cho Trung Quốc một thông điệp rằng đầu tư từ Trung Quốc sẽ ở vị trí số một – trên các mối quan tâm về nhân quyền, và thậm chí trên cả những cân nhắc tới an ninh quốc gia.

Một số đầu tư và giao dịch thương mại đã được lên kế hoạch: gồm việc cho phép các công ty Nhà nước Trung Quốc giữ một vai trò trong việc xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân của Anh Quốc. Còn những mối quan tâm từ cơ quan tình báo được đặt ra ngoài trọng tâm.

Trước toàn bộ việc này, Anh Quốc bị các nhà phân tích chỉ trích mạnh mẽ ở nhiều khía cạnh liên quan, vì họ thấy đó là sự nịnh bợ không cần thiết và thiếu nguyên tắc trong việc quỳ gối trước những đồng tiền của Trung Quốc.

Jeams McGregor, một nhà tư vấn kinh doanh và một tác giả nổi tiếng, mô tả cách tiếp cận của Anh Quốc như giống như hành động của “chú cún đang khao khát cái gì đó”. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông nói thêm rằng: “Trung Quốc không tôn trọng những người nịnh hót họ”.

Trung Quốc có thể không tôn trọng Anh Quốc, nhưng theo một phân tích của một tạp chí của chính phủ, thì sự nịnh bợ chính là điều mà Trung Quốc muốn Anh Quốc thể hiện.

Sự công nhận từ quốc tế

Các tờ báo Nhà nước và các tờ báo cổ phần Nhà nước của Trung Quốc đã tràn ngập những lời ca tụng phía Anh Quốc và các chính sách họ dành cho Trung Quốc trong ít ngày qua.

Tân Văn Xã Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của chế độ Trung Quốc chuyên tuyên truyền đối ngoại đã khuyên các nghị sỹ của Anh Quốc nên “có tầm nhìn xa, tiếp tục là những người thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ Trung–Anh, là những người đóng góp vào mối tình hữu nghị Trung–Anh, là những người ủng hộ của sự hợp tác giữa hai nước…”

Kênh thông tấn nhà nước chính thức, Tân Hoa Xã còn làm một bài thơ tình dài 1300 chữ về mối quan hệ Trung–Anh.

Cấu trúc và các mối quan hệ giữa các cường quốc đang trải qua một sự cải tổ.
— Truyền hình Phượng Hoàng

“Từ Cung điện Buckingham cho tới Tòa nhà Quốc hội Anh, những âm thanh của mối hợp tác hữu hảo được xướng lên khắp Anh Quốc”, Tân Hoa xã viết: “Từ ‘thời kỳ hoàng kim’ sôi động trong mối quan hệ giữa hai nước, cho tới 103 phát súng chào mừng lãnh đạo Trung Quốc lần này đã thể hiện sự nồng nhiệt không thể quên trong mối quan hệ song phương.”

Thậm chí Bộ trưởng Quốc phòng Anh Quốc còn gây ấn tượng bằng một giọng điệu tương tự: “7 đoàn quân nhạc và 10 đơn vị quân sự đã tham gia chuẩn vị cho những sự kiện ở London trong nhiều tuần”.

Ông Bộ trưởng Quốc phòng lưu ý rằng sự chuẩn xác về mặt thời gian là “không chê vào đâu được”, đó là màn chào mừng bằng đại bác “được bắn đúng thời điểm chủ tịch Trung Quốc bước xuống ô tô riêng và đặt chân lên bậc thang đầu tiên của Cung điện Hoàng gia ở Tổng hành dinh quân đội Anh”.

Christopher Ford, một học giả và là tác giả của hai cuốn sách về tư tưởng chính sách đối ngoại của Trung Quốc nói rằng cách tiếp đón này đúng y như cách mà Trung Quốc muốn các nước khác đối đãi với họ.

Ông Ford viết trong email rằng: “Sự công nhận của quốc tế là thứ mà chế độ Đảng–Nhà nước của Trung Quốc thiết tha tìm kiếm và thậm chí dù chỉ là một dấu hiệu kính trọng mơ hồ và gây tranh cãi nhất từ phương tây dành cho Trung Quốc cũng luôn luôn được làm nổi bật trong tuyên truyền của họ”.

Catherine, Duchess of Cambridge, Chinese leader Xi Jinping (C) and Britain's Queen Elizabeth II attend a state banquet at Buckingham Palace on Oct. 20 in London. (Dominic Lipinski - WPA Pool /Getty Images)
Catherine, nữ Công tước xứ Cambridge, chủ tịch nước Trung Quốc (giữa) và nữ hoàng Anh Elizabeth II (ảnh của Dominic Lipinski – WPA Pool /Getty Images)

“Các lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng rất sung sướng khi nhìn thấy chính quyền Anh Quốc, những người từng dễ dàng đánh bại triều đại nhà Thanh bằng chiến hạm vào năm 1842, nay tự họ quỵ gối muốn nhanh chóng ôm lấy Trung Hoa”, ông nói tiếp.

Một trong những khẩu hiệu lặp lại trong các bài phóng sự nhà nước là mối quan hệ với Anh Quốc hiện nay là hình mẫu cho ý tưởng vốn gây nhiều tranh luận nhằm liên kết Trung Quốc với thế giới bên ngoài.

Ý tưởng được gọi là “mô hình mới về mối quan hệ với các nước lớn” này đã được chính quyền Obama xem xét thận trọng. Các chuyên gia nói rằng tính mơ hồ bề ngoài của nó gây hiểu lầm rằng các quốc gia trong mối quan hệ sẽ chiều theo lợi ích của Trung Quốc trong các vấn đề chính, như các tuyên bố lãnh thổ trên biển Đông, thậm chí họ phải đánh đổi các giá trị cốt lõi của mình.

Nhưng, theo một bình luận trên thời báo lý thuyết của Đảng là Tìm kiếm Sự thật: “Mối quan hệ Anh–Trung đã trở thành một hình mẫu cho kiểu quan hệ mới giữa các nước lớn”.

Theo XiaYeliang, một học giả về Trung Quốc ở Viện Cato ở thủ đô Washington Mỹ,  cho hay, cái ôm của Anh Quốc – một nước có vị thế của một quốc gia quyết định trên trường quốc tế – thể hiện cái bóng của mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong suốt thời kỳ Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, và cái ôm này có vẻ liên quan tới sự cự tuyệt của Mỹ với Trung Quốc.

Không có điều gì trên thế giới này cảm động hơn những xúc cảm tốt đẹp.
— Tân Hoa Xã

Qua phỏng vấn trên điện thoại, ông Xia nói: “Trung Quốc luôn luôn muốn thành lập cái gọi là mối quan hệ trọng yếu với Mỹ. Mối quan hệ đó mang ý nghĩa là Trung Quốc sẽ không còn phải làm theo các nguyên tắc nữa, mà họ sẽ tạo ra các nguyên tắc. Trung Quốc nghĩ rằng chỉ các nước lớn mới nên tạo ra các nguyên tắc, và có tiếng nói quyết định hơn các nước khác”.

Dù vậy, trong chuyến thăm gần đây của ông Tập Cận Bình tới Mỹ, sự tiếp đãi của Mỹ dường như đặc biệt không đáp ứng hi vọng của Trung Quốc, vì Mỹ không muốn mối quan hệ “giữa các nước trọng yếu” với Trung Quốc.

Theo tin được đưa, chính quyền Obama cũng suýt từ chối chuyến thăm của Trung Quốc, vì họ tức giận với các chến dịch tấn công mạng khổng lồ của Trung Quốc.

Cũng luôn có những than phiền về việc tiến hành các hoạt động hàng hải của Hải quân Mỹ trên biển Đông, nơi mà quân đội Trung Quốc ra yêu sách chủ quyền với việc xây dựng các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự trên đó.

‘Những lời gièm pha’

Đoàn tùy tùng của ông Tập Cận Bình cũng thường xuyên là đối tượng của những người kháng nghị mang theo biểu ngữ (như những người kháng nghị cho Pháp Luân, người của tổ chức Ân xá Quốc tế, của tổ chức Giải phóng Tây Tạng), và ít nhất một lần đoàn tùy tùng đã bị họ chặn lại. “Người Trung Quốc cảm thấy xấu hổ trước điều đó”, ông Xia nói.

Trong khi đó, sự tiếp đón của chính quyền Anh Quốc cho thấy một sự trái ngược hoàn toàn. Nhiều nhóm người được huy động để ca ngợi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, làm át tiếng nói của những người phản đối, còn giọng điệu của chính quyền Anh Quốc thì là phục tùng và hợp tác.

Các quan chức Mỹ đã lo lắng trước sự thay đổi của các đồng nghiệp Anh. “Điều làm chúng tôi lo ngại là nó được thực hiện mà gần như không hề có sự tham vấn với Mỹ”, một cựu quan chức chính phủ nói với tạp chí Fiancial Times. Mỹ và Anh vẫn là đồng minh tình báo và quân sự quan trọng, nhưng có những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này thậm chí có thể thay đổi.

Trung Quốc có vẻ thèm muốn một cơ hội như vậy. “Trong chính sách ngoại giao của nước Anh hướng tới Trung Quốc có thể được thấy sự tái định hình lại trật tư thế giới”, theo một đoạn trong tuyên bố của ban biên tập của đài truyền hình Phượng Hoàng, một công ty truyền thông thân Bắc Kinh có quan hệ chặt chẽ với cơ quan tình báo Trung Quốc. “Cấu trúc và các mối quan hệ giữa các cường quốc đang trải qua một sự cải tổ”.

Tất cả điều này thậm chí còn mang lại cho nước Anh biệt hiệu được họ khao khát là “zhengyou–tranh hữu” của Trung Quốc, theo một tuyên bố trên một bài xã luận của đài Phượng hoàng.

Prince William, Duke of Cambridge and Chinese leader Xi Jinping attend an event at Lancaster House on Oct. 21 in London. (Heathcliff O'Malley - WPA Pool /Getty Images)
Thái tử William, công tước xứ Cambridge và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia một sự kiện ở tòa nhà Lancaster ở London vào ngày 21/10 (Ảnh của Heathcliff O’Malley – WPA Pool /Getty Images )

Thuật ngữ zhengyou lần đầu tiên được biết tới công chúng bởi cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd; nó nói đến một tình bạn mà ở đó sự chia sẻ thật lòng các ý kiến và sự phê bình là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại Trung Quốc không quá thích một người bạn hay phê phán như Australia. Trong khi đó, Anh Quốc đã không dành cho Trung Quốc bất kỳ một sự chỉ trích nào.

“Chính xác là bởi vì Anh Quốc không nêu lên bất kỳ sự chỉ trích nào nên họ mới được gọi là một zhengyou”, Xia Yeliang cho hay.

Nhưng Trung Quốc có vẻ như có định nghĩa khác cho thuật ngữ trên so với người bên ngoài. Tân Hõa Xã viết: “Sự phát triển hứa hẹn của mối quan hệ Trung–Anh đến từ sự thấu hiểu, giúp đỡ lẫn nhau và tình bạn của nhân dân hai nước”, “Không có điều gì trên thế giới này cảm động hơn những xúc cảm tốt đẹp”.

Đối với những người nghĩ rằng Anh Quốc đang bán rẻ những lợi ích lâu dài cho những đồng tiền ngắn hạn của Trung Quốc, thì Phượng hoàng, một kênh truyền thông thân Trung Quốc có đáp lại rằng: “Nhiều kênh truyền thông đã chỉ trích chính sách ngoại giao của Anh Quốc với Trung Quốc như là “sự quỵ lụy”, nhưng trong đó có một tâm gièm pha, ghen tỵ với mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc.

 Tác giả: Matthew Robertson, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn

(Việt Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét